Hội chứng sợ độ cao và những điều cần biết!

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi bước lên tòa nhà cao tầng và nhìn xuống qua cửa sổ, chúng ta thường cảm thấy thú vị vì có thể quan sát được mọi thứ. Tuy nhiên với người mắc hội chứng sợ độ cao, họ sẽ trở nên hoảng loạn quá mức nếu phải lên cao. Cảm giác sợ hãi đó khiến họ không dám chơi trò chơi trên cao, không dám làm việc ở tòa nhà cao tầng và còn nhiều hạn chế khác trong cuộc sống.

 

Hội chứng sợ độ cao là gì?

Hội chứng sợ độ cao là gì?

 

Hội chứng sợ độ cao là gì?

   Hội chứng sợ độ cao (Acrophobia) là tình trạng một người sợ hãi quá mức vô lý về độ cao. Họ sợ đến nỗi tránh né đi máy bay, đi qua cầu, leo thang… Thậm chí, một số người còn không dám nhìn các bức hình hoặc xem video clip về ngọn núi, tòa nhà cao tầng.

   Nếu phải đối diện với độ cao, họ trở nên hoảng loạn, không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Hội chứng này là một dạng của tình trạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu. Nếu không điều trị sớm, nỗi sợ độ cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

 

Nguyên nhân gây hội chứng sợ độ cao

   Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng sợ độ cao bao gồm:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ mắc chứng sợ độ cao, nguy cơ con cái họ cũng phải đối mặt với tình trạng này.
  • Trải nghiệm tiêu cực liên quan đến độ cao: Đa số các hội chứng ám ảnh sợ hãi đều hình thành từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Những người từng bị té, ngã từ trên cao hoặc chứng kiến các sự kiện như rơi máy bay, thang máy,… có nguy cơ mắc hội chứng này. Bởi lẽ khi trải qua sự kiện tiêu cực, hạch hạnh nhân trong não sẽ “ghi nhớ” cảm xúc sợ hãi và hình thành phản ứng phòng vệ. Nếu đối diện với độ cao, não bộ kích hoạt phản ứng sợ hãi với mục đích giúp cơ thể cảm nhận được mối nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng từ gia đình: Trẻ nhỏ có thể học theo phản ứng của gia đình về độ cao và hình thành phản ứng tương tự. Do đó, nếu chúng sống chung với người bị Acrophobia trong thời gian dài, trẻ lớn lên cũng có nỗi sợ dai dẳng và mạnh mẽ về độ cao.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng sợ độ cao cao hơn nam giới. Bởi lẽ, đối tượng này tính cách yếu đuối, nhạy cảm và hay lo âu hơn. Ngoài ra, nếu có trải nghiệm tiêu cực về độ cao, bản thân nữ giới dễ bị tổn thương nhiều hơn.

 

Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ độ cao là gì?

Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ độ cao là gì?

 

Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ độ cao

   Hội chứng sợ độ cao đặc trưng bởi nỗi sợ tột độ, ám ảnh quá mức và lo lắng về độ cao. Họ cảm thấy sợ hãi khi:

  • Leo cầu thang
  • Hầm gửi xe có nhiều tầng
  • Các trò chơi trên cao
  • Đứng ngoài ban công
  • Đi thang máy trong suốt có thể quan sát được bên ngoài
  • Nhìn từ trên cao xuống
  • Suy nghĩ về việc bản thân đang đứng ở một nơi rất cao
  • Nhìn thấy hình ảnh, video clip,… về ngọn núi cao, tòa nhà cao tầng.

   Acrophobia không đơn thuần là cảm giác bất an và lo lắng khi đứng ở nơi cao. Hội chứng này chi phối mạnh mẽ về hành vi, cảm xúc và gây ra một số triệu chứng thể chất.

   Một số dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ độ cao bao gồm:

  • Luôn lo lắng, sợ hãi, bất an khi nghĩ về việc bản thân đang đứng ở trên cao.
  • Thường trực suy nghĩ tiêu cực, tin rằng bản thân sẽ bị mắc kẹt hoặc bị té/ ngã nếu ở trên cao.
  • Muốn nhanh chóng thoát ra khỏi tình huống gây sợ hãi chẳng hạn như phải leo thang, đi qua cầu,…
  • Có hành vi tránh né đến những nơi cao như hạn chế làm việc ở các tòa nhà cao tầng, lựa chọn đường đi khác để không phải đi qua cầu, không tham gia các trò chơi trên cao, từ chối leo núi hoặc đi cáp treo,…

 

Người bệnh thường trực suy nghĩ tiêu cực về độ cao

Người bệnh thường trực suy nghĩ tiêu cực về độ cao

 

   Nếu phải đối diện với độ cao, cảm giác sợ hãi tăng lên khiến cơ thể giải phóng hormone cortisol và adrenalin dẫn đến các triệu chứng thể chất như:

   Lúc này, người bệnh thường ngồi sụp xuống và nhắm mắt để xoa dịu cảm giác sợ hãi. Họ không thể kiểm soát nỗi sợ của bản thân mặc dù biết nó vô lý. Chưa hết, họ còn cảm thấy mặc cảm, tự ti vì nỗi sợ bùng phát ở nơi đông người. Bởi vậy mà họ thường né tránh các tình huống liên quan đến độ cao.

 

Hội chứng sợ độ cao gây ra hệ lụy gì?

   Trong cuộc sống hiện nay, việc phải đến các tòa nhà cao tầng hay đi qua cầu là điều khó tránh khỏi. Theo đó, hội chứng sợ độ cao nên được điều trị sớm để tránh phiền toái, làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh.

   Nỗi sợ độ cao khiến người bệnh tránh né đến các tòa nhà cao tầng, từ chối leo núi, đi qua cầu,… Việc này cản trở những trải nghiệm cuộc sống của họ, gây khó khăn trong công việc. Hầu như, họ đều từ chối các công việc liên quan đến độ cao. Ngoài ra, bệnh nhân cũng hạn chế tham gia du lịch và vui chơi cùng mọi người vì lo sợ sẽ phải đến những nơi cao.

   Họ biết nỗi sợ của bản thân là vô lý nhưng lại không thể kiểm soát được cảm xúc. Đôi khi, họ chán nản, lạm dụng chất kích thích để giải tỏa tâm trạng. Đặc biệt, tâm lý căng thẳng, lo lắng thường xuyên còn làm tăng nguy cơ phát triển thành chứng trầm cảm.

 

Hội chứng sợ độ cao khắc phục ra sao?

Hội chứng sợ độ cao khắc phục ra sao?

 

Hội chứng sợ độ cao khắc phục ra sao?

   Để khắc phục hội chứng sợ độ cao, các chuyên gia sẽ chỉ định biện pháp phù hợp, chẳng hạn như:

Liệu pháp tâm lý

   Các chuyên gia sẽ giúp người bệnh kiểm soát được nỗi sợ vô lý, đồng thời trang bị thêm cho họ cách đối phó với những biến cố trong cuộc sống. Một số liệu pháp điều trị tâm lý được dùng cho người bị hội chứng sợ độ cao bao gồm:

  • Liệu pháp tiếp xúc: Người bệnh được tiếp xúc với nỗi sợ theo mức độ tăng dần. Ban đầu, họ đối diện với nỗi sợ độ cao bằng suy nghĩ, rồi đến hình ảnh, video cuối dùng là trực tiếp trải nghiệm. Trong quá trình đó, các chuyên gia sẽ giúp họ dần vượt qua nỗi sợ này.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Các chuyên gia sẽ kết hợp CBT với liệu pháp tiếp xúc để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu như liệu pháp tiếp xúc giúp não bộ thích nghi dần và giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng thì CBT sẽ làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của người bệnh. Khi nhận thức đúng đắn về độ cao, họ sẽ giảm bớt sự sợ hãi, hạn chế các hành vi né tránh.
  • Liệu pháp thôi miên: Thông qua trạng thái ám thị khi thôi miên, chuyên gia sẽ tìm hiểu được nguồn gốc của nỗi sợ và giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ không phù hợp. Ngoài ra, liệu pháp này cũng giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện giấc ngủ.

Dùng thuốc tây y

   Trường hợp người bệnh có triệu chứng thể chất nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc hỗ trợ, chẳng hạn như:

  • Thuốc an thần benzodiazepines: Giảm tâm trạng lo lắng, căng thẳng, cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.
  • Thuốc chẹn beta: Cải thiện triệu chứng thể chất như tim đập nhanh, tăng huyết áp, mất ngủ, đau đầu,…
  • Thuốc chống trầm cảm: Sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu của bệnh trầm cảm như buồn bã, mất động lực, mất hứng thú trong cuộc sống.

   Các thuốc tây y nêu trên đều có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng khi có chỉ định từ bác sĩ.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về hội chứng sợ độ cao. Hội chứng này sẽ gây cản trở sự nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn nên khắc phục hội chứng này càng sớm càng tốt.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì lo nghĩ chuyện con cái

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì lo nghĩ chuyện con cái.

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT): Những nội dung cơ bản cần biết

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) là một phương pháp không thể thiếu trong trị liệu tâm lý…

Tìm hiểu bệnh hoang tưởng ghen tuông trong tình yêu

Tìm hiểu bệnh hoang tưởng ghen tuông trong tình yêu.

Khủng hoảng hiện sinh: Khi cảm thấy cuộc sống trống rỗng và biện pháp đối phó

Khủng hoảng hiện sinh khiến bạn cảm thấy trống rỗng, mất mục đích trong cuộc sống và có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe tinh thần…

Hội chứng sợ đau: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Nếu bạn lo lắng, hoảng sợ quá mức về những cơn đau, thậm chí chỉ tưởng tượng thôi cũng đã làm bạn sợ hãi thì chứng tỏ bạn đang bị hội chứng sợ đau.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi