Trẻ nghiện điện thoại: Ảnh hưởng tâm lý và giải pháp can thiệp

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiện nay, công nghệ phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc trẻ em được tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính ngày càng sớm. Điều này khiến cho tình trạng trẻ nghiện các thiết bị điện tử trở thành vấn đề gây đau đầu cho không ít gia đình.

 

Trẻ nghiện điện thoại mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Trẻ nghiện điện thoại mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

 

Nguyên nhân khiến trẻ nghiện điện thoại

   Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ nghiện điện thoại:

  • Có thể tiếp cận sớm và dễ dàng: Hiện nay, điện thoại đã trở nên phổ biến và dễ dàng tiếp cận hơn. Ở nhiều gia đình, trẻ được cha mẹ cho tiếp cận điện thoại từ rất sớm như cho trẻ xem video, chơi game để rảnh tay làm những việc khác, để bé ăn nhanh hơn, không khóc nữa. Dần dần, trẻ quen với việc dành nhiều thời gian xem điện thoại, phụ thuộc dần vào công nghệ.
  • Do sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ: Nhiều phụ huynh coi điện thoại là “phụ tá đắc lực” trong việc trông con, vô tư để cho con nghịch điện thoại để dành thời gian làm việc khác. Ngoài ra, việc cha mẹ thường xuyên dùng điện thoại cũng khiến trẻ nhìn thấy và bắt chước.
  • Có nhiều nguồn giải trí hấp dẫn: Điện thoại có chứa rất nhiều hoạt động giải trí như trò chơi, video,... có sức hấp dẫn rất lớn với trẻ em. Những ứng dụng này được thiết kế để thu hút người sử dụng trong một thời gian dài và khó dứt ra được.
  • Để tránh những áp lực xung quanh: Trong một số trường hợp, trẻ sử dụng điện thoại để trốn tránh những áp lực, những cảm xúc tiêu cực xung quanh. Ví dụ: Trẻ chìm đắm trong thế giới ảo, với những người bạn ảo để vơi bớt nỗi cô đơn khi gia đình không hạnh phúc, bố mẹ không quan tâm,...

 

Trẻ nghiện điện thoại bị ảnh hưởng tâm lý ra sao?

Tiếp xúc quá mức với điện thoại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cả về tâm lý, thể chất và các mối quan hệ của trẻ, cụ thể:

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

   Ảnh hưởng nhìn thấy được đầu tiên chính là những ảnh hưởng trên thể chất. Sử dụng điện thoại trong thời gian dài khiến trẻ dễ bị mỏi mắt, ngứa mắt, suy giảm thị lực,... Việc sử dụng điện thoại bất kể ngày đêm cũng khiến trẻ dễ dàng bị các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ hay giật mình,...

 

Sử dụng điện thoại quá nhiều làm suy giảm thị lực của trẻ.

Sử dụng điện thoại quá nhiều làm suy giảm thị lực của trẻ.

 

   Chiếc điện thoại có khả năng thu hút toàn bộ sự chú ý và tập trung của trẻ, khiến trẻ không còn quan tâm và hứng thú với các hoạt động diễn ra xung quanh. Trẻ có xu hướng ngồi hoặc nằm ì một chỗ để xem điện thoại nên ít khi hoạt động thể dục thể thao. Điều này khiến trẻ bị tăng nguy cơ béo phì. Ngoài ra, việc luôn cúi mặt nhìn điện thoại cũng khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ bị trẹo cổ, lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ,…

Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ

   Bên cạnh các tác động tiêu cực về thể chất, nghiện điện thoại còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý cao. Các bước sóng của điện thoại tác động đến não bộ, khiến thần kinh mệt mỏi, căng thẳng,...

   Khi đã quen thuộc với việc nghịch điện thoại trong thời gian dài, nếu phải “xa” điện thoại, trẻ dễ trở nên căng thẳng, cáu gắt, rối loạn cảm xúc và hành vi.

   Bên cạnh đó, những nội dung tiêu cực trên điện thoại khiến trẻ có xu hướng thực hiện các hành vi, suy nghĩ lệch lạc. Việc tiếp xúc với điện thoại từ sớm khi tâm lý còn chưa trưởng thành khiến trẻ dễ gặp  phải nhiều đối tượng xấu trên mạng, dễ bị đả kích bởi những lời bình luận ẩn danh, những ý kiến trái chiều, những suy nghĩ không tốt khiến tâm lý trẻ nhỏ dễ hoang mang, sợ hãi, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.

Giảm khả năng tập trung

    Nghiện điện thoại làm giảm khả năng tập trung của trẻ. Trẻ luôn nghĩ đến những trò chơi hấp dẫn, những lượt thích và bình luận trên mạng xã hội khiến chúng trở nên xao nhãng, không tập trung vào học tập và các hoạt động khác. Điều này cũng làm suy giảm khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề của trẻ, trẻ dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại thường không có hứng thú với việc tự mình khám phá và giải quyết vấn đề trong thế giới thực.

Thiếu kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội

   Trẻ dành nhiều thời gian để xem điện thoại hay máy tính thường có khả năng phát triển ngôn ngữ kém hơn bình thường. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do trẻ quên đi việc giao tiếp với bên ngoài. Lâu dài, điều này khiến cho trẻ thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp ngoài đời, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tương tác, xây dựng mối quan hệ ngoài đời.

 

Giải pháp can thiệp khi trẻ nghiện điện thoại

Trẻ nghiện điện thoại có thể gây ra hàng loạt các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần, thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Để giải quyết vấn đề trẻ nghiện điện thoại, phụ huynh và nhà trường cần hợp tác chặt chẽ để cùng nhau giúp trẻ thay đổi thói quen này. Dưới đây là một số giải pháp có thể áp dụng:

  • Chia sẻ với con về những tác hại của điện thoại: Cha mẹ nên nhẹ nhàng và khéo léo chia sẻ những ảnh hưởng nghiêm trọng về việc sử dụng điện thoại quá nhiều để trẻ nắm được các ưu - nhược điểm của việc sử dụng điện thoại.
  • Cha mẹ làm gương cho con cái: Để giúp con có thể mau chóng thoát khỏi sự phụ thuộc vào chiếc điện thoại thì chính cha mẹ cũng nên giảm thiểu việc sử dụng điện thoại trước mắt con cái. Ví dụ như khi về đến nhà cha mẹ nên dành thời gian để chơi cùng con thay vì liên tục bấm điện thoại.

 

Cha mẹ nên làm gương cho con cái.

Cha mẹ nên làm gương cho con cái.

 

  • Thiết lập quy tắc sử dụng điện thoại: Gia đình cần thiết lập các quy tắc rõ ràng về thời gian và cách thức sử dụng điện thoại. Cha mẹ nên quy định thời gian sử dụng hàng ngày của trẻ, ví dụ: một ngày chỉ được dùng điện thoại hai tiếng, không được sử dụng trong bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Các quy tắc sẽ giúp trẻ phát triển thói quen sử dụng điện thoại lành mạnh.
  • Khuyến khích hoạt động ngoại khóa: Trẻ liên tục chơi điện thoại đôi khi là vì không có ai trò chuyện, chia sẻ hoặc không có cơ hội để vui chơi, thư giãn bên ngoài. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa như thể thao, âm nhạc, hội họa, giúp trẻ phát triển kỹ năng và sở thích ngoài thế giới số.
  • Tăng cường giáo dục tại trường: Nhà trường cũng nên có những chương trình giáo dục học sinh về tác động tiêu cực của lạm dụng điện thoại. Nhà trường cũng có thể phát triển các chương trình giáo dục về kỹ năng sống, và cách sử dụng công nghệ một cách lành mạnh.
  • Trong trường hợp trẻ có vấn đề nghiêm trọng với nghiện điện thoại, phụ huynh nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.

   Trên đây là một số hậu quả khi trẻ nghiện điện thoại và một số giải pháp. Bằng cách kết hợp các phương pháp trên, cha mẹ và nhà trường có thể giúp trẻ sử dụng điện thoại lành mạnh. Điều này giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của điện thoại với sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi