Cách kiềm chế cơn tức giận đang bùng cháy bên trong bạn

Mục lục [Ẩn]

 

   Tức giận là một trong những loại cảm xúc cơ bản nhất của con người, mức độ có thể từ khó chịu nhẹ đến giận dữ dữ dội, đó là lý do tại sao chúng ta phải học cách kiểm soát cơn tức giận thay vì để nó chiếm lấy toàn bộ cơ thể mình. Quản lý cơn tức giận không phải là đổ lỗi cho người khác hay cố gắng kìm nén cơn giận của bạn, mà là thể hiện sự tức giận theo cách tích cực, trung thực và hiệu quả.

 

Cách kiềm chế cơn tức giận đang bùng cháy bên trong bạn

 

Có phải tất cả cơn tức giận đều xấu?

    Thế giới mà chúng ta sống đang ở giữa một cuộc khủng hoảng cảm xúc. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào thì chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp một ai đó đang thể hiện sự tức giận của họ. Nó có thể xuất hiện trên đường sau một cú va chạm giao thông nhẹ, hoặc ở văn phòng làm việc sau một cuộc tranh luận giữa những quan điểm bất đồng, hay ở góc chợ trong một cuộc tranh cãi về giá cả… Vậy tại sao tức giận lại phổ biến như vậy? Liệu có phải tất cả cơn thịnh nộ đều xấu?

    Chúng ta thừa nhận rằng đa phần cơn tức giận là một phản ứng thừa thãi và không có ích. Nó khiến mỗi cá nhân trong chúng ta trở nên mất kiểm soát, có những hành vi và lời nói gây tổn thương tới người khác, ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ giữa con người và con người. Với bản thân người tức giận, huyết áp của họ tăng cao, gan bị tổn hại và từng tế bào trong họ bị phá hủy bởi những nguồn năng lượng tiêu cực.

    Thế nhưng, cơn tức giận thực ra không phải lúc nào cũng xấu. Sự giận dữ có thể là một phản ứng lành mạnh và tất yếu đối với sự bất công, chẳng hạn như công cuộc đấu tranh của các nền văn hóa để giải phóng bản thân khỏi ách thống trị. Nó tạo ra năng lượng và nguồn động lực to lớn, thúc đẩy các nhóm công nhân tham gia đình công để được trả công xứng đáng hơn, giờ làm hợp lý hơn hoặc để bảo vệ nhân quyền.

   Ở mức độ cá nhân, sự tức giận có thể tốt nếu nó được thể hiện một cách lành mạnh và ở mức độ vừa phải thay vì sử dụng để trừng phạt hoặc làm hại một ai đó. Ví dụ: một đứa bé vì mải chơi không nghe lời cha mẹ mà lao ra đường, bạn có thể tỏ ra tức giận bằng ánh mắt hoặc một vài lời nói để cảnh cáo đứa bé. Nhưng sau đó, bạn phải đưa cảm xúc của mình về trạng thái bình thường và phân tích cho con về hành động nguy hiểm của chúng.

 

Phản ứng của cơ thể bạn với sự tức giận

    Khi bạn tức giận, cơ thể tăng tiết cortisol và adrenalin, các hormone phản ứng lại sự căng thẳng, sợ hãi và tức giận. Bạn nhận được một nguồn năng lượng thúc đẩy bạn chiến đấu. Máu chảy tới tay và từng cơ bắp nhiều hơn, tim bạn đập nhanh hơn, đồng tử giãn ra, bạn đổ mồ hôi. Trong trạng thái này, sự gây hấn tăng lên, bạn có thể cao giọng, chỉ trỏ buộc tội, nhìn chằm chằm vào đối phương, nhăn mặt, vung tay, đe dọa bằng lời nói.

 

Phản ứng của cơ thể bạn với sự tức giận

 

    Bị đẩy đến mức cực đoan, bạn như đang bị thôi thúc phải hạ gục hoặc đánh đập đối phương theo đúng nghĩa đen. Bạn muốn trở thành kẻ thống trị trong tình huống này, bạn đáp trả bằng những hành động mang tính trả đũa để bảo vệ bản thân và ngăn chặn sự chèn ép từ đối phương.

    Giận dữ được xem là một trong những xung động cảm xúc khó kiểm soát nhất bởi bản thân chúng ta ngay từ khi sinh ra đã tồn tại một cơ chế phòng vệ trước những nguy hiểm và cơn tức giận chính là công cụ giúp chúng ta thực hiện điều đó.

 

Bạn đối phó với sự tức giận như thế nào?

    Khi một cơn tức giận ập tới, dù nguyên nhân có là gì đi chăng nữa thì tất cả chúng ta đều có hai cách đối phó chung, đó là kìm nén và xả giận. Trong đó, không có cách nào là đúng và cách nào là sai hoàn toàn. Quan trọng là chúng ta cần biết khi nào mình nên kìm nén và khi nào nên xả giận.

     Trước tiên hãy nói đến kìm nén cơn giận. Chúng ta nuốt cơn tức giận của mình và kìm nén những cảm xúc tiêu cực vào bên trong cơ thể. Về mặt tích cực, phương pháp này biến chúng ta thành một con người điềm tĩnh trong mắt người khác, đôi khi là cả sự ngưỡng mộ mà họ dành cho chúng ta. Trong một khoảng thời gian ngắn, các mối quan hệ của chúng ta không bị phá tan tành bởi cơn tức giận. Nhưng mặt trái của nó, kìm nén lại rất hại cho cơ thể.

    Những cơn tức giận không được giải quyết kịp thời sẽ trở thành mãn tính. Nồng độ cortisol và adrenaline trong cơ thể chúng ta luôn ở mức cao. Về mặt thể chất, nó ảnh hưởng tới huyết áp, nhịp tim, gây nhiều bệnh lý mãn tính nguy hiểm. Về mặt tinh thần, chúng ta trở thành một người nhạy cảm, dễ cáu kỉnh và dễ dẫn đến trầm cảm. Các chuyên gia tâm lý tin rằng sự tức giận có khả năng nuôi dưỡng chính nó dựa trên hiệu ứng tích lũy.

    Ví dụ, ngay cả những người mẹ yêu thương, tận tụy nhất cũng có thể kinh hoàng về chính bản thân khi thấy mình đã la mắng con chỉ vì một điều nhỏ nhặt. Đó chính là hậu quả của việc không biết cách xoa dịu những bực bội đã tồn đọng trong một khoảng thời gian dài.

    Sự tức giận khi đó giống như một ly nước, cứ mỗi lần bạn giận dữ, ly nước đó lại đầy hơn một chút. Tới một lúc nào đó, chỉ một sự việc đơn giản thôi cũng giống như một giọt nước bé nhỏ làm tràn chiếc cốc đang chứa đầy sự giận dữ của bạn. Người hứng chịu khi đó không ai khác là chính người thân và người xung quanh bạn. Họ thay đổi cách nhìn, trở nên xa lánh với bạn. Các mối quan hệ vì đó cũng dần đổ vỡ.

    Tiếp theo hãy cùng nói về phương pháp thứ hai, đó là xả cơn giận dữ ra ngoài. Cách này có thể giúp bạn nhanh chóng nguôi đi cơn giận và nó rất tốt cho bản thân. Nhưng ngược lại, những người xung quanh sẽ phải hứng chịu toàn bộ cơn tức giận của bạn. Trong mắt họ, bạn giống một kẻ nông nổi, thậm chí là kẻ “điên” và đương nhiên, cách này sẽ không hề tốt cho các mối quan hệ bạn đang có.

 

Bạn đối phó với sự tức giận như thế nào?

 

    Tuy vậy, bạn vẫn có thể xả cơn giận đó ra ngoài một cách lành mạnh. Ví dụ, bạn đến một nơi nào đó thật yên tĩnh mà không có bất kỳ ai khác ngoài bạn, khi đó bạn có thể trút toàn bộ sự bực tức của mình bằng lời nói hay bất cứ hành động gì mà bạn muốn. Hoặc một cách đơn giản khác đó là hãy về nhà, bước vào căn phòng của mình và đóng kín cửa, sau đó vùi mặt vào gối và hét thật to, thậm chí là đập phá chăn gối nếu điều đó khiến bạn cảm thấy thoải mái.

 

Làm thế nào để kiềm chế những cơn giận vô ích?

    Tức giận có thể trở thành vấn đề lớn đối với một người nếu nó gây ra sự bộc phát cực độ, gây hấn và thậm chí là bạo lực. Điều rất quan trọng là phải kiểm soát được thứ cảm xúc mãnh liệt này để tránh làm hoặc nói một điều gì đó mà chúng ta có thể sẽ hối tiếc về sau. Dưới đây là 5 cách mà bạn có thể thử để giảm bớt hoặc kiểm soát tính nóng nảy của mình:

 

1. Suy nghĩ trước khi hành động

    Một người có thể nhanh chóng có những hành động bốc đồng trước những lời nói, cử chỉ gây hấn từ người khác. Tuy nhiên, hãy học tính nhẫn nhịn và suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra hành động của mình.

    Hãy cân nhắc những lợi ích và nguy cơ bạn có thể gặp phải nếu nổi cơn giận với người đó. Bình tĩnh và suy nghĩ về động cơ của những lời nói, cử chỉ gây hấn, xem xét xem nó có thực sự đáng để bạn trở nên nổi đóa hay không. Bằng cách này, bạn có thể hạn chế được rất nhiều những lần tức giận không đáng có.

 

2. Tập thiền

    Phần lớn cơn tức giận đến từ những suy nghĩ sai lệch. Trong khi đó, thiền lại là một hình thức tập luyện giúp bạn nuôi dưỡng tâm trí, nhìn sự vật, hiện tượng dưới con mắt tỉnh thức. Khi đó, trước mọi sự việc, bạn sẽ nhìn nhận chúng một cách khách quan nhất, sáng suốt nhất và tránh được rất nhiều cơn tức giận vô ích.

 

 Tập thiền

 

3. Không cố giải quyết vấn đề khi bạn đang mệt mỏi

    Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần, nếu bạn đã cố gắng giải quyết một vấn đề bằng rất nhiều cách khác nhau mà vẫn không đạt hiệu quả, thì đây là lúc bạn nên tạm dừng việc giải quyết vấn đề đó lại và thay thế bằng những hành động chăm sóc bản thân.

    Giải quyết vấn đề trong trạng thái mệt mỏi, u uất chỉ khiến mọi thứ thêm rối loạn hơn và cơn tức giận sẽ dễ bùng phát hơn.

 

4. Học cách tha thứ

    Tha thứ là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ. Nếu một người cho phép những cảm xúc tiêu cực và giận dữ lặp đi lặp lại trong tâm trí, những suy nghĩ này có thể nuốt chửng họ trong cay đắng. Tha thứ cho bản thân hoặc một người nào đó sau những tội lỗi mà bạn hoặc họ đã gây ra sẽ giúp tâm trí bạn thanh thản hơn. Mỗi lần tha thứ là một lần bạn học hỏi thêm được một điều gì đó ý nghĩa và củng cố thêm cho kinh nghiệm giải quyết vấn đề của bản thân.

 

5. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp

    Nếu tất cả các chiến lược đối phó trên vẫn không thể giúp bạn kiểm soát được tính khí nóng nảy của mình, bạn nên cân nhắc việc tham khảo ý kiến từ những chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn vượt qua các tác nhân cơ bản có thể gây ra cơn thịnh nộ hoặc các vấn đề cảm xúc khác.

 

   Học cách kiểm soát cơn tức giận là một kỹ năng đầy thử thách với tất cả chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải biết khi nào nên kiềm chế cơn giận, khi nào nên xả nó ra ngoài và làm thế nào để tiết chế bớt những cơn giận vô ích. Chúc các bạn thành công!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Áp lực đồng trang lứa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách vượt qua

Áp lực đồng trang lứa là tình trạng một ai đó áp lực khi không đạt được thành công giống bạn bè đồng trang lứa.

Lợi ích của đọc sách với sức khỏe tinh thần

 Đọc sách không chỉ cung cấp cho chúng ta những kiến thức hữu ích mà nó còn giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng hiệu quả. Đặc biệt với người bị mất ngủ do lo lắng, suy nghĩ nhiều.

Tại sao tôi lại có những nỗi buồn vô cớ?

Buồn bã là cảm xúc cơ bản của con người, nhưng thường xuyên có nỗi buồn vô cớ thì đó có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng…

Làm cách nào để luôn giữ được suy nghĩ tích cực, lạc quan mỗi ngày?

Để giữ được suy nghĩ tích cực, bạn cần tập trung vào những điều tốt đẹp, luôn cảm thấy biết ơn, luôn nở nụ cười, ở gần những người tích cực,...

5 bước áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi CBT

Liệu pháp nhận thức hành vi CBT là liệu pháp thường được sử dụng trong trị liệu tâm lý. Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị các rối liên quan đến sợ hãi, nghiện, trầm cảm và lo âu. 
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Tôi đau đớn đi trình báo công an nhưng khả năng lấy lại được tiền là rất thấp bởi công an bảo hầu hết các máy chủ đều ở nước ngoài do người nước ngoài quản lý, đã rất nhiều người bị lừa như tôi.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi