Trầm cảm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

    Hiện nay, trầm cảm đang trở thành mối lo ngại lớn của toàn thế giới. Theo ước tính của WHO, có hơn 300 triệu người trên toàn cầu đang phải chung sống với căn bệnh này.

   Trầm cảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bản thân người bệnh và cả những người xung quanh họ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh trầm cảm nhé!

 

Trầm cảm nguy hiểm như thế nào?

Trầm cảm nguy hiểm như thế nào?

 

Trầm cảm là gì?

   Trầm cảm (Depression) là một loại rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi cảm giác trống rỗng, buồn bã và mất hứng thú dai dẳng. Từ đó, người bệnh sẽ có những suy nghĩ và hành vi vô cùng tiêu cực.

   Hiện nay, ước tính có khoảng 3.8% dân số bị trầm cảm, tương đương 280 triệu người, bao gồm 5% người trưởng thành (4% ở nam giới và 6% ở nữ giới) và 5.7 % người lớn trên 60 tuổi.

 

Phân loại trầm cảm

   Trầm cảm không chỉ có 1 hay 2 loại, mà có rất nhiều thể khác nhau. Trong đó, các loại trầm cảm thường gặp nhất bao gồm:

  • Rối loạn trầm cảm nặng (Major Depressive Disorder- MDD) .
  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng (Persistent depressive disorder- PDD).
  • Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (Premenstrual dysphoric disorder- PMDD).
  • Trầm cảm sau sinh (Postpartum depression- PPD).
  • Trầm cảm theo mùa (Seasonal affective disorder- SAD).
  • Trầm cảm không điển hình.

   Bên cạnh đó, những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng trải qua các giai đoạn trầm cảm, xen kẽ với các giai đoạn hưng cảm.

 

Trầm cảm sau sinh là một trong những loại trầm cảm thường gặp

Trầm cảm sau sinh là một trong những loại trầm cảm thường gặp

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Dấu hiệu nhận biết 6 loại trầm cảm phổ biến.

Nguyên nhân gây trầm cảm

   Nguyên nhân gây ra trầm cảm rất đa dạng. Đồng thời, không chỉ có một nguyên nhân duy nhất mà sẽ có nhiều yếu tố khác nhau cùng tác động, gây ra những ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Các yếu tố này có thể kể đến như:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người bị trầm cảm, thì bạn cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này.
  • Suy giảm các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như: Serotonin và Dopamin.
  • Do các áp lực trong cuộc sống như: Mất việc làm, áp lực tiền bạc, đổ vỡ trong các mối quan hệ, mất người thân, bị bắt nạt, xâm hại tình dục, trầm cảm sau sinh, bị bạo hành, lạm dụng tình cảm, gia đình bất hạnh, bạo lực học đường,...
  • Do ảnh hưởng từ mạng xã hội như: Hành vi bắt nạt trực tuyến, tiếp nhận nhiều thông tin tiêu cực,...
  • Đặc điểm tính cách: Người cầu toàn, người quá nhạy cảm, thường xuyên suy nghĩ và lo lắng thái quá, người hướng nội, lòng tự trọng thấp,...
  • Do bệnh tật như: Tình trạng đau mãn tính, mắc bệnh nan y (như ung thư,...), các bệnh mãn tính,...
  • Do tác dụng phụ từ một số loại thuốc.
  • Do sử dụng các chất gây nghiện: Rượu, ma túy,...

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: 7 nguyên nhân chính gây trầm cảm.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

   Các triệu chứng của trầm cảm có thể khác nhau giữa các cá nhân, cũng như phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ. Nhìn chung, người bệnh trầm cảm sẽ có một số triệu chứng và dấu hiệu sau đây:

  • Cảm thấy vô cùng buồn bã, tuyệt vọng, lo lắng, có thể dễ cáu giận, nổi nóng, kích động.
  • Luôn suy nghĩ bi quan, tự ti và chán ghét bản thân, ngại giao tiếp xã hội, tự cô lập bản thân.
  • Mất hứng thú, sở thích, không tận hưởng được những thứ đã từng mang lại niềm vui.
  • Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít, gầy sút cân, có người lại thèm ăn, ăn quá nhiều, dẫn đến tăng cân.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Mệt mỏi, bơ phờ, chậm chạp, cảm giác cạn kiệt năng lượng.
  • Khó tập trung, khó đưa ra quyết định hoặc ghi nhớ mọi thứ.
  • Gặp phải các vấn đề về thể chất như: đau đầu, đau nhức cơ thể, đau bụng hoặc rối loạn chức năng tình dục.
  • Có ý nghĩ tự làm hại bản thân hoặc tự sát.

 

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm

 

Chẩn đoán trầm cảm bằng cách nào?

    Các triệu chứng kể trên có thể giúp bạn đánh giá sơ bộ về việc bản thân hoặc người nhà có mắc trầm cảm hay không. Để xác định rõ hơn, bạn có thể thực hiện các bài test trầm cảm như:

  • Bảng kiểm tra trầm cảm của Burns: Bạn có thể tự chấm điểm mỗi triệu chứng từ 0 - 4. Nếu tổng điểm từ 11 trở lên, bạn có khả năng mắc phải bệnh trầm cảm.
  • Thang đánh giá trầm cảm BECK: Đây là bộ 21 câu hỏi được sử dụng để đánh giá trầm cảm. Các câu hỏi cũng sẽ được chấm điểm, nếu tổng điểm từ 14 trở lên, thì bạn có nguy cơ mắc trầm cảm.
  • Các bài test khác như: DASS 21, PHQ - 9,...

    Để được chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh, bạn có thể đến gặp các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm lâm sàng (theo ICD-10 hoặc DSM-V), cũng như các xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán phân biệt để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

 

Các phương pháp điều trị trầm cảm

    Mục tiêu của điều trị trầm cảm là tập trung vào việc giảm các triệu chứng, thay đổi các suy nghĩ tiêu cực và ngăn chặn hành vi tự sát. Các phương pháp được sử dụng điều trị trầm cảm có thể kể đến như:

Tâm lý trị liệu

   Tâm lý trị liệu được thực hiện thông qua việc trò chuyện với một chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn xác định và thay đổi những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi không lành mạnh.

    Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) thường được sử dụng nhiều nhất để thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực của người bệnh. Một số liệu pháp khác có thể kể đến là: Trị liệu nghệ thuật, trị liệu gia đình,...

 

Người bệnh trầm cảm sẽ được trị liệu tâm lý

Người bệnh trầm cảm sẽ được trị liệu tâm lý

 

Sử dụng thuốc

   Các loại thuốc được dùng để điều trị cho bệnh nhân trầm cảm có thể kể đến như:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) như: citalopram, escitalopram, fluoxetine, paroxetine, sertraline và vilazodone.
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs): tranylcypromine, phenelzine và isocarboxazid.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin - norepinephrine (SNRIs): duloxetine, venlafaxine, desvenlafaxine và levomilnacipran.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) như: imipramine, nortriptyline, amitriptyline, doxepin, trimipramine, desipramine và protriptyline.
  • Thuốc chống trầm cảm khác như: bupropion, mirtazapine , nefazodone, trazodone và vortioxetine.

   Các loại thuốc này đều có những tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Liệu pháp kích thích não bộ

  • Liệu pháp sốc điện ECT.
  • Kích thích từ trường xuyên sọ TMS.
  • Kích thích dây thần kinh phế vị VNS.

Các phương pháp điều trị bổ sung

   Những người bị trầm cảm nhẹ có thể cải thiện sức khỏe bằng các liệu pháp như châm cứu , xoa bóp, thôi miên và phản hồi sinh học,...

    Bên cạnh đó, người bệnh trầm cảm nên có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tập thể dục đều đặn, không sử dụng chất kích thích, ngủ đủ giấc, tham gia các hoạt động xã hội và tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh.

   Ngoài ra, người bệnh cũng nên sử dụng sản phẩm BoniBrain để giúp cải thiện tâm trạng, làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm nhanh chóng hơn.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị trầm cảm Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về hiệu quả của liệu pháp xoa bóp bấm huyệt với bệnh trầm cảm

Cách chữa bệnh trầm cảm thường là tâm lý trị liệu kết hợp với thuốc tây y hoặc thuốc có thành phần từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, y học cổ truyền còn có thêm liệu pháp xoa bóp bấm huyệt

Cần lưu ý gì khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm

Việc sống chung, chăm sóc bệnh nhân trầm cảm chưa bao giờ là dễ dàng. Vậy phải lưu ý những điều gì khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

Nỗi lòng thầm kín của người bệnh ung thư

Khi phải đối mặt với bệnh ung thư, tâm lý người bệnh đa phần đều bàng hoàng, sốc, không chấp nhận sự thật. Họ vừa cảm thấy đau buồn cho bản thân, vừa cố gắng kìm nén tâm trạng để giấu gia đình, người thân.

Bị vợ cằn nhằn, người đàn ông 70 tuổi mắc bệnh trầm cảm

Chúng ta ít ai ngờ rằng, chính những lời nói cằn nhằn kéo dài từ ngày này qua tháng khác cũng có thể nhấn chìm tinh thần của một người. Kể cả đó là những người đàn ông mạnh mẽ.

Khám bệnh trầm cảm ở đâu là tốt? Top 5 bệnh viện uy tín tại Hà Nội

Khám bệnh trầm cảm ở đâu là tốt? Top 5 bệnh viện uy tín tại Hà Nội
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Tôi đau đớn đi trình báo công an nhưng khả năng lấy lại được tiền là rất thấp bởi công an bảo hầu hết các máy chủ đều ở nước ngoài do người nước ngoài quản lý, đã rất nhiều người bị lừa như tôi.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi