Kiệt quệ cảm xúc: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phục hồi

Mục lục [Ẩn]

 

    Trong cuộc sống hiện đại này, có rất nhiều yếu tố gây tác động tiêu cực đến cảm xúc của chúng ta như vấn đề bất ổn xã hội, áp lực công việc cao, căng thẳng tài chính hoặc phải chăm sóc, nuôi dạy con cái... Sau một thời gian căng thẳng kéo dài, chúng ta rất dễ rơi vào tình trạng kiệt quệ cảm xúc.

 

Bạn có đang kiệt quệ cảm xúc không?

Bạn có đang kiệt quệ cảm xúc không?

 

Kiệt quệ cảm xúc là gì?

   Kiệt quệ cảm xúc là trạng thái cảm xúc bị rối loạn do căng thẳng tích tụ nhiều, thường xảy ra sau một giai đoạn áp lực trong cuộc sống, khiến một người cảm thấy choáng ngợp trước những yếu tố gây căng thẳng. Điều này khiến họ nghĩ rằng bản thân không có đủ khả năng để kiểm soát cuộc sống.

   Trên thực tế, tình trạng kiệt quệ cảm xúc không xảy ra một cách đột ngột mà sẽ hình thành sau một quãng thời gian dài, tuy nhiên mọi người lại không để ý đến những dấu hiệu cảnh báo của chúng. Điều này dẫn đến cuối cùng, sự căng thẳng thích tụ sẽ gây ra tình trạng quá tải, mệt mỏi về tinh thần.

 

Dấu hiệu cảnh báo sự kiệt quệ cảm xúc

   Tùy vào từng người mà sự kiệt quệ cảm xúc có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống cá nhân, xã hội và nghề nghiệp.

   Dưới đây là một số dấu hiệu bạn cần lưu ý:

  • Các triệu chứng về cảm xúc: Sự thờ ơ hoặc tê liệt cảm xúc, khó chịu, khóc, không thể kiểm soát được cảm xúc, thiếu động lực, lo lắng,...
  • Các triệu chứng thể chất: Đau mãn tính, đau đầu dai dẳng, căng cơ, thay đổi khẩu vị, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,...
  • Giảm năng suất: Sự kiệt quệ cảm xúc thường khiến một người bị thiếu năng lượng, từ đó dẫn đến giảm năng suất làm việc.
  • Khả năng tập trung kém hơn.
  • Mất hứng thú với những điều từng yêu thích.
  • Khó hòa nhập với người khác.
  • Cảm giác thất bại: Họ liên tục nghi ngờ khả năng của mình, tự phê bình và nghĩ rằng mình kém cỏi.

 

Nguyên nhân gây kiệt quệ cảm xúc

   Như đã nói ở trên, sự kiệt quệ cảm xúc thường bắt nguồn từ những căng thẳng trong cuộc sống, như:

  • Áp lực công việc, mất cân bằng công việc - cuộc sống.
  • Căng thẳng tài chính.
  • Áp lực học tập.
  • Áp lực khi nuôi dạy con cái.
  • Sự đau buồn khi mất người thân.

   Ngoài ra, chúng còn phụ thuộc vào:

  • Khả năng chịu đựng của một người trước áp lực.
  • Sự hỗ trợ về mặt tinh thần của gia đình hoặc bạn bè: Nếu thiếu sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, bạn sẽ cảm thấy bị cô lập, khó đương đầu với khó khăn.
  • Khả năng kiểm soát cuộc sống.
  • Khả năng chăm sóc bản thân: Việc bỏ qua các nhu cầu về sức khỏe thể chất và tinh thần sẽ khiến bạn dễ bị kiệt quệ cảm xúc hơn.

 

Tác động của sự cạn kiệt cảm xúc

    Sự kiệt quệ cảm xúc có thể tác động đáng kể đến nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, như:

  • Về mặt thể chất: Kiệt quệ cảm xúc làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, khiến bạn khó ngủ dù cảm thấy mệt mỏi. Giấc ngủ kém gây suy giảm chức năng miễn dịch, khiến con người dễ mắc bệnh hơn và thời gian phục hồi chậm hơn. Ngoài ra, các triệu chứng kiệt quệ cảm xúc được thể hiện trên thể chất như mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hóa,...
  • Ảnh hưởng đến cảm xúc: Nếu sự kiệt sức về mặt cảm xúc không được khắc phục kịp thời, bạn sẽ dễ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,...
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Kiệt quệ cảm xúc làm giảm khả năng kết nối với người khác về mặt cảm xúc, giảm khả năng tương tác, thấu hiểu và đồng cảm, dễ dẫn đến xung đột, hiểu lầm và khoảng cách trong các mối quan hệ.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Sự kiệt quệ cảm xúc gây ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, khiến một người khó ghi nhớ, tập trung và đưa ra quyết định, điều này có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, công việc.

 

Làm thế nào để phục hồi sau khi kiệt quệ cảm xúc?

   Sống chậm lại và kết nối với người khác là cách giúp bạn nạp lại năng lượng hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

Lên danh sách các nguyên nhân gây căng thẳng

   Đôi khi, chính chúng ta cũng không thể nói rõ lý do tại sao bản thân mình cảm thấy căng thẳng, điều này khiến bạn không biết phải kiểm soát căng thẳng từ đâu. Thay vì để những lo lắng cứ thế xâm chiếm tâm trí, việc lên danh sách những yếu tố gây căng thẳng cho bạn sẽ rất hữu ích. Dựa vào danh sách, bạn sẽ nắm được những yếu tố nào đang khiến cho bản thân mình cảm thấy căng thẳng, kiệt quệ, từ đó có kế hoạch để giải quyết chúng một cách hữu ích hơn.

Kết nối với bạn bè và gia đình

   Cảm giác kiệt quệ cảm xúc có thể khiến chúng ta tự cô lập bản thân, từ đó chúng ta lại càng trở nên chán nản và mệt mỏi hơn. Để tránh điều này, bạn nên cố gắng kết nối với người khác bất cứ khi nào có thể, đặc biệt là người thân và bạn bè. Bạn hãy cho phép bản thân chia sẻ những cảm xúc của mình, biết đâu bạn sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích hoặc sự giúp đỡ của họ thì sao. Nếu như họ không thể đưa ra lời khuyên hay sự giúp đỡ thì việc nói được ra những gì đang đè nén trong lòng cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Thay đổi những suy nghĩ

   Cảm xúc luôn song hành với tư duy, do đó việc thay đổi suy nghĩ cũng sẽ giúp bạn cải thiện cảm xúc một cách đáng kể, ví dụ:

  • Tập trung vào những gì đang thuận lợi trong cuộc sống hơn là những gì trái ý muốn.
  • Sống với thực tại thay vì tập trung vào quá khứ đã qua hoặc cố gắng dự đoán tương lai.
  • Thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực hoặc mang tính thích ứng cao hơn.
  • Tránh so sánh bản thân với người khác.

Thực hành điều tiết cảm xúc

   Khi căng thẳng, bạn hãy thực hiện các kỹ thuật giảm căng thẳng như hít thở sâu, thiền, chánh niệm để quản lý cảm xúc một cách lành mạnh, ngăn ngừa tình trạng kiệt sức về mặt cảm xúc và thúc đẩy sức khỏe tổng thể.

   Bên cạnh đó, bạn nên dùng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giảm căng thẳng hiệu quả. BoniBrain là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có các thành phần từ tự nhiên như thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo âu, căng thẳng, buồn rầu.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

 

   Sản phẩm BoniBrain rất phù hợp với những người bị căng thẳng, stress kéo dài, mất ngủ do căng thẳng, người phải lao động trí óc cường độ cao, người hay có những cảm xúc buồn bã, chán nản, lo lắng quá mức, mất năng lượng và hứng thú trong cuộc sống.

Lựa chọn lối sống lành mạnh

   Sống một cuộc sống lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như tăng cường khả năng phục hồi. Bạn có thể thực hiện những cách như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, giàu trái cây, rau, ngũ cốc và các thực phẩm giàu protein.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
  • Tập thể dục trong 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
  • Ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi ngày.

   Trên đây là một số thông tin về sự kiệt quệ cảm xúc. Con người rất dễ bị kiệt quệ cảm xúc sau một quãng thời gian căng thẳng quá mức, gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần, sự nghiệp và mối quan hệ với người khác. Nếu nhận thấy mình đang có dấu hiệu bị kiệt quệ cảm xúc, bạn hãy thử áp dụng các biện pháp trong bài nhé. Nếu cần được tâm sự, tư vấn, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi