Bài test rối loạn lo âu và cách đánh giá chi tiết

Mục lục [Ẩn]

 

 

    Với những người có triệu chứng rối loạn lo âu hoặc thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh này, họ thường sẽ được làm 1 bài test gồm các câu hỏi khác nhau kèm theo đó là những thang điểm đánh giá tương ứng.

    Để test rối loạn lo âu, bạn có thể sử dụng thang đánh giá lo âu - trầm cảm - stress DASS 21. Cụ thể sẽ được trình bày ngay sau đây!

 

Bài test rối loạn lo âu và cách đánh giá chi tiết

Bài test rối loạn lo âu và cách đánh giá chi tiết

 

Bài test rối loạn lo âu - trầm cảm - stress DASS 21 là gì?

    Bài test rối loạn lo âu - trầm cảm - stress  DASS 21 là 1 thang đo gồm 21 câu hỏi được dùng khá phổ biến nhằm đánh giá mức độ rối loạn lo âu, trầm cảm và stress. Bài test này rất dễ thực hiện, áp dụng được với nhiều đối tượng, người bệnh có thể tự làm ngay tại nhà.

    Với mức độ chính xác tương đối cao, bài test DASS 21 không chỉ dùng trong chẩn đoán một số bệnh lý tâm thần mà còn được dùng để phục vụ nhiều nghiên cứu trên thế giới.

    Ví dụ như nó đã được dùng làm công cụ chính trong nghiên cứu “Sử dụng bảng câu hỏi thang đo trầm cảm, lo âu và căng thẳng (DASS-21) để đánh giá mức độ trầm cảm, lo lắng và căng thẳng của nhân viên y tế tại 5 bệnh viện ung thư ở Bosnia và Herzegovina trong đại dịch COVID-19 năm 2020” (1), hay nghiên cứu “Đánh giá tâm lý của thang đo căng thẳng lo âu trầm cảm 8 mục (DASS-8)/DASS-12/DASS-21 ở những người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ”. (2)....

    Nhờ ưu điểm có những câu hỏi đơn giản, dễ áp dụng và có thể thực hiện ngay tại nhà, bài test rối loạn lo âu - trầm cảm - stress đã giúp rất nhiều bệnh nhân đánh giá sơ lược tình trạng của mình khi họ chưa sẵn sàng đi khám tâm lý hoặc chia sẻ với người khác, tạo cơ sở để họ đi khám và điều trị sớm. 

 

Bạn có thể làm bài test rối loạn lo âu ngay tại nhà

Bạn có thể làm bài test rối loạn lo âu ngay tại nhà

 

Câu hỏi và cách test rối loạn lo âu dựa trên thang đo DASS 21

    Thang đo DASS 21 dùng cho cả rối loạn lo âu, trầm cảm và stress với cách tính điểm như sau:

  • 0 - Không đúng với tôi chút nào cả
  • 1 - Đúng với tôi phần, hoặc thỉnh thoảng mới đúng
  • 2 - Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng
  • 3 - Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng

    Bảng tess sẽ có 4 cột, cột đầu tiên được đánh dấu bằng 3 chữ cái là A, D và S tương ứng với rối loạn lo âu (A), trầm cảm (D) và S (Stress). Nếu bạn muốn test rối loạn lo âu thì chỉ trả lời và tính điểm ở những câu hỏi ở hàng A. Điểm được tính bằng tổng điểm các câu hỏi và nhân với 2.

Bảng câu hỏi test rối loạn lo âu - trầm cảm - stress DASS 21

 

 

stt

Câu hỏi

Thang điểm

S

1.

Tôi thấy khó mà thoải mái được

0   1   2   3

A

2.

Tôi bị khô miệng

0   1   2   3

D

3.

Tôi không thấy có chút cảm xúc tích cực nào

0   1   2   3

A

4.

Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng)

0   1   2   3

D

5.

Tôi thấy khó bắt tay vào công việc

0   1   2   3

S

6.

Tôi đã phản ứng thái quá khi có những sự việc xảy ra

0   1   2   3

A

7.

Tôi bị ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay...)

0   1   2   3

S

8.

Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều

0   1   2   3

A

9.

Tôi lo lắng về những tình huống có thể khiến tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười

0   1   2   3

D

10.

Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả

0   1   2   3

S

11.

Tôi thấy bản thân dễ bị kích động

0   1   2   3

S

12.

Tôi thấy khó thư giãn được

0   1   2   3

D

13.

Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng

0   1   2   3

S

14.

Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm

0   1   2   3

A

15.

Tôi thấy mình gần như hoảng loạn

0   1   2   3

D

16.

Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc gì nữa

0   1   2   3

D

17.

Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người

0   1   2   3

S

18.

Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái

0   1   2   3

A

19.

Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp)

0   1   2   3

A

20.

Tôi hay sợ vô cớ

0   1   2   3

D

21.

Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa

0   1   2   3

Thường xuyên bị khô miệng cũng là 1 tiêu chí trong bài test rối loạn lo âu

Thường xuyên bị khô miệng cũng là 1 tiêu chí trong bài test rối loạn lo âu

 

Đánh giá mức độ rối loạn lo âu dựa trên kết quả test

    Sau khi trả lời và tự đánh giá điểm của tất cả các câu hỏi có ký hiệu A trên thang đánh giá DASS 21, bạn cộng điểm lại và nhân với 2 rồi so sánh với cột lo âu theo bảng kết quả sau:

 

Mức độ

Lo âu

Trầm cảm

Stress

Bình thường

0 - 7

0 - 9

0 - 14

Nhẹ

8 - 9

10 - 13

15 - 18

Vừa

10 - 14

14 - 20

19 - 25

Nặng

15 - 19

21 - 27

26 - 33

Rất nặng

≥20

≥28

≥34

 

    Nếu số điểm ở ngưỡng bình thường (0-7 điểm) thì nghĩa là tâm lý của bạn vẫn đang được cân bằng tốt. Nếu bạn đạt 8-9 điểm thì là mức độ nhẹ, bạn cần chú ý đến cảm xúc của mình, điều chỉnh suy nghĩ của bản thân, tìm ra nguyên nhân khiến mình lo âu và có cách để giải quyết nó.

   Bạn cần đi thăm khám và được tư vấn bởi chuyên gia tâm lý nếu số điểm của bạn thuộc mức độ lo âu từ vừa đến rất nặng (từ 10 điểm trở lên). Lúc này, tùy vào tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

   Mời bạn xem thêm bài viết: Điều trị rối loạn lo âu như thế nào? Đâu là phương pháp tối ưu?

    Bạn cũng có thể sử dụng bài test này để kiểm tra về mức độ trầm cảm hoặc stress của mình bằng việc trả lời các câu hỏi tương ứng với chữ cái D cho trầm cảm và S cho stress.

 

    Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn biết cách tự test rối loạn lo âu tại nhà bằng thang đánh giá DASS 21. Đây là căn bệnh nguy hiểm, dù là chỉ bị ở mức độ nhẹ thì bạn cũng không được chủ quan mà cần có hướng khắc phục kịp thời. Chúc bạn sức khỏe!

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: rối loạn lo âu test

Bài viết liên quan

Người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thông thường khi mắc bệnh tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định trị liệu tâm lý kết hợp dùng thuốc hỗ trợ. Thế nhưng, nhiều trường hợp người bệnh không thừa nhận bản thân mắc bệnh, không chịu uống thuốc.

Hội chứng sợ tiếng ồn: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hội chứng sợ tiếng ồn, mời các bạn cùng đón đọc!

Những đối tượng dễ bị rối loạn lo âu, trầm cảm hiện nay

Rối loạn lo âu, trầm cảm là những căn bệnh về tâm lý, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên các chuyên gia đã nhận thấy rằng, một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Hội chứng sợ vật nhọn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng sợ vật nhọn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị rối loạn lo âu, trầm cảm có bệnh nền là cao huyết áp có dùng được BoniBrain không?

Bị rối loạn lo âu, trầm cảm có bệnh nền là cao huyết áp có dùng được BoniBrain không?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi