Làm thế nào để vượt qua nỗi đau mất người thân?

Mục lục [Ẩn]

 

    Mất đi người mình yêu thương có lẽ là nỗi đau đớn lớn nhất mà bạn từng phải chịu đựng. Bạn có thể sẽ trải qua những cảm xúc mãnh liệt từ buồn đau, trống rỗng, tuyệt vọng, cảm thấy tội lỗi, hối tiếc, tức giận trước nguyên nhân cái chết của người thân và khó chấp nhận sự thật là người đó thực sự đã ra đi.

   Nhưng sau tất cả, chúng ta sẽ phải dần trở lại với cuộc sống, tiếp tục tiến về phía trước. Hãy để chúng tôi giúp bạn vượt qua nỗi đau đó thông qua những chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!

 

Làm thế nào để vượt qua nỗi đau mất người thân?

Làm thế nào để vượt qua nỗi đau mất người thân?

 

Bạn rất đau khổ, nhưng cảm xúc của bạn sẽ dần trở nên tốt hơn

    Khi mất đi một người thân yêu, cảm giác đau khổ sẽ rất mãnh liệt, đến mức chúng ta cảm thấy không thể có cách nào chịu đựng được. Theo thời gian, tuy cảm giác này vẫn sẽ còn, nhưng đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy khá hơn.  Điều quan trọng là phải nhận ra cảm xúc của chính mình, điều chỉnh nó thay vì ghim nó ở đấy khiến bạn không bao giờ có thể vượt qua.

    Sau khi mất người thân, bạn sẽ trải qua các cảm xúc như sau:

  • Đau đớn, buồn khổ: Đó là cảm xúc phổ biến nhất, xảy ra ngay lập tức khi bạn ý thức được người thân yêu của mình đã qua đời. Bạn có thể cảm thấy trống rỗng, không thể tập trung, khóc lóc, thậm chí sốc đến mức ngất đi. Bạn không thể chấp nhận được việc người đó đã ra đi mãi mãi và bạn sẽ không có cơ hội được trò chuyện, chăm sóc… họ nữa.

 

Khi mất người thân, chúng ta sẽ trải qua cảm giác đau khổ mãnh liệt

Khi mất người thân, chúng ta sẽ trải qua cảm giác đau khổ mãnh liệt

 

  • Phẫn nộ: Cảm giác phẫn nộ xảy ra khi cái chết của người thân là hậu quả do hành động của người khác (tai nạn giao thông, sự tắc trách của bác sĩ…). Đôi khi, ngay cả khi cái chết đến một cách tự nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy tức giận, phẫn nộ với Chúa, với cuộc đời vì đã thiếu công bằng với người thân của họ.
  • Hối hận: Nhiều trường hợp bạn sẽ có thể cảm thấy mình là người có lỗi dẫn đến cái chết của người thân, hoặc thấy mình chưa dành đủ thời gian cho người đã mất, thấy khi họ còn sống mình đã làm những điều không phải, chưa kịp nói với họ những lời yêu thương… Tất cả điều đó mang lại cho bạn cảm giác hối hận, càng hối hận bạn càng thấy buồn khổ và đau đớn hơn.
  • Chấp nhận: Là cảm xúc sau cùng bạn có sau khi đã trải qua hàng loạt cảm xúc bên trên trong 1 khoảng thời gian dài. Lúc này, tuy không phải là quên đi người đó nhưng bạn chấp nhận rằng họ đã mất, bạn ít nhớ về những kỷ niệm với người thân hơn, bắt đầu tập trung vào cuộc sống hiện tại của mình, không còn cảm thấy buồn quá nhiều như trước nữa.

    Khi mất đi người mình yêu thương, những cảm xúc trên là rất bình thường. Vậy nhưng, nếu không biết cách điều chỉnh, nó sẽ lấn át chỉnh bản thân và con người bạn, từ đó dần dẫn tới những suy nghĩ tiêu cực, sống mãi trong sự đau khổ, dày vò, hối hận và phẫn nộ, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm.

    Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn cách để có thể vượt qua những cảm xúc đó, để dần trở lại cuộc sống và tiếp tục công việc của mình.

 

Những điều sẽ giúp bạn vượt qua nỗi đau mất mát người thân

    Sau đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn vượt qua nỗi đau mất người thân:

Cho phép bản thân được đau buồn

   Hãy nhớ rằng, sự đau khổ khi mất người thân sẽ không biến mất nhanh hơn nếu bạn cố gắng phớt lờ, không nghĩ về nó. Trên thực tế, về lâu dài, nếu cố gắng làm như vậy chỉ có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy dũng cảm đối mặt với việc bạn đã mất đi họ mãi mãi và cho phép bản thân được bộc lộ sự đau buồn trong những ngày đầu.

    Xin mời bạn theo dõi bài viết: Biện pháp tốt nhất giúp xóa bỏ cảm xúc tiêu cực: Buông bỏ và tha thứ.

 

Cho mình quyền được khóc

    Khi mất đi người thân, sự đau buồn có thể biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đa số mọi người sẽ khóc. Bạn không phải cố gắng kìm nén và tỏ ra mạnh mẽ mà hãy cho mình được khóc.

   Nước mắt không phải biểu hiện của sự yếu đuối, mà nó là dấu hiệu của việc bạn đã sẵn sàng đối diện với sự mất mát. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy muốn khóc, hãy khóc thật to nếu có thể.

 

Hãy cho mình quyền được khóc

Hãy cho mình quyền được khóc

 

Cho phép mình 15-20 phút mỗi ngày để đau buồn

   Trong một vài ngày đầu, bạn sẽ cảm thấy rất đau khổ. Những ngày tiếp theo, hãy cho phép mình 15 đến 20 phút mỗi ngày để đau buồn trong 1 không gian yên tĩnh, nơi bạn có thể ở một mình và tắt điện thoại. Lúc này, bạn bộc lộ tất cả những cảm xúc của mình, đối mặt với những cảm giác đã tích trữ trong những ngày khó khăn vừa rồi.

    Bạn có thể làm bất cứ thứ gì mình thích: nằm xuống, khóc, nghĩ liên tục, hay chỉ nhìn vào một điểm vô định trong không gian.

 

Chấp nhận thực tế của sự mất mát

     Khi mất người thân, phản ứng tự nhiên đó là phủ nhận và không tin vào sự thật đầy đau đớn đó. Bạn sẽ cần vượt qua chúng, nhận ra rằng người thân của bạn đã chết về mặt thể xác.

   Các hoạt động như xem thi thể lần cuối, tham dự tang lễ và quá trình chôn cất, thăm nơi thi thể được an nghỉ và nói chuyện cởi mở hơn về người quá cố đều có thể hỗ trợ quá trình này.

 

Viết một cuốn nhật ký cảm xúc

    Khi bạn đau khổ, nhớ về người đã mất, cảm thấy hối tiếc điều gì thì đừng giữ trong lòng mà hãy viết ra những điều đó vào một cuốn nhật ký.

    Đây là một cách để giúp bạn biết được nỗi đau của mình thay đổi như thế nào trong nhiều tuần và tháng trôi qua, nó có thể giúp bạn trấn an và an ủi chính bản thân, tự động viên rằng bạn đang tiến bộ từng ngày.

 

Viết nhật ký để trấn an và an ủi chính bản thân

Viết nhật ký để trấn an và an ủi chính bản thân

 

Cần thời gian để mọi thứ trở lại như cũ

    Có thể mất rất nhiều thời gian để mọi thứ trở lại như cũ, vì vậy bạn không cần cố gượng ép bản thân mình cần nhanh chóng quên đi người đã mất. Dần dần, thời gian là thứ có thể chữa lành mọi thứ, kể cả sự đau buồn của bạn.

    Xin mời bạn theo dõi bài viết: Hãy để toàn bộ cảm xúc bị kìm nén của mình được giải phóng.

 

    Cuối cùng, hãy mạnh mẽ đối mặt, cho phép mình bộc lộ hết cảm xúc của mình, thực hiện theo những điều chúng tôi chia sẻ trong bài viết này để vượt qua nỗi sự đau khổ, cảm giác mất mát, sau đó dần dần trở lại cuộc sống và công việc hàng ngày của mình nhé!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

10 nhận thức sai lầm khiến bạn lo lắng và trầm cảm

 Khi nói đến lo âu và trầm cảm, nhận thức của chúng ta đóng một vai trò quan trọng đối với bất kỳ tác nhân bên ngoài nào. Những gì chúng ta nuôi dưỡng tâm trí sẽ trở thành tư duy. 

7 loại tổn thương trong những ngày thơ ấu và cách vượt qua chúng

Thời thơ ấu là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của chúng ta và những trải nghiệm mà chúng ta có trong giai đoạn này sẽ định hình nên tính cách và thế giới quan của mỗi người.

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Bạn có phải người hướng nội? Hướng nội có phải một xu hướng tính cách nguy hiểm?

Khi mà xã hội hiện đại đang ngày càng đề cao những nét tính cách hướng ngoại như kỹ năng thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm, năng động, giàu năng lượng, tự tin… thì liệu những người mang tính cách hướng nội có bị thiệt thòi hay không?

Tác hại của việc la mắng con cái có thể bạn chưa biết!

Khi con cái ương bướng, nghịch dại, cha mẹ sẽ la mắng, quát tháo. Mục đích của việc này chủ yếu là muốn bé nhận ra sai lầm của bản thân và sửa chữa. Tuy nhiên, nếu phụ huynh thường xuyên la mắng trẻ, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi