Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta đều đã trải qua những lần thay đổi cảm xúc đột ngột do nhiều nguyên nhân như công việc hoặc tình cảm. Tuy nhiên, sự thay đổi cảm xúc ở những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực thì lại khác. Để tìm hiểu rõ ràng hơn, mời bạn theo dõi bài viết sau đây nhé!

 

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là gì?

 

Rối loạn lưỡng cực là gì?

   Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder) còn được gọi là rối loạn hưng - trầm cảm là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm xen kẽ với các giai đoạn hưng cảm một cách bất thường.

   Rối loạn lưỡng cực khác với sự thay đổi cảm xúc thông thường. Sự thay đổi tâm trạng thông thường sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, dù bạn buồn bã hoặc vui vẻ, bạn vẫn có thể đi làm, đi học và gặp gỡ bạn bè như bình thường.

   Ngược lại, ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực, sự thay đổi giữa hai giai đoạn hưng cảm và trầm cảm có thể gây gián đoạn cho cuộc sống. Khi ở giai đoạn trầm cảm, họ mệt mỏi đến không thể bước ra khỏi giường hoặc chán nản đến không muốn sống. Ngược lại, khi ở giai đoạn hưng cảm, họ sẵn sàng làm những công việc liều lĩnh như trộm cắp, phá hoại hoặc quan hệ tình dục không an toàn.

 

Các dạng rối loạn lưỡng cực

   Tùy vào triệu chứng lâm sàng, rối loạn lưỡng cực được chia thành nhiều dạng khác nhau là:

  • Rối loạn lưỡng cực I: Bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực nhóm này sẽ có một giai đoạn hưng cảm nặng (còn gọi là hưng cảm điển hình). Ở trước và sau cơn hưng cảm là các cơn trầm cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Đây là dạng rối loạn lưỡng cực nghiêng nhiều về hưng cảm. Đặc biệt trong cơn hưng cảm, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng loạn thần.
  • Rối loạn lưỡng cực II: Rối loạn lưỡng cực II được xác định khi có ít nhất một giai đoạn trầm cảm nặng và ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ. Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực nhóm này  hoàn toàn không có giai đoạn hưng cảm nặng. Rối loạn lưỡng cực II nghiêng về trầm cảm nhiều hơn và thường gặp nhiều ở nữ giới.
  • Rối loạn khí sắc chu kỳ: Bệnh nhân bị rối loạn khí sắc chu kỳ có các giai đoạn hưng cảm nhẹ và trầm cảm nhẹ xuất hiện xen kẽ trong vòng một năm (đối với trẻ em, thanh thiếu niên) và hai năm (đối với người lớn). Đây là loại rối loạn lưỡng cực có biểu hiện nhẹ hơn, thời gian tiến triển ngắn và ít gây ra hậu quả nghiêm trọng.

 

Dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực

   Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực thường đa dạng và có thể thay đổi tùy theo giai đoạn. Mỗi bệnh nhân khác nhau cũng sẽ có những biểu hiện, chu kỳ và thời gian khởi phát khác nhau.

   Thông thường, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện cấp tính, sau đó lặp đi lặp lại theo chu kỳ và thuyên giảm dần. Sau khi thuyên giảm, đa phần bệnh nhân có thể quay lại cuộc sống như bình thường. Tuy nhiên, có một số người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng tồn dư và gặp phải nhiều phiền toái khi học tập, làm việc.

   Các nhóm triệu chứng của rối loạn lưỡng cực là:

Nhóm triệu chứng hưng cảm

   Trong giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy phấn khởi, lạc quan, vui vẻ, hứng khởi bất thường.
  • Tự tin quá đà, có động lực và quyết tâm cao, thấy bản thân quan trọng.
  • Có máu mạo hiểm bất thình lình, sẵn sàng làm bất cứ điều gì.
  • Tăng các hoạt động thể chất và cơ thể luôn tràn trề năng lượng
  • Nói nhiều và nhanh, chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác.
  • Ngủ ít nhưng không cảm thấy mệt.
  • Dễ cảm thấy buồn chán, mất tập trung làm suy giảm chất lượng công việc hoặc học tập.
  • Tăng ham muốn tình dục.
  • Rất dễ bị kích thích và khó kiểm soát bản thân. Điều này có thể dẫn đến hành vi nguy hiểm như đua xe, cá cược số tiền lớn hay sử dụng chất kích thích.

 

Bệnh nhân trong giai đoạn hưng cảm phấn khởi, lạc quan một cách bất thường.

Bệnh nhân trong giai đoạn hưng cảm phấn khởi, lạc quan một cách bất thường.

 

Nhóm triệu chứng trầm cảm

Ngược lại với hưng cảm, bệnh nhân ở trong giai đoạn trầm cảm có trạng thái cảm xúc và năng lượng giảm thấp. Cụ thể, bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, chán nản.
  • Mất tự tin vào bản thân, lòng tự trọng thấp.
  • Cảm giác tội lỗi.
  • Rối loạn ăn uống, ăn rất nhiều hoặc rất ít, từ đó dẫn đến cân nặng không ổn định.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, ngủ nhiều nhưng vẫn thấy mệt.
  • Mất tập trung, ghi nhớ kém ảnh hưởng năng suất làm việc.
  • Mất hứng thú với những hoạt động vốn yêu thích trước kia.
  • Có các triệu chứng thực thể như bị đau, căng cơ không suy giảm sau thời gian dài điều trị.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có suy nghĩ muốn ngược đãi bản thân hoặc tự sát.

Một số triệu chứng đi kèm

Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân rối loạn lưỡng cực còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm, như lo âu và các triệu chứng thể chất. Đặc biệt trong các trường hợp nặng bệnh  nhân có các triệu chứng loạn thần như:

  • Bệnh nhân bị hưng cảm kèm theo loạn thần có các triệu chứng như  ảo giác, ảo thanh và hoang tưởng với nội dung tự cao, phóng đại bản thân,… Đặc biệt, trong một số trường hợp, bệnh nhân gặp ảo giác cho rằng mình đang bị theo dõi hoặc hoang tưởng với nội dung liên quan đến tình dục.
  • Bệnh nhân bị trầm cảm kèm theo loạn thần có các triệu chứng như ảo thanh, ảo giác và hoang tưởng về việc bản thân bị trừng phạt, chì chiết và bình phẩm trước những lỗi lầm đã gây ra. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy đau khổ sâu sắc, thậm chí có thể dẫn tới hành vi tự sát.

 

Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực

Nguyên nhân cụ thể dẫn đến rối loạn lưỡng cực vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các chuyên gia đã chỉ ra một số yếu tố rủi ro có thể dẫn đến chứng bệnh này:

  • Yếu tố di truyền: Nếu có bố hoặc mẹ mắc rối loạn lưỡng cực, nguy cơ con cái mắc bệnh này sẽ cao hơn.
  • Sự mất cân bằng các hóa chất trong não: Sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát chức năng của não như serotonin, dopamine và noradrenaline có thể gây ra một số triệu chứng rối loạn lưỡng cực.
  • Yếu tố ngoại cảnh: Những biến cố như đổ vỡ tình cảm, người thân qua đời hoặc bị lạm dụng làm tăng nguy cơ .
  • Các loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị trầm cảm hoặc các bệnh lý hormone như prednisone hoặc corticosteroid có thể gây hưng phấn nhất thời. Các hoạt chất như cocaine và amphetamine cũng gây ra những tác động tương tự.

 

Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực

Điều trị bằng thuốc

   Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực. Tùy vào giai đoạn và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định loại thuốc phù hợp. Sau khi triệu chứng đã thuyên giảm, bệnh nhân vẫn  cần dùng thuốc duy trì để phòng ngừa tái phát. Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng:

Thuốc điều trị trong pha hưng cảm:

  • Carbamazepine, Valproic acid,… để kiểm soát triệu chứng kích động và/hoặc mất kiểm soát.
  • Thuốc chống loạn thần được sử dụng để giảm ảo giác, hoang tưởng, kích động và các hành vi bất thường. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm Aripiprazole, Quetiapine, Risperidone, Olanzapine,…
  • Thuốc an thần nhóm Benzodiazepin được dùng để kiểm soát cơn hưng cảm, cải thiện giấc ngủ, giảm bất an và kích động.
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc, thường dùng nhất là Lithium.

Thuốc được dùng trong các pha trầm cảm:

  • Thuốc chống trầm cảm: Thường là các loại thuốc chống trầm cảm bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs), … Thuốc chống trầm cảm chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn và cần phải theo dõi chặt chẽ để kịp thời ngưng thuốc ngay khi bệnh nhân chuyển sang trạng thái hưng cảm. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm thường có nhiều tác dụng phụ nên bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng phối hợp sản phẩm BoniBrain của Mỹ trong giai đoạn trầm cảm. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp làm tăng cường nồng độ serotonin và dopamin trong cơ thể, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm mà không gây tác dụng phụ.
  • Thuốc chống loạn thần nếu bệnh nhân có ảo giác và hoang tưởng.

 

BoniBrain của Mỹ.

BoniBrain của Mỹ.

 

Tâm lý trị liệu

   Bên cạnh sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu cũng là phương pháp quan trọng trong điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực. Thông thường, bệnh nhân sẽ được trị liệu cá nhân. Tuy nhiên, rối loạn lưỡng cực là bệnh mãn tính và có thể theo bệnh nhân trong suốt cuộc đời. Do đó, các chuyên gia tâm lý thường khuyến khích bệnh nhân trị liệu nhóm để bạn đời và người thân trong gia đình hiểu được cảm xúc và những phiền toái mà người bệnh phải đối mặt.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về rối loạn lưỡng cực. Đây là một dạng rối loạn tâm thần mãn tính và nhiều khả năng bệnh nhân phải sống chung suốt đời. Nếu còn điều gì muốn tâm sự hoặc thắc mắc, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Làm thế nào để sống chung với rối loạn lưỡng cực?

Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là hưng trầm cảm, là một tình trạng sức khỏe tâm thần gây ra sự thay đổi tâm trạng cực độ bao gồm cảm xúc cao (hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm) và trầm cảm.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi