Mục lục [Ẩn]
Quá trình tìm cho mình một công việc mới ưng ý chưa bao giờ là dễ dàng cả. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, thị trường lao động đang chững lại. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng lo lắng và căng thẳng khi tìm việc. Đây là một tâm lý được gọi là job search anxiety (tạm dịch là lo âu khi tìm việc). Vậy ta cần phải làm gì để vượt qua nỗi lo này?
Lo âu, căng thẳng khi tìm việc.
Lo âu khi tìm việc là gì?
Lo âu khi tìm việc (job search anxiety) là trạng thái lo sợ và bất an mọi người gặp phải khi tìm kiếm việc làm. Nỗi lo này có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể kinh nghiệm hay trình độ. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người thất nghiệp đang tìm việc, đặc biệt những người đã thất nghiệp từ 6 tháng trở lên. Ngoài ra, nỗi sợ này cũng xảy ra ở những người không hài lòng với công việc hiện tại và muốn tìm việc mới. Tuy nhiên, kết quả lại không mấy khả quan so với kỳ vọng của họ. Một số biểu hiện của nỗi lo âu khi tìm việc là:
- Không thể ngừng lo lắng: Bạn lo lắng về bất kỳ thứ gì như lo mình không đủ giỏi, CV không đủ hoàn hảo, quần áo khi đi phỏng vấn không đủ tiêu chuẩn,...
- Rối loạn giấc ngủ: Bạn có thể mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Rối loạn ăn uống: Bạn ăn uống thất thường, tăng hoặc giảm cân dù không cố ý.
- Nhạy cảm, dễ cáu gắt hơn bình thường.
- Các triệu chứng thực thể như: Nhức đầu, tăng huyết áp, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
- Suy nghĩ tiêu cực: Sau thời gian dài tìm việc mà không có kết quả, bạn dễ nghĩ đến các viễn cảnh tồi tệ nếu thất nghiệp quá lâu. Biểu hiện này rõ hơn khi bạn gặp áp lực tài chính (chẳng hạn bạn hết tiền tiết kiệm, và cần tìm việc mới càng sớm càng tốt).
- Liên tục nghi ngờ bản thân: Đây là phản ứng bình thường trước những căng thẳng khi tìm việc. Điều này có thể gây cản trở không nhỏ đến quá trình tìm việc của bạn.
- Khó tập trung
- Bỏ bê sức khỏe của bản thân: Nỗi lo âu khi tìm việc rất dễ dẫn tới những cơ chế ứng phó không lành mạnh như ăn quá nhiều hoặc không muốn ăn, uống rượu hoặc hút thuốc.
- Tự cô lập khỏi gia đình và bạn bè: Một số người ở trong trạng thái lo âu khi tìm việc thì không muốn giao tiếp với người khác, tự cô lập mình ra khỏi những người thân yêu như gia đình hoặc bạn bè.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để đối phó với căng thẳng do mất việc làm và nỗi lo thất nghiệp?
Nguyên nhân dẫn đến lo âu khi tìm việc
Áp lực tiền bạc
Nhiều người cảm thấy áp lực với công việc hàng ngày nên mong muốn có thời gian nghỉ ngơi. Một vài người rơi vào trạng thái thất nghiệp bị động nên họ bắt buộc phải nghỉ ngơi. Nhưng dù ở trường hợp nào, nếu bạn không có sự chuẩn bị trước về tài chính, không có một khoản tiền tiết kiệm thì rất nhanh bạn sẽ phải đối diện với áp lực tiền bạc.
>>> Xem thêm: Cần làm gì để thoát khỏi nỗi lo về áp lực tiền bạc?
Có quá nhiều việc phải làm
Lượng công việc một người cần làm khi tìm việc không hề ít. Ví dụ: Với mỗi JD, bạn phải dành thời gian nghiên cứu về công ty và chỉnh sửa đơn ứng tuyển, CV sao cho phù hợp. Khi may mắn được phỏng vấn, bạn cần dành thời gian tìm hiểu kỹ càng hơn, tập dượt, học hỏi kinh nghiệm những người đi trước,...
Những điều này khiến bạn dễ dàng choáng ngợp, rối trí khi tìm việc, thậm chí khiến bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Điều này khiến bạn trở nên căng thẳng, lo âu,...
Quá nhiều việc phải làm khi đi tìm việc cũng là một nguyên nhân khiến bạn căng thẳng.
Sự bất ổn
Khi đi làm, nếp sống của bạn thường theo một trình tự nhất định. Bạn biết mình cần phải làm gì trong ngày và những kết quả của việc đó.
Tuy nhiên, khi thất nghiệp thì cuộc sống của bạn bị đảo lộn hoàn toàn. Bạn tìm việc từ ngày này sang tháng nọ với một cảm giác bất an dài vô tận mà không thấy điểm kết. Bạn lo lắng không biết hành trình tìm việc của mình có mang lại kết quả mình mong muốn không. Ngoài ra, khi không có nguồn thu nhập ổn định thì nỗi lo về những chi phí cần thiết cũng khiến bạn trở nên căng thẳng hơn.
Nỗi sợ bị từ chối
Đây là nỗi sợ hãi phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt ở những người đang đi tìm việc. Những người từng bị từ chối nhiều lần trong quá trình tìm việc hoặc bị từ chối khi chưa có kinh nghiệm rất dễ hình thành nên nỗi sợ này. Lúc này, họ sẽ cảm thấy mình không đủ giỏi và ám ảnh rằng mình không thể thành công.
Nhiều người cũng vì sợ bị từ chối mà không dám ứng tuyển vị trí yêu thích hoặc vị trí tốt hơn, dù họ hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng công việc của họ trong tương lai.
>>> Xem thêm: Làm sao để vượt qua nỗi sợ bị từ chối?
So sánh bản thân với người khác
Trong quá trình tìm việc, mọi người thường có xu hướng so sánh bản thân với người khác để xác nhận rằng mình đang đi đúng hướng. Xu hướng này đặc biệt mạnh mẽ khi bạn thấy người kia đã thành công trong việc đi tìm việc hoặc đang có một công việc ổn định. Việc so sánh bản thân với người khác sẽ dẫn đến:
- Sự áp lực rằng mình phải theo kịp người khác.
- Bạn căng thẳng khi cho rằng bạn làm chưa đủ tốt.
- Bạn cảm thấy mình trở nên kém cỏi hơn so với người kia, từ đó dẫn đến lòng tự trọng thấp.
Làm gì để vượt qua nỗi lo lắng khi tìm việc?
Tìm kiếm các công việc tạm thời
Trong thời gian đi tìm việc, để giảm bớt áp lực tài chính cho bản thân, bạn có thể tìm những công việc tạm thời, các công việc bán thời gian hoặc freelancer. Trên thực tế, có nhiều bạn khi thất nghiệp chuyển sang làm freelance đã gắn bó với những công việc này do thấy phù hợp với bản thân hơn khi làm cho một doanh nghiệp nào đó.
Tìm những công việc freelancer để giảm bớt áp lực tài chính.
Viết ra điều làm bạn lo lắng
Bạn hãy viết ra những điều bạn đang lo lắng, khi đó, bạn sẽ có một cái nhìn khách quan hơn về suy nghĩ chính mình. Từ đó, bạn sẽ nhìn nhận sự việc một cách đa chiều và thông suốt hơn.
Ví dụ: Nếu bạn lo mình phỏng vấn không tốt, bạn hãy ghi nỗi lo này ra giấy. Sau đó, bạn hãy ghi những việc mình đã làm và cần làm để chuẩn bị phỏng vấn. Khi đã có một cách xử lý thì nỗi lo của bạn sẽ vơi bớt phần nào. Đây là cách để làm giảm nỗi lo lắng hiệu quả, thay vì bạn cứ để nó thường trực trong tâm trí mình.
Chia nhỏ các công việc lớn để chống “ngộp”
Khi tìm việc, quá nhiều điều phải làm hoặc sự phức tạp của một đầu việc có thể khiến bạn cảm thấy “ngộp”, trong nhiều trường hợp, bạn thậm chí phải trì hoãn lại, dừng mọi công việc vì không biết phải làm gì tiếp theo.
Để giải quyết tình trạng này, chia nhỏ các đầu việc chính là chìa khóa dành cho bạn.
Ví dụ: Khi chuẩn bị một hồ sơ xin việc, bạn có thể chia nhỏ ra thành các việc như hôm nay tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp, ngày mai sửa CV, ngày kia thì viết cover letter.
Việc chia nhỏ các đầu việc như vậy không chỉ khiến bạn đỡ bối rối hơn mà còn giúp bạn hoàn thành các đầu việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Các biện pháp thư giãn
Khi tìm việc, bạn nên kết hợp với các biện pháp thư giãn để giảm nỗi lo âu khi tìm việc. Các biện pháp thư giãn bạn có thể áp dụng là: Thiền, chánh niệm, yoga hoặc làm những việc bạn yêu thích như hội họa, nhảy múa,...
Điều này giúp bạn buông bỏ những lo lắng và sợ hãi về tương lai, bạn sẽ nuôi dưỡng sự bình tĩnh và cảm giác an bình nơi nội tâm.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng kết hợp với sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giúp cải thiện tâm trạng của bản thân. BoniBrain giúp tăng các hormone hạnh phúc trong cơ thể như serotonin và dopamin nhờ các thành phần từ tự nhiên, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo âu, căng thẳng khi đi tìm việc.
Tập thể dục và hoạt động thể chất
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
Về thể chất, việc tập thể dục thường xuyên giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể nói chung, tăng mức năng lượng,cải thiện giấc ngủ của bạn.
Về sức khỏe tinh thần, tham gia vào hoạt động thể chất sẽ giải phóng endorphin, serotonin và dopamine giúp cải thiện tâm trạng, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn, giảm bớt lo âu, căng thẳng.
Chia sẻ nỗi lo với gia đình và bạn bè
Chia sẻ nỗi lo với những người thân yêu giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Họ có thể giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về tình huống này, hoặc đưa ra cho bạn những lời khuyên, những giải pháp hữu ích. Kể cả nếu họ không thể giúp được gì cho hành trình tìm việc của bạn thì sự khích lệ và an ủi của họ cũng có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn vào bản thân, từ đó có thêm sức mạnh để tiếp tục cố gắng.
Chia sẻ nỗi lo với người thân, bạn bè.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về nỗi lo âu khi làm việc và cách vượt qua nó. Nếu còn bất kỳ điều gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 . Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập