Nguyên nhân hình thành hội chứng sợ chết là gì?

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi sống đến tuổi nào đó, chúng ta đều sẽ phải ra đi. Đó là quy luật tự nhiên không thể thay đổi được. Bởi vậy, bạn khao khát được sống, lo sợ cái chết là chuyện bình thường. Thế nhưng, nỗi sợ đó cứ luôn hiện hữu, làm mất nhiều thời gian của bạn thì chứng tỏ bạn đã mắc hội chứng sợ chết.

 

Hội chứng sợ chết là gì?

Hội chứng sợ chết là gì?

 

Hội chứng sợ chết là gì?

   Nỗi sợ chết là một cảm xúc bình thường của con người. Nó sẽ tăng lên khi bạn gặp phải các tình huống nguy hiểm đe dọa tính mạng như gặp tai nạn, bị bệnh hiểm nghèo, tuổi cao… Tuy nhiên, nỗi sợ này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

   Còn đối với hội chứng sợ chết Thanatophobia, đó là tình trạng mà một người luôn sợ hãi, suy diễn quá mức phi lý về cái chết của bản thân hoặc quá trình chết.

   Thanatophobia được xem như một dạng rối loạn lo âu, ám ảnh sợ hãi với một điều cụ thể ( rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu) .

 

Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ chết

   Các dấu hiệu của những người mắc chứng sợ chết bao gồm:

Triệu chứng về cảm xúc

  • Nỗi sợ hãi tột độ, lo lắng, bất an về cái chết. Những cảm xúc này thường kéo dài tối thiểu 6 tháng. Đây cũng là dấu hiệu điển hình nhất của người bị chứng sợ chết.
  • Cảm giác sợ hãi dữ dội hơn khi nhìn thấy hình ảnh chết chóc hoặc đang trong tình huống bị đe dọa về tính mạng.

 

Người bị chứng sợ thường có cảm giác sợ hãi dữ dội khi nhìn thấy hình ảnh chết chóc

Người bị chứng sợ thường có cảm giác sợ hãi dữ dội khi nhìn thấy hình ảnh chết chóc

 

  • Xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực khác như: Tức giận, cảm thấy tội lỗi, buồn bã, chán chường, tuyệt vọng, đôi lúc khóc lóc không rõ lý do.
  • Cảm giác lạc lõng, cô đơn giữa xã hội.
  • Luôn lo nghĩ về phản ứng và thái độ của gia đình, bạn bè, người thân đối với việc họ sẽ ra đi.

Triệu chứng về nhận thức

  • Dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về cuộc sống, tương lai.
  • Liên tưởng về việc bản thân sẽ chết như thế nào, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể của mình sau khi mình chết đi.
  • Tự tưởng tượng hàng loạt các hình ảnh, bức tranh về cái chết và khó thoát ra được sự u ám đó.

Triệu chứng về thể chất

   Khi đối diện với cái chết hoặc các yếu tố có liên quan thì cơ thể sẽ xuất hiện hàng loạt các triệu chứng gồm có:

  • Buồn nôn
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Tay chân run rẩy
  • Tim đập nhanh
  • Hơi thở ngắn, thở gấp
  • Đau tức ngực
  • Đau dạ dày
  • Nghẹt thở, thậm chí ngất xỉu

Triệu chứng về hành vi

  • Có xu hướng tránh né hầu hết mọi tác nhân có liên quan đến cái chết, chẳng hạn như các tin tức về chết chóc, những hình ảnh chiến tranh…
  • Cố gắng hạn chế có mặt trong các tình huống mà bản thân cho là nguy hiểm, có thể tử vong như đi máy bay, di chuyển bằng các phương tiện giao thông trên đường, không đi chơi xa…
  • Áp dụng các biện pháp không lành mạnh, không được kiểm chứng để phòng ngừa đau ốm, bệnh tật.
  • Khi sức khỏe không được đảm bảo, họ có thể trở nên kích động, bi quan dẫn đến mất kiểm soát hành vi.
  • Tự cô lập bản thân, tách biệt mình với xã hội và không còn cảm thấy hứng thú với bất kỳ các hoạt động nào xoay quanh cuộc sống.

   Tùy vào mỗi đối tượng và mức độ nghiêm trọng của chứng sợ chết mà người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau.

 

Nguyên nhân hình thành hội chứng sợ chết là gì?

Nguyên nhân hình thành hội chứng sợ chết là gì?

 

Nguyên nhân hình thành hội chứng sợ chết

   Hội chứng sợ chết có thể hình thành từ các nguyên nhân như:

  • Phải đối diện với những căn bệnh hiểm nghèo, những tình huống thập tử nhất sinh.
  • Trải nghiệm tồi tệ từng xảy ra trong quá khứ có liên quan đến cái chết thương tâm như mất người thân, chứng kiến chuyện chết chóc đau lòng…
  • Người có tính cách hay lo lắng, suy nghĩ nhiều và có lòng tự trọng thấp sẽ nhạy cảm hơn với cái chết.
  • Làm việc trong các môi trường tiếp xúc nhiều với sự chết chóc như bác sĩ, y tá, điều dưỡng, quản lý nhà xác, nhân viên lễ tang…
  • Mắc phải các hội chứng ám ảnh sợ hãi khác như sợ độ cao, sợ ma, sợ không gian hẹp… cũng có thể phát triển thành Thanatophobia.

   Hội chứng sợ chết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe con người. Nó khiến bạn chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực, luôn lo lắng, sợ hãi, làm rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tập trung. Từ đó, kết quả học tập và công việc đều giảm.

   Đặc biệt, Thanatophobia kéo dài còn tăng nguy cơ khởi phát các bệnh tâm lý như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu lan tỏa.

 

Cách vượt qua chứng sợ chết là gì?

   Để chẩn đoán hội chứng sợ chết, thông thường bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng, biểu hiện đặc trưng của người bệnh. Tùy mức độ nghiêm trọng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp điều trị thích hợp.

   Những giải pháp điều trị cho người mắc chứng sợ chết bao gồm:

Tâm lý trị liệu

   Tâm lý trị liệu là biện pháp mang lại hiệu quả cao đối với người chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể, đặc biệt là chứng sợ chết. Liệu pháp này sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để tác động vào nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc của con người. Mục đích chính là giúp họ nhận biết, điều chỉnh lại những cảm nhận, hành động chưa phù hợp.

 

Trị liệu tâm lý thường mang lại cao hiệu tốt cho người sợ chết

Trị liệu tâm lý thường mang lại cao hiệu tốt cho người sợ chết

 

   Một số liệu pháp tâm lý thường được áp dụng gồm có:

  • Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT): Chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện trực tiếp với người bệnh, từ đó đưa ra lời khuyên cho họ.
  • Liệu pháp tiếp xúc: Người bệnh được tiếp xúc với những yếu tố gây sợ hãi với từng mức độ khác nhau. Sau đó, chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn cách để kiểm soát và khống chế nỗi sợ hãi, nhằm giúp bệnh nhân vượt qua được chính nỗi sợ của mình.

   Ngoài ra, các chuyên gia có thể kết hợp thêm nhiều liệu pháp khác như thôi miên, liệu pháp nhóm để gia tăng hiệu quả điều trị.

Sử dụng thuốc

   Với trường hợp nỗi sợ chết biểu hiện một cách dữ dội và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu.

   Tuy nhiên, các thuốc này đều có nhiều tác dụng phụ hại đến gan thận. Bởi vậy, bạn nên kết hợp với sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để thư giãn tinh thần hiệu quả và an toàn hơn.

   Những thông tin về hội chứng sợ chết đã được chúng tôi trình bày chi tiết ở bài viết trên. Nếu còn thắc mắc vấn đề gì, mời các bạn liên hệ chuyên gia tâm lý theo số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính để được giải đáp.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Làm thế nào để giới trẻ cân bằng giữa việc học, công việc và cuộc sống cá nhân?

Thế giới luôn vận động và thay đổi từng giờ, từng phút. Muốn không bị bỏ lại, con người buộc mình phải học tập, làm việc không ngừng. Và để thực hiện được điều đó, nhiều khi thứ chúng ta mang ra đánh đổi chính là thời gian cho những nhu cầu hạnh phúc cá nhân của mình.

Hội chứng sợ sinh con: Nỗi sợ thầm kín của người phụ nữ

Để hoàn thành thiên chức làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua “cửa sinh tử” vượt cạn với cơn đau đẻ khủng khiếp. Mức độ đau dữ dội khiến nhiều người ám ảnh, lo lắng, sợ hãi, dần hình thành hội chứng sợ sinh con. 

Phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm

Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai dạng rối loạn tâm thần phổ biến trên thế giới với những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa các triệu chứng của hai dạng rối loạn tâm thần này.

Người già và nỗi lo âu bệnh tật

Nỗi lo bệnh tật là một trong những nỗi lo lớn nhất của người cao tuổi, bởi tuổi già thường gắn liền với bệnh tật. Theo thống kê, 67,2% người cao tuổi ở Việt Nam có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi