Đổ lỗi cho nạn nhân - Khi kẻ xấu được bảo hộ, người bị hại nhận chỉ trích

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn đã từng chịu những cáo buộc khi từng là nạn nhân của một vụ bạo lực, quấy rối, hay xâm hại? Bạn đã từng quy kết trách nhiệm cho nạn nhân của một vụ việc xâm hại tình dục, chỉ vì cách ăn mặc của người đó?

   Đây chính là những ví dụ điển hình cho thói quen “đổ lỗi cho nạn nhân”. Chúng ta không thích những thứ xấu xa, nhưng lại cung cấp cho chúng sự  bảo hộ trong vô thức.

 

Đổ lỗi cho nạn nhân - Khi kẻ xấu được bảo hộ, người bị hại nhận chỉ trích

Đổ lỗi cho nạn nhân - Khi kẻ xấu được bảo hộ, người bị hại nhận chỉ trích

 

Đổ lỗi cho nạn nhân - Khi nạn nhân trở thành “bị cáo”

   Đổ lỗi cho nạn nhân (Victim blaming) có thể được hiểu một cách đơn giản là hành vi quy kết trách nhiệm cho những người bị hại. Khái niệm này nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng nó lại đang diễn ra ở mọi ngóc ngách trong cuộc sống này.

    Chúng ta vẫn thường nghe đến những vụ xâm hại tình dục. Có một sự thật mà ai cũng biết là. người gây ra tội ác là những kẻ hãm hiếp, còn người bị hại là những cô gái. Tuy nhiên, thay vì lên án hành vi cưỡng hiếp, nhiều người lại cho rằng, lỗi thuộc về cô gái có lỗi vì ăn mặc không kín đáo, và không tự bảo vệ bản thân. Thậm chí, một số người còn cho rằng, cô gái bị cưỡng bức vì có những hành động khiêu khích kẻ xấu.

   Sự quy chụp trách nhiệm một cách vô căn cứ này chính là ví dụ điển hình cho hành vi “đổ lỗi cho nạn nhân”. Nghe đến đây, bạn có thể đã nhận thấy, hành vi này phổ biến như thế nào, và có thể, bạn cũng đã từng mắc những sai lầm như vậy.

 

Điều gì thôi thúc đám đông đổ lỗi cho nạn nhân?

   Chúng ta đều không muốn gặp phải những điều tệ hại, nhưng đôi khi chúng ta lại vô tình bao biện cho sự tồn tại của chúng. Một số lý do khiến mọi người có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân có thể kể đến như:

Để trốn tránh trách nhiệm

    Một số người đổ lỗi cho nạn nhân của họ vì muốn trốn tránh trách nhiệm, tự bào chữa cho những vi phạm của chính mình, hoặc người thân gây ra. Bạn có thể vẫn nhớ vụ việc trẻ làm đổ nước làm hỏng laptop của một bạn nữ tại quán cafe.

    Trong trường hợp này, chúng ta đều thấy được, gia đình em bé là những người có lỗi, còn cô gái là nạn nhân trong vụ việc này. Tuy nhiên, gia đình em bé lại có những lời lẽ bao biện, phủi bỏ trách nhiệm như:

  • “Em mang máy ra ngoài thì em phải tự bảo quản, còn trẻ con nó không biết gì, nó làm đổ vào là không may, việc của em là bảo quản máy, không bảo quản được là lỗi do em.”
  • “Đứa trẻ hơn 1 tuổi chạm vào cốc nước của em, do mình không nhanh tay đỡ được nên mới đổ vào máy.”

 

Một ví dụ về việc đổ lỗi cho nạn nhân

Một ví dụ về việc đổ lỗi cho nạn nhân

 

Bảo vệ quan điểm thế giới công bằng

   Xu hướng “đổ lỗi cho nạn nhân” còn đến từ sự tin tưởng vào một thế giới công bằng. Những người mang tư tưởng này tin rằng, sự việc xảy đến với nạn nhân ở thời điểm hiện tại chính là kết quả của những việc làm trong quá khứ.

   Do đó, khi một người bị hại, cộng đồng có xu hướng đổ lỗi cho những việc khiến nạn nhân gặp phải những bất hạnh như bây giờ. Điều này thể hiện rất rõ ràng trong ví dụ về một vụ án xâm hại tình dục đã được nhắc đến ở mục trước.

Tăng cảm giác an toàn cho bản thân

  Bất kì một tội ác nào cũng có thể khiến nhiều người có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Điều này bắt nguồn từ cơ chế tự phòng vệ khi đối mặt với những tin xấu. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, khi chấp nhận rủi ro, và nguy hiểm như một điều luôn tồn tại và không thể tránh khỏi, họ sẽ muốn kiểm soát và tự bảo vệ để bản thân không trở thành nạn nhân tiếp theo.

   Khi đặt mình ở vị trí của một “nạn nhân tiếp theo”, họ sẽ cố gắng tìm ra những “sai lầm” của “nạn nhân trước mắt”. Điều này giống như một cách “rút kinh nghiệm” và cố gắng không mắc phải để tránh điều xấu.

 

Hệ lụy đến từ xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân

   Xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân có thể tạo ra một chu kỳ bạo lực tinh thần và những hậu quả khó lường. Trước hết, việc đổ lỗi cho những người bị hại sẽ khiến họ tự trách móc bản thân mình. Họ cảm thấy xấu hổ hơn khi công khai sự việc, từ đó sợ hãi và dần chần chừ hơn khi báo cáo một tội ác.

   Về lâu dài, nạn nhân có thể dần cảm thấy thiếu tự tin, thấp kém, không dám thể hiện quan điểm và chia sẻ câu chuyện vì sợ bị công kích. Nạn nhân sau khi bị đổ lỗi dần trở nên sợ hãi, và mất đi niềm tin vào sự đồng cảm. Họ trở nên khép mình hơn, một số thậm chí còn đối mặt với những vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu.

   Bên cạnh đó, rất nhiều người chịu sự công kích từ cộng đồng lại nảy sinh sự oán hận, và mất đi thiện cảm với những người xung quanh. Họ dễ dàng buông lời cay nghiệt với nạn nhân như một cách “trả đũa” cho những gì cộng đồng đã làm với họ. Điều này sẽ tạo ra những vòng lặp vô tận, khiến nhiều người bị nhấn chìm trong vòng xoáy của việc đổ lỗi.

 

Bị đổ lỗi có thể khiến nạn nhân rơi vào khủng hoảng

Bị đổ lỗi có thể khiến nạn nhân rơi vào khủng hoảng

 

Cách để đối phó với việc đổ lỗi cho nạn nhân

   Những cách giúp bạn thoát ra khỏi vòng xoáy của việc đổ lỗi cho nạn nhân có thể kể đến như:

  • Học cách thông cảm cho người khác. Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Ngừng đổ lỗi cho bản thân, thông cảm hơn với những người khác sẽ giúp bạn thấy cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • Nếu bạn là người mắc lỗi, thì hãy thừa nhận trách nhiệm và cố gắng sửa chữa. Điều này sẽ giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn, và học được cách đồng cảm với người khác.
  • Quan tâm và yêu thương bản thân nhiều hơn, hạn chế những năng lượng tiêu cực từ việc đổ lỗi. Tử tế với chính mình là một cách để bạn suy nghĩ cảm thông và bao dung hơn với mọi chuyện, từ đó nhận ra những điểm mạnh và tiếp tục phát huy.
  • Hạn chế phán xét người khác vì hành động này sẽ không làm bản thân bạn trở nên xuất sắc hơn. Thay vào đó, bạn hãy trải nghiệm cuộc sống bằng thái độ tích cực, lạc quan và nhìn nhận mọi thứ một cách thấu đáo nhất.
  • Nếu có thể, bạn hãy giúp đỡ các nạn nhân bị đổ lỗi. Điều này cũng là một cách để xoa dịu tinh thần của bạn. Người bị hại phải chịu cú sốc sau sự việc, lại thêm sự công kích từ cộng đồng nên tâm lý bị ảnh hưởng rất lớn.

Bạn hãy dành thời gian lắng nghe và khích lệ họ chia sẻ để nạn nhân cảm thấy được an ủi và nhẹ lòng hơn. Bày tỏ sự tử tế với người khác cũng là một cách đối đãi tử tế với bản thân, cho phép bạn hiểu hơn về nhiều khía cạnh trong cuộc sống.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về hiện tượng “Đổ lỗi cho nạn nhân”. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Người bệnh trầm cảm nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Người bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng ăn gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khi biết tin bản thân mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, người bệnh thường bị sốc tâm lý. Họ trở nên lo lắng, sợ hãi, dần rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng, trầm cảm.

Người trầm cảm bị chán ăn - Nguyên nhân và cách cải thiện

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích nguyên nhân và cách cải thiện hiện tượng chán ăn ở người bệnh trầm cảm. Cùng theo dõi ngay nhé!

Những biện pháp giúp bạn phòng ngừa tình trạng rối loạn trầm cảm tái diễn

Để phòng ngừa rối loạn trầm cảm tái diễn, bạn nên tuân thủ liệu trình điều trị, nâng cao nhận thức của bản thân, giữ thái độ sống lạc quan,...

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19. Làm sao để vượt qua?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi