Tổng hợp những điều cần biết về rối loạn lo âu lan tỏa (2023)

Mục lục [Ẩn]

 

 

    Bạn có thường cảm thấy lo lắng mà không có lý do rõ ràng?

    Bạn có sợ hãi và nghĩ rằng 1 tai họa nào đó sắp ập đến?

    Bạn có quá lo lắng về những điều như sức khỏe, tiền bạc, gia đình, công việc…?

    Nếu vậy, bạn có thể đang mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). GAD có thể khiến cuộc sống hàng ngày của bạn chìm trong sợ hãi, lo lắng và hoảng sợ. Một tin tốt dành cho bạn là chúng ta có thể điều trị nó. Hãy theo dõi bài viết sau đây để có cho mình hướng đi đúng đắn nhé!

 

Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

 

Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

    Việc lo lắng về vấn đề nào đó là điều rất bình thường của cuộc sống.

    Tuy nhiên, có những người lại cảm thấy cực kỳ lo lắng và thường xuyên căng thẳng, sợ hãi về nhiều điều khác nhau, ngay cả khi điều đó rất đỗi bình thường. Đó là những người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder-GAD).

    Rối loạn lo âu lan tỏa thường liên quan đến cảm giác lo lắng, căng thẳng kéo dài. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt, học tập và làm việc của bệnh nhân.

     Rối loạn lo âu lan tỏa phát triển từ từ. Nó thường bắt đầu xuất hiện sau tuổi 30. Nhưng cũng có một số trường hợp phát triển GAD từ thời thơ ấu. Chứng bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới.

 

Rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa

 

Triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa

    Người mắc chứng rối loạn lo âu sẽ có một hoặc nhiều những triệu chứng như:

  • Lo lắng thái quá về những việc hàng ngày.
  • Họ có thể biết mình đang lo lắng hơn mức cần thiết. Tuy nhiên, họ lại khó kiểm soát sự lo lắng và hồi hộp đó của mình.
  • Cảm thấy khó thư giãn tinh thần.
  • Khó tập trung.
  • Dễ giật mình.
  • Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Dễ mệt mỏi hoặc luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Cảm thấy buồn nôn, đau đầu, đau cơ, đau bụng hoặc đau không rõ nguyên nhân.
  • Khó nuốt
  • Run rẩy hoặc co giật.
  • Dễ cáu giận, khó giữ bình tĩnh.
  • Đổ mồ hôi nhiều, khó thở.
  • Đi vệ sinh nhiều hơn.

 

Người mắc rối loạn lo âu thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi

Người mắc rối loạn lo âu thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi

 

      Trẻ em bị GAD thường lo lắng thái quá về thành tích của họ ở trường. Người lớn bị GAD thường lo lắng về các tình huống hàng ngày như:

  • Vấn đề tài chính, hiệu quả công việc.
  • Sức khỏe.
  • Sức khỏe hoặc hạnh phúc của con cái họ hoặc các thành viên khác trong gia đình.
  • Sự trầm trễ (đi làm muộn, đón con muộn…)

    Những triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa có thể thay đổi theo thời gian và thường có xu hướng ngày càng tồi tệ hơn, đặc biệt là trong những giai đoạn người bệnh gặp phải khó khăn (bị bệnh, trong kỳ thi ở trường, khi có xung đột trong mối quan hệ gia đình, xã hội…).

 

Nguyên nhân rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

    Nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu lan tỏa vẫn chưa được xác định. Các nhà khoa học nhận định rằng, nó có khả năng là kết quả của sự kết hợp một số yếu tố như:

  • Gen di truyền
  • Có tiền sử trải qua ký ức tồi tệ hoặc một nỗi đau, mất mát lớn, chẳng hạn như:
  • Bạo lực gia đình
  • Lạm dụng tình dục
  • Bạo lực học đường.
  • Một tai nạn khủng khiếp
  • Mắc bệnh lý mạn tính trong thời gian dài, ví dụ như thoái hóa khớp, xơ gan, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)...
  • Bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ mạn tính.
  • Có tiền sử lạm dụng ma túy hoặc nghiện rượu.

   Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người mắc rối loạn lo âu nhưng không tìm ra nguyên nhân.

Bạo lực gia đình là 1 trong những yếu tố làm phát triển rối loạn lo âu

Bạo lực gia đình là 1 trong những yếu tố làm phát triển rối loạn lo âu

 

Làm thế nào để biết mình có bị rối loạn lo âu lan tỏa hay không?

     Để biết mình có bị rối loạn lo âu lan tỏa hay không, bạn hãy so sánh các vấn đề mình đang gặp phải với các triệu chứng được liệt kê ở trên, sau đó làm 1 bài test rối loạn lo âu. Ở bài test này, bạn cũng có thể kiểm tra xem mình có phải bị trầm cảm hoặc stress hay không.

    Tiếp theo, sau khi làm bài test, nếu thấy mình bị lo âu mức độ vừa trở lên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.

    Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp như hỏi các câu hỏi, triệu chứng, thời gian gặp triệu chứng đó trong bao lâu, tiền sử bị bạo lực, lạm dụng, bóc lột hoặc sử dụng các chất kích thích… Bạn cũng có thể được làm một số xét nghiệm để xác định bệnh lý tiềm ẩn hoặc vấn đề lạm dụng các chất gây ra triệu chứng của bạn. Một số bệnh lý có mối liên hệ chặt chẽ với chứng rối loạn lo âu lan tỏa có thể kể đến như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bệnh tuyến giáp, bệnh tim, động kinh, rối loạn lưỡng cực, u tủy thượng thận…

    Sau khi thực hiện tất cả những kiểm tra cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận có phải bạn đang bị rối loạn lo âu lan tỏa không, hay là đang gặp các rối loạn về tâm thần kinh khác.

 

Nên đi khám sớm khi nghi ngờ mình bị rối loạn lo âu lan tỏa

Nên đi khám sớm khi nghi ngờ mình bị rối loạn lo âu lan tỏa

 

Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng cách nào?

    Rối loạn lo âu lan tỏa được điều trị bằng liệu pháp tâm lý hoặc thuốc hoặc cả hai. Đồng thời, người bệnh được khuyến khích sử dụng thêm các biện pháp hỗ trợ để tình trạng được cải thiện tốt hơn.

 

Tâm lý trị liệu trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

    Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là loại trị liệu tâm lý thường được sử dụng để điều trị GAD. CBT dạy cho bạn những cách suy nghĩ, hành xử và phản ứng khác nhau trước các tình huống. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng, căng thẳng, bồn chồn hay hoảng sợ. CBT đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và là tiêu chuẩn vàng cho liệu pháp tâm lý.

    Ngoài ra, người bệnh có thể được áp dụng liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT). ACT có một cách tiếp cận với những suy nghĩ tiêu cực của bệnh nhân khác so với CBT. Nó sử dụng các phương pháp như chánh niệm và đặt mục tiêu để giảm bớt sự căng thẳng và lo lắng của người bệnh. So với CBT, ACT là một hình thức điều trị tâm lý mới hơn. Vì vậy dữ liệu về hiệu quả của nó cũng ít hơn.

 

Thuốc điều trị rối loạn lo âu

    Người mắc rối loạn lo âu lan tỏa có thể được kê các thuốc khác nhau như:

  • Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI).
  • Thuốc chống lo âu, chẳng hạn như thuốc benzodiazepin.

   Trong đó, thuốc chống trầm cảm SSRI và SNRI thường được sử dụng để điều trị trầm cảm. Nhưng chúng cũng có thể giúp điều trị các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa. Các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn hoặc khó ngủ

    Các thuốc benzodiazepin dùng để kiểm soát các dạng rối loạn lo âu lan tỏa nghiêm trọng. Chúng giúp giảm lo lắng nhanh chóng, nhưng lại gây tình trạng lệ thuộc, nhờn thuốc và một số tác dụng phụ khác trên thần kinh, tim mạch.

    Vì những lý do trên nên việc dùng thuốc sẽ được cân nhắc rất kỹ. Thường chúng chỉ được dùng trong những trường hợp mà liệu pháp tâm lý và các biện pháp hỗ trợ khác không đạt được hiệu quả mong muốn.

 

Các biện pháp hỗ trợ trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

    Các biện pháp sau đây sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị GAD:

  • Thực hiện các thói quen lành mạnh:

 

  • Tránh xa cafein, rượu, bia, thuốc lá và các chất gây nghiện khác.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Tập thiền định.
  • Chia sẻ với người mình tin tưởng: Nếu bạn đang có các triệu chứng của GAD, hãy trò chuyện thành thật về cảm giác lo lắng của mình với người mà bạn tin tưởng hoặc các chuyên gia tâm lý. Điều này sẽ giúp bạn nhận lại được sự đồng cảm và giúp đỡ từ họ.
  • Dùng BoniBrain của Mỹ để giúp cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin. Hai hormon này sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, thư giãn và bình tĩnh hơn, giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm này có thành phần từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết liên quan: Có chữa dứt điểm rối loạn lo âu được không?

     Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn có thêm thông về chứng rối loạn lo âu lan tỏa, đồng thời biết đến các giải pháp để cải thiện một cách hiệu quả. Sử dụng liệu pháp tâm lý kết hợp các biện pháp hỗ trợ, trong đó có dùng BoniBrain là giải pháp an toàn dành cho bạn. Chúc bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

5 năm đau dạ dày, tưởng ung thư hóa rối loạn lo âu

Bệnh nhân trào ngược dạ dày, chướng bụng, mất ngủ, điều trị 5 năm không khỏi, tưởng ung thư dạ dày nhưng cuối cùng bác sĩ lại phát hiện nguyên nhân là do rối loạn lo âu.

7 Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội

Với những tình huống hằng ngày như ăn cơm nơi công cộng, nói chuyện qua điện thoại… cũng làm bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng quá mức thì chứng tỏ bạn đang bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội. 

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả?

Rối loạn lo âu trầm cảm có cả triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu, nhưng không rõ ràng đủ để chẩn đoán thành bệnh lý riêng biệt.

Rối loạn lo âu, trầm cảm ở người cao tuổi do bị lừa đảo: Giải pháp là gì?

Người cao tuổi thường là “miếng mồi béo bở” của kẻ lừa đảo. Và khi nhận ra mình bị lừa, họ dễ rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi