Mối quan hệ độc hại là gì? Chúng nguy hiểm như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

 

   Hành động và lời nói ác ý, phản bội, lạm dụng hay một số biểu hiện khác đại loại như vậy đã biến mối quan hệ của bạn trở nên độc hại. Chúng có thể cướp đi sự bình yên và hạnh phúc của bạn. Đáng buồn thay, trong một xã hội có vẻ như ngày càng văn minh, hiện đại thì những mối quan hệ độc hại lại có xu hướng đa dạng và tinh vi đòi hỏi bạn luôn phải đề phòng và tránh xa nếu không muốn chúng ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mình.

 

Mối quan hệ độc hại là gì?

   Mối quan hệ độc hại (Toxic relationship) là thuật ngữ để chỉ tất cả những mối quan hệ đang khiến chúng ta cảm thấy không hài lòng, lo lắng, đau khổ, thiếu thoải mái, hay bị đe dọa, tấn công theo một cách nào đó - về mặt cảm xúc, thể chất.

   Mối quan hệ độc hại có thể tồn tại ở mọi nơi và dưới mọi hình thức khác nhau, không loại trừ cả những người mà chúng ta yêu thương và tin tưởng nhất như bạn bè, người yêu hay cha mẹ. Đôi khi, sự độc hại được thể hiện rất rõ nhưng trong rất nhiều trường hợp, những lời nói dối và gương mặt giả tạo có thể được giấu kín một cách vô cùng tinh vi. Do đó, việc xác định các dấu hiệu của mối quan hệ độc hại và thực hiện những điều chỉnh cần thiết là điều cực kỳ quan trọng.

    Nếu đang làm cha làm mẹ, bài viết Nhận diện và đối phó với 10 kiểu nuôi dạy con cái độc hại của các bậc cha mẹ sẽ rất hữu ích với bạn.

 

Mối quan hệ độc hại làm tổn thương chúng ta như thế nào ?

 

Dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại

   Các hành vi liên quan đến lạm dụng về thể chất như đánh đập, bạo hành hoặc lạm dụng lời nói chắc chắn là những dấu hiệu điển hình nhất của một mối quan hệ độc hại mà chúng ta dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên còn có những dấu hiệu khác khó nhận biết hơn mà bạn cần quan tâm, bao gồm:

Thiếu tin tưởng

   Tất cả các mối quan hệ lành mạnh đều được xây dựng dựa trên cơ sở của sự tin tưởng và chân thành. Tuy nhiên trong một mối quan hệ độc hại, một hoặc cả hai bên thường không có niềm tin vào đối phương. Nếu bạn cảm thấy mình luôn bị soi mói, bị ngờ vực một cách vô lý thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang rơi vào một mối quan hệ độc hại.

Không trung thực

   Trong các mối quan hệ độc hại, một người luôn cố gắng dành cho đối phương nhiều sự chân thành nhất có thể, nhưng đáp lại thì chỉ là những sự dối trá. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự đổ vỡ trong các mối quan hệ, đặc biệt là sự rạn nứt của hôn nhân.   

   Đôi khi, có một vài lời nói dối nhằm mang lại những hàm ý tốt và sự tôn trọng thì điều đó là bình thường. Nhưng một khi sự dối trá trở nên trắng trợn và lặp đi lặp lại nhiều lần thì đây là lúc chắc chắn bạn nên mạnh mẽ chấm dứt mối quan hệ độc hại đó.

 

Không trung thực là dấu hiệu nhận biết mối quan hệ độc hại

Không trung thực là dấu hiệu nhận biết mối quan hệ độc hại

 

Thiếu tôn trọng

   Một mối quan hệ muốn bền vững lâu dài thì đòi hỏi hai bên phải có sự tôn trọng lẫn nhau. Nhưng nếu bạn đang cảm thấy mình bị coi thường và xúc phạm về bất cứ một khía cạnh nào đó thì chắc chắn bạn đang ở trong một mối quan hệ độc hại.

Kiểm soát

   Đây là đặc tính phổ biến ở những cặp đôi, bao gồm cả tình nhân và vợ chồng. Đừng nhầm lẫn biểu hiện này với sự quan tâm. Đó không phải là tình yêu mà chỉ đơn giản là họ đang thiếu tin tưởng vào bạn và muốn kiểm soát bạn mọi lúc, mọi nơi.

   Bạn có thể cảm thấy đối tác đang cố gắng kiểm soát một cách cực đoan mọi hành động của mình, bao gồm tất cả những nơi mình đến, tất cả các mối quan hệ mình đang có. Hoặc thậm chí, họ yêu cầu bạn phải cắt đứt liên hệ với bạn bè hoặc những người có thiện chí khác để bạn xa lánh mọi người và nằm dưới sự kiểm soát duy nhất của họ. Lúc này bạn cần đề phòng và tìm cách chấm dứt mối quan hệ độc hại đó ngay lập tức.        

Thường xuyên đổ lỗi

   Hãy thử nhìn lại một mối quan hệ bạn quan tâm, đối phương có thường xuyên oán giận bạn không? Họ có thường đổ lỗi cho bạn về mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của họ không? Nếu điều đó diễn ra thường xuyên thì đây là dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại.

Lợi dụng

   Lợi dụng ở đây bao gồm trên cả khía cạnh tài chính và tình cảm.

   Nếu một ai đó chỉ tìm tới bạn khi họ cần bạn giúp đỡ một điều gì đó, chẳng hạn như vay tiền, lời khuyên nghề nghiệp, tình cảm còn ngoại trừ những lúc như vậy, bạn khó mà thấy được hình bóng hay bóng dáng từ người đó thì tức là bạn đang bị lợi dụng.

   Hoặc nếu trong một mối quan hệ bạn bè, bạn nhận thấy những buổi đi chơi chung, bạn luôn là người trả tiền, còn đối phương chỉ tìm cách “chuồn” thì tức là bạn đang bị lợi dụng về tài chính. Kiểu lợi dụng này cũng rất phổ biến trong các mối quan hệ yêu đương.

   Và dù là kiểu lợi dụng gì đi nữa thì đây cũng là dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại mà bạn nên tránh xa.

Bị phớt lờ

   Bạn có thể đang ở trong một mối quan hệ mà đối phương hoàn toàn không quan tâm tới những mong muốn và cảm xúc của bạn. Bạn sẽ cảm thấy bản thân mình không quan trọng hoặc mình không đủ tốt với họ. Đó rõ ràng là một mối quan hệ không lành mạnh. Nếu họ đã không cần mình thì đơn giản là mình cũng không cần họ. Nhưng dù bạn đã nhận ra điều đó mà vẫn bị họ chi phối thì tức là bạn đã quá lệ thuộc vào họ. Đây là điều rất nguy hiểm.

Luôn căng thẳng, sợ hãi

   Một dấu hiệu đặc trưng khác của mối quan hệ độc hại là căng thẳng và sợ hãi. Bạn luôn cảm thấy lo lắng và run sợ mỗi khi trò chuyện hoặc thậm chí là nhìn thấy sự xuất hiện của đối phương. Đây có thể là hệ quả của việc thường xuyên bị đe dọa bằng những hành vi bạo lực về thể xác hoặc tinh thần.

 

Dấu hiệu đặc trưng khác của mối quan hệ độc hại là căng thẳng và sợ hãi

Dấu hiệu đặc trưng khác của mối quan hệ độc hại là căng thẳng và sợ hãi

 

Mối quan hệ độc hại nguy hiểm như thế nào?

   Những mối quan hệ độc hại chắc chắn sẽ để lại những ảnh hưởng tiêu cực cả về thể chất và tinh thần cho bạn.

   Các hành vi bạo hành sẽ để lại thương tích về mặt thể xác. Về mặt tinh thần, nạn nhân của những mối quan hệ độc hại có thể thường xuyên cảm thấy lo lắng, sợ hãi và xuất hiện những cảm xúc tiêu cực. Họ cũng phải đối phó với cảm giác tội lỗi, lòng tự trọng thấp.

   Trong những mối quan hệ này, bạn cũng có thể trở thành một người phải chấp nhận sự thiệt thòi. Bạn phải là người cho đi nhiều hơn nhưng không nhận lại bất cứ điều gì.

   Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng bị thao túng bởi người khác. Bạn sẵn sàng làm theo những gì họ mong muốn và phục tùng họ vô điều kiện. Đáng lo ngại là khi đã quá đắm chìm vào những mối quan hệ kiểu như này, bạn thường khó mà thoát ra được.

   Về lâu dài, người có nhiều mối quan hệ độc hại có nguy cơ phải đối mặt với nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm như suy nhược thần kinh, hoặc các bệnh lý rối loạn tâm thần nghiêm trọng như rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Các bước thoát khỏi mối quan hệ độc hại

 

Làm thế nào để đối phó với mối quan hệ độc hại

   Mặc dù không phải mọi mối quan hệ độc hại đều có thể tránh được, đặc biệt là giữa đồng nghiệp hoặc thành viên trong gia đình, nhưng chúng có thể được quản lý được.

   Khi bạn cảm thấy quá ngột ngạt về một mối quan hệ nào đó, hãy dành thời gian suy ngẫm thật kỹ về những biểu hiện trên đây để xác định xem đó có thực sự là một mối quan hệ độc hại hay không. Nếu có, hãy thử áp dụng lần lượt các bước sau:

Trò chuyện trực tiếp

   Hãy nói chuyện một cách thẳng thắn với người đang khiến bạn đau khổ và thảo luận về cách mà bạn có thể giải quyết mối quan hệ của mình. Nếu đáp lại là sự thiện chí thì mối quan hệ đó có thể cứu vãn. Ngược lại nếu thiện chí không phải là điều bạn nhận được thì bạn nên áp dụng những bước tiếp theo.

Đặt ranh giới

   Nếu người độc hại thuộc nhóm gia đình hoặc bạn bè hay đồng nghiệp mà bạn không thể hoặc chưa thể tách rời hoàn toàn khỏi họ thì hãy đặt ranh giới trong mối quan hệ đó và hạn chế thời gian ở bên họ.

   Hãy nhớ rằng, người khác chỉ có thể khiến bạn đau khổ khi bạn đang mong đợi một điều gì đó từ họ. Chỉ cần bạn xem nhẹ sự tồn tại của họ, rằng đối với bạn, họ có hay không, không quan trọng. Như vậy, chắc chắn họ không thể gây tổn hại tới bạn.

 

 Làm thế nào để đối phó với mối quan hệ độc hại

Làm thế nào để đối phó với mối quan hệ độc hại

 

Xem xét cắt đứt mối quan hệ

   Nếu người đó không muốn hoặc không thể thay đổi hành vi độc hại của họ. Đây là lúc bạn cần đi đến quyết định xem có nên tiếp tục duy trì mối quan hệ này hay không. Đừng quá bận tâm khi họ là những người cực kỳ gần gũi với bạn. Bởi việc tiếp tục duy trì mối quan hệ độc hại như vậy sẽ chỉ khiến bạn thêm đau khổ mà thôi.

Kiên trì với lựa chọn của mình

   Sau khi đã cắt đứt mối quan hệ độc hại, bạn không nên nuối tiếc vì chúng. Đây có thể sẽ là điều khó khăn trong lúc đầu thực hiện. Tuy nhiên, đó sẽ là lựa chọn sáng suốt mà bạn không cảm thấy hối hận khi nghĩ về sau này.

   Để giảm thiểu tác động từ một mối quan hệ độc hại, hãy dành ra cho mình những khoảng thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn, làm những điều mình thích… Khi đã cảm thấy tinh thần ổn định, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ đến việc xây dựng những mối quan hệ lành mạnh mới.

   Để biết bản thân đã sẵn sàng cho 1 mối quan hệ mới hay chưa, đừng bỏ lỡ  bài viết: 8 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng cho một mối quan hệ mới.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

   Nếu không thể tự thoát khỏi một mối quan hệ độc hại thì bạn hoàn toàn có thể tìm tới sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc thậm chí là một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất và giúp bạn nhanh chóng chữa lành những vết thương mà mối quan hệ độc hại đó gây ra.

   Hãy nhớ rằng tất cả chúng ta đều xứng đáng có được những mối quan hệ tốt đẹp. Và việc kết thúc một mối quan hệ độc hại sẽ là cách mà bạn tôn trọng và yêu thương chính bản thân mình. Nếu bạn đang gặp khó khăn, hãy liên hệ với chúng tôi qua khung chat hoặc số điện thoại 0243.760.6666. Cám ơn các bạn đã đón xem!      

     

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tổn thương tâm lý vì bị phân biệt đối xử phải làm sao?

Tình trạng phân biệt đối không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xuất hiện ngay trong chính gia đình thân yêu. Nó khiến nạn nhân cảm thấy bị cô lập, tủi thân, bực bội, tổn thương tâm lý nghiêm trọng.

Lo lắng về sự chia ly trong các mối quan hệ - làm sao để vượt qua?

Nếu một người luôn lo sợ về việc mình phải chia ly, bị chia tay hoặc bỏ rơi bởi người thân, người yêu thì có thể họ đang mắc chứng lo lắng thái quá về sự chia ly trong các mối quan hệ.

Hãy bảo vệ bản thân trước những thành viên trong gia đình độc hại

Đối phó với gia đình độc hại chắc chắn sẽ là một trong những trải nghiệm cực kỳ khó khăn, đặc biệt khi đó là những người thân thiết nhất….

7 Cách giúp bạn điều hướng cảm xúc khi ai đó rời bỏ bạn

7 cách trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điều hướng cảm xúc, vơi bớt đau đớn khi người khác rời xa bạn. Đừng bỏ lỡ nhé! 

“Bắt bệnh” những kiểu hôn nhân độc hại

Dấu hiệu của kiểu hôn nhân độc hại là thái độ khinh miệt, kiểm soát và cô lập, giữ hết tiền, dùng sự im lặng như vũ khí, luôn thấy không an toàn,...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi