Chứng mặc cảm ngoại hình: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Xã hội càng phát triển, người ta càng coi trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài. Bởi vậy, khi có khiếm khuyết nào đó như mọc mụn, răng không đều, nốt ruồi to trên mặt, hơi béo hoặc hơi gầy,… đều dễ dàng khiến bạn bị người khác trêu chọc, cô lập hoặc chính bản thân bạn tự mặc cảm về cơ thể mình. Chúng mặc cảm ngoại hình khởi nguồn từ đây!

 

Chứng mặc cảm ngoại hình là gì?

Chứng mặc cảm ngoại hình là gì?

 

Chứng mặc cảm ngoại hình là gì?

   Chứng mặc cảm ngoại hình còn có những tên gọi khác là rối loạn khiếm khuyết cơ thể hay hội chứng sợ xấu (Body dysmorphic disorder – BDD). Đây là tình trạng một người quá chú ý và lo lắng về khuyết điểm ngoại hình của bản thân, ngay cả khi khuyết điểm đó rất nhỏ, người khác cũng khó nhận thấy.

   Người gặp tình trạng này thường cảm thấy xấu hổ, bối rối, tự ti về vẻ bề ngoài của bản thân. Họ có xu hướng tránh né, tự cô lập bản thân với người khác, làm giảm các mối quan hệ xã hội.

 

Nguyên nhân gây chứng mặc cảm ngoại hình

   Hội chứng sợ xấu chủ yếu khởi phát ở khoảng tuổi thanh thiếu niên. Những đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng này bao gồm:

  • Từng bị chế giễu, miệt thị ngoại hình mập mạp, xấu xí.
  • Người phụ nữ bị người yêu/chồng ngoại tình với những cô gái xinh đẹp hơn và nhục mạ ngoại hình của họ
  • Bị bố mẹ bỏ rơi hoặc bạo hành tinh thần, thể chất do khiếm khuyết ngoại hình.
  • Chứng kiến những tổn thất mà người không có ngoại hình phải đối mặt như bị ghét bỏ, không được yêu thương, cơ hội nghề nghiệp hạn chế,…
  • Người có tính cách cầu toàn, theo đuổi sự hoàn hảo.
  • Não bộ mất cân bằng các yếu tố nội sinh, làm gia tăng sự lo lắng về các khuyết điểm trên cơ thể.
  • Sinh sống trong môi trường quá coi trọng vẻ đẹp bên ngoài hoặc sống cùng người bị mặc cảm ngoại hình.
  • Người mắc các bệnh tâm lý khác như rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm cũng dễ bị hội chứng sợ xấu hơn bình thường.

 

Dấu hiệu của người bị rối loạn mặc cảm ngoại hình là gì?

Dấu hiệu của người bị rối loạn mặc cảm ngoại hình là gì?

 

Dấu hiệu của người bị rối loạn mặc cảm ngoại hình

   Người bị rối loạn mặc cảm ngoại hình thường có biểu hiện như sau:

  • Dành nhiều thời gian để quan sát bản thân nhằm phát hiện ra khuyết điểm của cơ thể.
  • Chú ý quá mức đến những khuyết điểm như làn da sạm nám, lỗ chân lông to, mụn, tóc không mượt mà, mũi tẹt, thân hình quá gầy hoặc quá mập,…
  • Chuẩn bị kỹ về mọi thứ trước khi ra ngoài như thay đi thay lại nhiều bộ quần áo, tạo kiểu tóc cầu kỳ, trang điểm tỉ mỉ, sử dụng nước hoa… Họ thường mất nhiều thời gian để có vẻ bề ngoài như ý.
  • Người bị hội chứng sợ xấu rất nghiêm khắc với bản thân trong việc luyện tập và ăn uống. Khi nhìn vào, không ít người lầm tưởng người mắc hội chứng này có chế độ sống lành mạnh và biết cách yêu thương bản thân. Tuy nhiên trên thực tế, người bị mặc cảm ngoại hình thường tập luyện quá độ, ăn kiêng kham khổ,… để sở hữu ngoại hình như mơ ước.
  • Luôn cảm thấy bản thân xấu xí, lo lắng người khác nhìn thấy khuyết điểm sẽ trêu chọc, chế giễu họ.
  • Luôn so sánh bản thân với người khác, rất nhạy cảm với lời nói của người khác về cơ thể mình.
  • Liên tục đặt câu hỏi với người thân về ngoại hình, chẳng hạn như có phải mình xấu xí hay không, có cần phẫu thuật thẩm mỹ hay không…
  • Dành nhiều thời gian để cải thiện vẻ bề ngoài, thậm chí một số người còn phẫu thuật thẩm mỹ. Thế nhưng, dù đã tác động dao kéo, người bị rối loạn mặc cảm ngoại hình vẫn lo âu, tiếp tục tìm kiếm các khuyết điểm trên cơ thể.

 

Rối loạn mặc cảm ngoại hình có hại như thế nào?

Rối loạn mặc cảm ngoại hình có hại như thế nào?

 

Tác hại của chứng mặc cảm ngoại hình

   Người bị hội chứng sợ xấu luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng, đau khổ vì  khuyết điểm trên cơ thể. Họ mất nhiều thời gian để chăm chút ngoại hình, làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, cũng như công việc. Hơn nữa, cảm giác lo âu hiện hữu còn khiến người bệnh thiếu tập trung, giảm khả năng tiếp thu, dễ sai sót trong công việc.

   Để sở hữu ngoại hình như mong muốn, nhiều người bệnh còn áp dụng biện pháp làm đẹp cực đoan như ăn kiêng/tập thể dục quá mức, nghiện phẫu thuật thẩm mỹ… Hệ lụy theo đó là sức khỏe thể chất suy giảm. Người bệnh còn phải đối mặt với áp lực tiền bạc, nguy cơ thất nghiệp do nghỉ việc quá nhiều để đi làm đẹp.

   Nếu không điều trị sớm, cảm giác lo âu, đau khổ kéo dài còn khiến người bệnh dễ bị mất ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu, trầm cảm

 

Cách điều trị rối loạn mặc cảm ngoại hình

   Rối loạn mặc cảm ngoại hình được điều trị chủ yếu bằng biện pháp tâm lý trị liệu. Trong đó, liệu pháp nhận thức hành vi CBT được áp dụng phổ biến nhất.

   Phương pháp này giúp bệnh nhân nhận thức được những suy nghĩ sai lệch, cảm xúc, hành vi tiêu cực và dần thay đổi nó. Sau khi thay đổi nhận thức, các cảm xúc lo âu, căng thẳng, đau khổ và bi quan cũng sẽ được cải thiện.

   Sau khi trị liệu tâm lý, bệnh nhân sẽ giảm bớt sự chú ý về các khuyết điểm của cơ thể, không ăn kiêng, tập thể dục quá mức, đồng thời hạn chế được tình trạng nghiện phẫu thuật thẩm mỹ. Ngoài ra, người bệnh cũng dần điều chỉnh lại thói quen chải chuốt quá mức, trở nên tự tin hơn về ngoại hình của bản thân.

   Ngoài ra, nhà trị liệu còn hướng dẫn cho người bệnh những kỹ năng đối phó với tình huống tiêu cực gây căng thẳng, stress trong cuộc sống.

   Trường hợp bệnh nhân lo âu, căng thẳng quá mức, bác sĩ sẽ phối hợp thêm các thuốc an thần, chống trầm cảm kết hợp với trị liệu tâm lý để đạt hiệu quả tối ưu.

   Như vậy, rối loạn mặc cảm ngoại hình có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về sức khỏe, đặc biệt là tăng nguy cơ trầm cảm. Do đó, tình trạng này cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu cần hỗ trợ gì, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài 0243.760.6666 giờ hành chính, các chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Hội chứng FOMO là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng FOMO là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư do nguyên nhân nào gây ra?

Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư do nguyên nhân nào gây ra?

Rối loạn tâm thần sau quan hệ tình dục không an toàn

Việc quan hệ tình dục không an toàn không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thậm chí là mắc rối loạn tâm thần.

Bị rối loạn lo âu, trầm cảm có bệnh nền là cao huyết áp có dùng được BoniBrain không?

Bị rối loạn lo âu, trầm cảm có bệnh nền là cao huyết áp có dùng được BoniBrain không?

Người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thông thường khi mắc bệnh tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định trị liệu tâm lý kết hợp dùng thuốc hỗ trợ. Thế nhưng, nhiều trường hợp người bệnh không thừa nhận bản thân mắc bệnh, không chịu uống thuốc.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

    Ngày tôi nhận bằng tốt nghiệp cũng là ngày tôi phát hiện ra mình có bầu, đám cưới của chúng tôi đã diễn ra sau đấy không lâu. Nhưng đó mới là lúc bi kịch của cuộc đời tôi bắt đầu.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi