Nghệ thuật khám phá bản thân: Cách tìm kiếm năng lực thực sự của bạn

 

   Bạn có đang cảm thấy mất phương hướng, mơ hồ về tương lai phía trước? Bạn có nghĩ rằng bản thân đang không sống với đam mê và năng lực thực sự của mình? Học cách khám phá bản thân, tìm ra các kỹ năng và tài năng tiềm ẩn bên trong sẽ giúp bạn thoát khỏi bế tắc và có một cuộc sống viên mãn hơn.

 

“Tôi có tài năng nào hay không?”

    Có lẽ rất nhiều người trong số chúng ta hàng ngày vẫn đang phải vật lộn với những câu hỏi “tài năng thực sự của tôi là gì?”, “làm sao để tôi tìm thấy đam mê và tài năng của mình?”. Thật không may, khi chúng ta không nhận thức được năng lực tiềm ẩn bên trong mình, chúng ta có thể lao vào những công việc và sự nghiệp khiến bản thân cảm thấy bế tắc và thất vọng.

    Chúng ta cảm thấy lạc lõng, bối rối, mất phương hướng và thất vọng với chính mình. Nếu những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực này cứ kéo dài mãi, nó có thể dẫn tới một số tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm.

    Tin tốt là tất cả chúng ta đều có những kỹ năng và tài năng độc đáo đang chờ được khám phá. Năm 1983, giáo sư đại học Harvard - nhà tâm lý học Howard Gardner đã chứng minh rằng con người có tất cả 8 loại hình thông minh khác nhau. Mỗi người trong số chúng ta đều mang ít nhất một trong số tám loại trí thông minh đó. Quan trọng là bạn có nhận ra mình thuộc kiểu trí thông minh nào hay không mà thôi.

    Giáo sư Howard Gardner gọi phát minh này là “Học thuyết Đa trí tuệ”. 8 loại hình thông minh mà ông đề cập bao gồm:

 

  • Trí thông minh không gian - thị giác: Bạn có năng khiếu hội họa, thiết kế, giỏi hình học không gian, có gu thẩm mỹ độc đáo…
  • Trí thông minh thể chất: Bạn giỏi các loại vũ đạo hoặc các môn thể dục thể thao.
  • Trí thông minh âm nhạc: Bạn có năng khiếu hát, học và chơi nhiều loại nhạc cụ, bạn nhạy cảm với các giai điệu.
  • Trí thông minh ngôn ngữ: Bạn thích đọc và thích viết lách, bạn tự tin giao tiếp bằng lời nói, thích kể chuyện…
  • Trí thông minh logic - toán học: Bạn có khả năng phân tích, xử lý vấn đề một cách logic. Bạn thường thích học các môn khoa học tự nhiên, thích vi tính, làm thí nghiệm, bạn hợp với con đường nghiên cứu…
  • Trí thông minh tương tác - xã hội: Bạn là người có khả năng giao tiếp tốt, dễ dàng đồng cảm hoặc trò chuyện với một ai đó. Bạn có thể gắn kết các cá nhân trong một tập thể. Bạn thường là người giải quyết mâu thuẫn trong nhóm…
  • Trí thông minh liên cá nhân: Còn được gọi là trí thông minh nội tâm. Bạn có khả năng phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Bạn ý thức rất rõ về giá trị của mình.
  • Trí thông minh tự nhiên: Bạn là người yêu thích thiên nhiên, yêu quý động vật, cây cối, cảnh đẹp. Bạn hứng thú với những công việc trồng trọt, nuôi dưỡng động vật cũng như các hoạt động leo núi, cắm trại…

 

8 loại trí thông minh của con người

8 loại trí thông minh của con người

 

Làm thế nào để khám phá tài năng của bạn?

    Với mỗi loại trí thông minh khác nhau thì bạn sẽ mang những tài năng và định hướng sự nghiệp khác nhau. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn để khám phá năng lực của bản thân mình.

 

1. Nghĩ về đam mê của bạn

    Những hoạt động nào bạn thích khi còn nhỏ hoặc ở độ tuổi thiếu niên? Những hoạt động nào khiến bạn thấy mình bị thu hút khi trưởng thành? Bạn thích tìm hiểu về những chủ đề hoặc sở thích nào? Ngày bé bạn thường dành thời gian rảnh để làm gì?

    Những thứ bạn bị thu hút từ khi còn nhỏ thường phản ánh phần nào tài năng hoặc sở thích bẩm sinh của mình. Hãy suy ngẫm và nhìn lại về những sở thích, kỹ năng, môn học ở trường đã thu hút bạn nhiều nhất.

    Ví dụ, nếu bạn thích viết lách như viết nhật ký, bạn có thể có tài năng bẩm sinh về giao tiếp và kể chuyện. Nếu bạn thích nấu ăn, bạn có thể có khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Bắt đầu thu thập manh mối từ những ngày thơ ấu sẽ là cách tuyệt vời để tìm ra tài năng và niềm đam mê của bạn.

 

2. Chú ý đến lời khen và nhận xét

    Hãy lắng nghe cách mà người khác mô tả về phẩm chất của con người bạn. Kỹ năng của bạn có thể được tiết lộ thông qua cách mọi người khen ngợi. Ví dụ, nếu đồng nghiệp của bạn thường xuyên khen ngợi sự kiên nhẫn hoặc khả năng giải thích mọi thứ rõ ràng của bạn, thì bạn có thể có kỹ năng giảng dạy hoặc cố vấn tốt. Đây là cách tìm kiếm tài năng rất hữu ích cho bạn.

 

3. Yêu cầu lời nhận xét từ bạn bè và gia đình

    Ngoài ra, bạn có thể hỏi bạn bè, thành viên trong gia đình và đồng nghiệp để nhận phản hồi về năng lực của bạn trong các lĩnh vực khác nhau. Họ nghĩ bạn xuất sắc ở điểm nào? Họ nghĩ bạn thích làm gì?

    Đôi khi, những người khác lại có thể nhìn thấy điểm mạnh của chúng ta rõ ràng và khách quan hơn chính chúng ta. Nhưng hãy cân nhắc lựa chọn và hỏi những người mà bạn tin tưởng, họ sẽ đưa ra phản hồi trung thực nhất.

 

4. Cân nhắc những kỹ năng bạn đã có

    Rất có thể những kỹ năng tiềm ẩn của bạn đã được khai thác từ lâu nhưng bạn lại không để tâm tới nó. Bằng cách suy nghĩ về những kỹ năng bạn đã sử dụng trong công việc hiện tại hoặc trước đây, sở thích hoặc các lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn, bạn có thể khám phá ra những kỹ năng liên quan mà mình chưa từng chú tâm tới trước đây.

 

5. Bước khỏi vùng an toàn, thử thách những điều mới

     Trở ngại lớn nhất khiến chúng ta cứ mãi không tìm ra năng lực thực sự của mình đó chính là chiếc vòng an toàn mà mỗi chúng ta đã tự vẽ ra. Có thể trong cuộc sống có mức cạnh tranh rất cao hiện nay, chúng ta chấp nhận một công việc không phải đam mê của mình, cũng không phải công việc mình có thể hoàn thiện một cách xuất sắc, nhưng nó lại đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của bạn.

    Lời khuyên cho bạn trong trường hợp này đó là hãy từng bước bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Nếu hồi nhỏ bạn từng có sở thích vẽ tranh nhưng vì bố mẹ muốn bạn trở thành luật sư, bác sĩ và hiện tại bạn đang làm những công việc đó thì hãy thử dành ra một chút thời gian cuối tuần để tham gia một buổi triển lãm hoặc đơn giản là một lớp học vẽ. Bạn có thể khám phá ra năng lực tiềm ẩn mà mình đã bỏ quên.

 

Bước ra khỏi cùng an toàn của bản thân, chào đón những thử thách mới

Bước ra khỏi cùng an toàn của bản thân, chào đón những thử thách mới

 

    Dưới góc độ công việc, bạn cũng nên khám phá các ngành nghề và vai trò công việc khác nhau để tìm ra những ngành phù hợp với sở thích và thế mạnh của bạn.

 

6. Thử thách giới hạn của bản thân

    Thử thách bản thân là một cách tuyệt vời để tìm kiếm tài năng của bạn. Khi đối mặt với một nhiệm vụ hoặc tình huống khó khăn và bạn đã đẩy mình tới giới hạn, bạn có thể ngạc nhiên khi phát hiện ra tài năng thiên bẩm về giải quyết vấn đề, lãnh đạo hoặc sáng tạo của mình.

 

7. Tìm kiếm sự cố vấn

    Trong trường học, đặc biệt là các trường đại học, luôn có những vị trí cố vấn mà bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ. Một người cố vấn có thể cung cấp cho bạn hướng dẫn, lời khuyên và hỗ trợ khi bạn định hướng sự nghiệp và phát triển bản thân.

    Họ cũng có thể giúp bạn xác định tài năng bẩm sinh của mình và cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cách phát triển chúng lên tầm cao mới. Hãy tìm một người cố vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn quan tâm.

 

Làm thế nào để nuôi dưỡng tài năng của mình?

    Tìm kiếm được tài năng thực sự của mình là một điều rất khó, nhưng làm thế nào để chúng ta nuôi dưỡng và phát triển nó thì lại càng khó hơn. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:

 

1. Tập trung vào thành thạo kỹ năng, không so sánh

    Hãy đặt sự tập trung của mình vào việc liên tục cải thiện kỹ năng của bạn chứ không phải so sánh bản thân với người khác. Hãy ghi nhớ rằng, bạn vừa mới khám phá được năng lực tiềm ẩn của mình, còn người khác đã dành cả chục năm hoặc thậm chí là vài chục năm để hoàn thiện nó.

 

2. Đặt mục tiêu có thể đạt được

    Đặt mục tiêu cụ thể trong phạm vi vừa phải sẽ cho phép bạn từng bước xây dựng kỹ năng của mình. Hoàn thành từng mốc mục tiêu sẽ thúc đẩy sự tự tin và nâng cao động lực cho bạn. Đặt sự kỳ vọng quá cao sẽ chỉ khiến bạn chán nản và thúc đẩy mong muốn bỏ cuộc khi bạn không đạt được nó.

 

Đặt mục tiêu hợp lý với từng giai đoạn phát triển năng lực của bạn

Đặt mục tiêu hợp lý với từng giai đoạn phát triển năng lực của bạn

 

3. Đừng quá quan tâm đến kết quả

    Khi thực hành các kỹ năng của bạn, hãy tập trung vào quá trình chứ không phải kết quả cuối cùng. Chú ý đến sự tiến bộ qua từng ngày của bạn, đừng quá đặt nặng việc mình phải thực hiện nó thật hoàn hảo.

    Viết nhật ký hoặc ghi chú để ghi lại sự phát triển kỹ năng của bạn theo thời gian, lưu ý cả những thành công và thách thức của bạn. Nhìn thấy sự tiến bộ của mình từng ngày sẽ giúp bạn củng cố thêm giá trị cho bản thân.

 

4. Thất bại là mẹ thành công

   Phát triển một kỹ năng mới ắt sẽ không tránh khỏi việc thất bại. Hãy xem đây là cơ hội để bạn học hỏi và phát triển.

 

   Tìm kiếm năng lực thực sự của bản thân sẽ cần rất nhiều thời gian, thử nghiệm và thậm chí là nếm trải những thất bại. Trên hết, hãy khám phá các hoạt động và sở thích mới với một tâm hồn cởi mở, hãy chú ý và tận hưởng những khoảnh khắc tiến bộ. Tài năng của bạn sẽ bộc lộ dần dần thông qua hành trình khám phá bản thân. Chúc bạn thành công!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Trầm cảm vì vỡ mộng làm giàu

Chuyện làm giàu không phải là dễ, nó đã khiến không ít người bị vỡ mộng. Họ thất bại trong việc làm ăn, nợ nần chồng chất, trở nên bi quan, tuyệt vọng, dần mắc bệnh trầm cảm.

Hội chứng sợ vật nhọn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng sợ vật nhọn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thông thường khi mắc bệnh tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định trị liệu tâm lý kết hợp dùng thuốc hỗ trợ. Thế nhưng, nhiều trường hợp người bệnh không thừa nhận bản thân mắc bệnh, không chịu uống thuốc.

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19. Làm sao để vượt qua?

Các lầm tưởng về bệnh trầm cảm thường gặp hiện nay

Bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến ở xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về căn bệnh này, dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Vậy những lầm tưởng đó là gì?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi