Mục lục [Ẩn]
Có một sự thật là, con người khi đến tuổi xế chiều sẽ dễ lo lắng, sợ hãi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nhưng, tình trạng rối loạn lo âu ở người cao tuổi lại dễ bị bỏ qua, người bệnh cũng không tìm kiếm sự giúp đỡ, điều trị do xấu hổ và thiếu hiểu biết về bệnh lý tâm thần. Để có thêm thông tin về tình trạng này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!
Người cao tuổi dễ bị rối loạn lo âu
Hiểu rõ hơn về rối loạn lo âu ở người già
Lo lắng là một phản ứng tự nhiên đối phó với nhiều yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống, chẳng hạn như gặp gỡ những người mới, nói trước đám đông hoặc mắc một bệnh lý nào đó. Vậy nhưng, khi bị lo lắng một cách thái quá, thậm chí là hoảng loạn, sợ hãi về những điều người khác thấy bình thường, ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và cuộc sống thì đó có thể là rối loạn lo âu.
Các triệu chứng rối loạn lo âu không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung người bệnh sẽ có một số những triệu chứng như:
- Cảm giác hoảng loạn, sợ hãi, không kiểm soát được những suy nghĩ của mình một cách thái quá, không tương xứng với những yếu tố mà họ đang lo sợ. Ví dụ, chỉ bị ho vài tuần, người già đã lo sợ mình bị bệnh lý ác tính như ung thư phổi.
- Thường xuyên thấy bồn chồn.
- Giảm khả năng ghi nhớ và tập trung.
- Rối loạn giấc ngủ: Khó vào giấc, dễ tỉnh giấc giữa đêm, thời gian ngủ ngắn, mệt mỏi, uể oải khi thức dậy. Đặc biệt, người bệnh thường xuyên gặp ác mộng khiến giấc ngủ của họ bị gián đoạn, sau đó khó hoặc không thể ngủ lại.
- Từ chối tham gia vào các hoạt động thường ngày.
- Một số hành vi lặp lại như rửa tay nhiều lần, đếm đi đếm lại số gạch trên nền nhà…
- Một số triệu chứng thực thể: Tim đập nhanh, hồi hộp, nhức đầu, đi tiểu thường xuyên, hụt hơi, khó thở, buồn nôn, căng cơ, đổ nhiều mồ hôi, tay lạnh, khô miệng.
Người cao tuổi bị rối loạn lo âu thường xuyên lo lắng về nhiều thứ
Mặc dù các triệu chứng là một khía cạnh quan trọng để chẩn đoán chứng lo âu ở người cao tuổi. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ như thế nào. Tình trạng lo âu được coi là có bất thường khi nó cản trở hoạt động hàng ngày, chất lượng cuộc sống và thậm chí cả sức khỏe của người bệnh.
Các dạng rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) được cho là chứng rối loạn lo âu phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Những người bị GAD thường xuyên lo lắng về nhiều thứ khác nhau. Họ sợ hãi điều tồi tệ nhất trong mọi tình huống, ngay cả khi nỗi sợ đó là vô căn cứ.
Người lớn tuổi bị GAD thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng và cảnh giác cao độ. Họ có thể hiểu rằng sự lo lắng của họ là quá mức nhưng họ lại không thể kiểm soát được cảm xúc của mình. GAD thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi hơn so với nam giới, đặc biệt là trong trường hợp ly hôn, ly thân hay mất chồng hoặc bạn tình.
GAD là tình trạng rối loạn lo âu thường gặp nhất ở người cao tuổi
Các loại rối loạn lo âu khác có thể gặp ở người lớn tuổi là:
-Rối loạn lo âu xã hội: Người bệnh cảm thấy rất lo lắng và tự ti trong các tình huống tiếp xúc với người khác, đến nơi đông người, tham gia 1 bữa tiệc… Họ sợ sự phán xét từ người khác, sợ tình huống khiến bản thân phải xấu hổ.
-Rối loạn ám ảnh: Người bệnh sợ hãi cực độ về một thứ gì đó và có xu hướng tránh né nó, ví dụ như sợ khoảng trống, sợ độ cao, côn trùng…
-Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Người lớn tuổi mắc chứng OCD phải vật lộn với những suy nghĩ hoặc hành vi cưỡng chế lặp đi lặp lại.
Nguyên nhân gây rối loạn lo âu ở người lớn tuổi là gì?
Có nhiều yếu tố có liên quan đến chứng rối loạn lo âu ở người cao tuổi như:
- Do quá trình lão hóa: Cùng với quá trình lão hóa, một số hormone hạnh phúc giúp điều chỉnh tâm trạng, thúc đẩy cảm giác an toàn và tự tin bị giảm đi, ví dụ như serotonin và dopamin.
- Các sự kiện gây sốc, căng thẳng và lo sợ trong cuộc sống (ví dụ như sự ra đi của người thân yêu, đặc biệt là những người cùng lứa tuổi, người bạn đời).
- Giảm khả năng vận động thể chất khiến họ bị giới hạn không gian, quanh quẩn trong nhà, ít ra ngoài tiếp xúc với người khác, thậm chí chỉ nằm một chỗ.
- Mất cảm giác an toàn về vấn đề tài chính: nỗi lo về tài chính, chi phí thuốc men, viện phí, bị lừa đảo tiền bạc… đè nặng trong khi người già bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập khi quá tuổi lao động.
Nỗi lo về tài chính dễ khiến người cao tuổi bị rối loạn lo âu
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ: Có nhiều nguyên nhân khiến người già bị mất ngủ như sự sụt giảm hormon tăng trưởng (HGH) do quá trình lão hóa, bệnh tật… Việc thiếu ngủ, mất ngủ tác động đến sức khỏe tâm thần, khiến người bệnh dễ mắc rối loạn lo âu.
- Mắc các bệnh lý mạn tính, ví dụ như tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy tim, suy thận…
- Do tác dụng phụ của thuốc.
- Lạm dụng rượu.
Làm thế nào để giúp người cao tuổi vượt qua rối loạn lo âu?
Có rất nhiều người lớn tuổi dù đang vật lộn với tình trạng rối loạn lo âu nhưng lại không tìm kiếm sự hỗ trợ. Nguyên nhân là bởi họ xấu hổ khi nói về tình trạng của mình, nghĩ rằng đó là điều bình thường khi về già và sự thiếu hiểu biết về bệnh lý tâm thần.
Người cao tuổi cần biết rằng, người bệnh này sẽ không thể tự thoát ra khỏi chứng rối loạn lo âu. Nó không thể tự biến mất mà cần được điều trị và nhận sự giúp đỡ từ người khác. Rối loạn lo âu thường được điều trị bằng tâm lý trị liệu, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai.
Tâm lý trị liệu
Với phương pháp tâm lý trị liệu, bệnh nhân sẽ trò chuyện với chuyên gia tâm lý và được áp dụng các liệu pháp như liệu pháp tiếp xúc (liên quan đến việc đối mặt với sợ hãi để trở nên thoải mái hơn trước những đối tượng đó) và liệu pháp nhận thức hành vi (CBT - giúp bạn xác định các kiểu tư duy sai lệch, gây lo lắng, từ đó thay đổi chúng).
Tâm lý trị liệu giúp người cao tuổi vượt qua rối loạn lo âu
Dùng thuốc điều trị
Các thuốc điều trị rối loạn lo âu sẽ được bác sĩ kê đơn sau khi thăm khám. Các thuốc thường dùng là thuốc an thần, (ví dụ như benzodiazepin) và thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị triệu chứng thực thể (thuốc chẹn beta). Thuốc tây điều trị rối loạn lo âu sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng, vì vậy bệnh nhân chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Một giải pháp an toàn dành cho người lớn tuổi bị rối loạn lo âu đó là dùng sản phẩm BoniBrain của Mỹ. Sản phẩm này có thành phần từ tự nhiên, giúp tăng tiết hai hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin. Nhờ đó, người dùng sẽ bình tĩnh hơn, vui vẻ, hạnh phúc, giảm bớt căng thẳng, lo lắng.
Ngoài ra, để tình trạng rối loạn lo âu ở người cao tuổi được cải thiện tốt hơn thì người bệnh nên kết hợp thêm các biện pháp như ngủ đủ giấc, thiền, yoga, chánh niệm , hít thở sâu, tránh các chất kích thích như cafein, nicotin, rượu…
Cuối cùng, bạn cần biết rằng việc lo lắng thái quá không phải là một phần của quá trình lão hóa. Và bạn không cần phải chấp nhận sống chung với nó, thay vào đó, hãy thực hiện các biện pháp trên để sớm thoát khỏi tình trạng rối loạn lo âu ở người cao tuổi nhé!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập