Người trầm cảm có tự kh-ỏi được không? Điều trị trầm cảm như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

 

    Trong cuộc sống, ai cũng có những nỗi buồn, sự đau khổ nhưng chúng sẽ dần được vơi bớt và biến mất theo thời gian. Vì điều đó, không ít người cho rằng, sự buồn rầu, mệt mỏi, mất năng lượng ở người bệnh trầm cảm cũng như vậy, theo thời gian sẽ tự vơi dần. Vậy nhưng, sự thật là gì? Người trầm cảm có tự khỏi được không? Cần làm gì để vượt qua căn bệnh này? Đáp án sẽ có trong bài viết ngay sau đây!

 

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

 

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

    Trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng và ngày càng phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, cách con người suy nghĩ và hành động. Nó gây cảm giác buồn bã và/hoặc mất hứng thú, trống rỗng dai dẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến cách bạn suy nghĩ và cách bạn hành động.        

    Có một sự thật là, người bệnh trầm cảm không thể tự khỏi, đặc biệt là với trường hợp bệnh ở mức trung bình đến nặng. Họ cần có sự hỗ trợ từ các biện pháp thích hợp như liệu pháp tâm lý, dùng thuốc, các sản phẩm từ tự nhiên kết hợp với  sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè…

    May mắn là, bệnh trầm cảm có thể điều trị được. Với mỗi mức độ khác nhau, người bệnh sẽ cần áp dụng các biện pháp khác nhau sao cho phù hợp. Ví dụ như trầm cảm nhẹ, bệnh có thể cải thiện khi có sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý, dùng các sản phẩm giúp tăng tiết hai hormon hạnh phúc serotonin và dopamine (BoniBrain của Mỹ). Nhưng với trường hợp trầm cảm nặng, ngoài các biện pháp trên thì bệnh nhân thường sẽ phải dùng thêm một số thuốc điều trị tây y.

    Nếu không có phương pháp điều trị trầm cảm tích cực, những nỗi buồn, cảm xúc tiêu cực, tuyệt vọng, mất năng lượng… sẽ mãi đeo bám và ngày càng ảnh hưởng đến người bệnh nhiều hơn. Khi không còn khả năng chống chọi và cảm thấy quá mệt mỏi, người bệnh sẽ nghĩ đến và có hành vi tự tử để giải thoát cho mình.

 

  Người bệnh trầm cảm không thể tự khỏi

Người bệnh trầm cảm không thể tự khỏi

 

    Có thể thấy, việc điều trị trầm cảm cần thực hiện càng sớm càng tốt và áp dụng các phương pháp phù hợp. Trong đó, bước đầu tiên là nhận ra những dấu hiệu trầm cảm và người bệnh cần chấp nhận rằng mình đang mắc phải căn bệnh này.

 

Dấu hiệu trầm cảm

Các triệu chứng trầm cảm có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng như:

  • Tâm trạng chán nản, thường xuyên cảm thấy buồn mặc dù không rõ lý do là gì.
  • Mất năng lượng, tăng mệt mỏi.
  • Mất hứng thú ngay cả với những điều trước đây mình yêu thích.
  • Khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, lúc nào cũng thấy buồn ngủ, muốn nằm trên giường. 
  • Thay đổi khẩu vị, chán ăn hoặc ăn nhiều lên, thay đổi cân nặng không liên quan đến ăn kiêng. 
  • Cảm thấy tội lỗi, bản thân vô dụng, vô giá trị.
  • Giảm khả năng tập trung, suy nghĩ và đưa ra quyết định.
  • Có những suy nghĩ về cái chết, thực hiện hành vi tự hại, thậm chí là tự tử.

 

  Người trầm cảm dễ bị rối loạn giấc ngủ

Người trầm cảm dễ bị rối loạn giấc ngủ

 

   Như đã nói ở phần đầu bài viết, bệnh trầm cảm không thể tự khỏi. Vì vậy, bệnh nhân cần được áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp càng sớm càng tốt.

 

Điều trị trầm cảm bằng cách nào?

Có các phương pháp điều trị trầm cảm như:

Tâm lý trị liệu

   Trong quá trình điều trị bằng liệu pháp tâm lý, bệnh nhân sẽ được trò chuyện với một chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp người bệnh xác định những cảm xúc, tư duy sai lệch, hành vi không đúng và cách thay đổi để bình tĩnh, thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc hơn. 

   Trong đó, một phương pháp thường được áp dụng đó là liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT). Một số phương pháp khác cũng có thể được áp dụng là trị liệu gia đình, liệu pháp cặp đôi

 

Trị liệu tâm lý là giải pháp tốt cho người bệnh trầm cảm

Trị liệu tâm lý là giải pháp tốt cho người bệnh trầm cảm

 

Sử dụng thuốc

   Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc việc chỉ định một số loại thuốc điều trị trầm cảm, ví dụ như: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin - norepinephrine (SNRIs), thuốc chống trầm cảm ba vòng…

   Vì gây ra nhiều tác dụng phụ nên bác sĩ thường chỉ kê thuốc điều trị tây y khi các phương pháp tâm lý trị liệu không có hiệu quả hoặc mang lại tác dụng thấp. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng theo đơn của người khác, cũng không được tự giảm liều hoặc ngưng thuốc. 

Liệu pháp kích thích não bộ

   Kích thích não đôi khi được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng để điều trị chứng trầm cảm nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

   Dòng điện từ có thể được sử dụng để kích thích một số khu vực của não nhằm cố gắng cải thiện các triệu chứng trầm cảm . Những loại kích thích não khác nhau có thể được sử dụng để điều trị trầm cảm là:

  • Kích thích dòng điện trực tiếp xuyên sọ (tDCS).
  • Kích thích từ xuyên sọ lặp đi lặp lại (rTMS).
  • Liệu pháp sốc điện (ECT).
  • Kích thích dây thần kinh phế vị.

Các phương pháp tự nhiên, an toàn khác

   Để cải thiện bệnh trầm cảm hiệu quả một cách tự nhiên và an toàn, các phương pháp sau đây được khuyến khích áp dụng:

  • Dùng BoniBrain với liều 2-4 viên/ngày. Sản phẩm này có thành phần từ tự nhiên, giúp cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin. Từ đó, người bệnh sẽ cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng, buồn rầu, trở nên vui vẻ và hạnh phúc.
  • Tắm nắng kết hợp tập thể dục mỗi ngày để tăng tiết serotonin và dopamin. 
  • Ngủ đủ giấc.
  • Nuôi thú cưng và thường xuyên vuốt ve chúng
  • Ăn thêm các thực phẩm giàu lợi khuẩn như dưa bắp cải, sữa chua kefir, kim chi để giúp cơ thể tăng tiết serotonin.
  • Nghe nhạc, tập thiền hoặc viết nhật ký.

 

BoniBrain giúp hỗ trợ cải thiện trầm cảm hiệu quả

BoniBrain giúp hỗ trợ cải thiện trầm cảm hiệu quả

 

   Như vậy, với câu hỏi người trầm cảm có tự khỏi được không thì đáp án là không. Để đẩy lùi căn bệnh này, bệnh nhân cần được áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Sự thật về Dopamine: Hormone tạo động lực

Dopamine là một trong bốn loại hormone hạnh phúc quan trọng của con người, nó có vai trò trong việc điều chỉnh cảm xúc và tạo động lực…

Người bệnh trầm cảm nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Người bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng ăn gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về tình trạng bạo hành bằng lời nói

Khi nhắc đến bạo hành, đa phần chúng ta chỉ nghĩ đến hành động dùng vũ lực làm tổn thương người khác. Ít ai chú ý tình trạng bạo hành bằng lời nói đang ngày càng phổ biến.

Những thói quen xấu tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Thông thường sau khi trải qua cú sốc tâm lý hoặc bị áp lực kéo dài, con người sẽ có nguy cơ rơi vào trầm cảm. Bên cạnh đó, một số thói quen, lối sống sinh hoạt không lành mạnh cũng là yếu tố thường gặp

Xuất khẩu lao động và câu chuyện đánh đổi hạnh phúc gia đình!

Để cải thiện hoàn cảnh nghèo khó, nhiều gia đình đã quyết định đi xuất khẩu lao động. Thế nhưng, khi người vợ hoặc người chồng, thậm chí là cả hai vợ chồng cùng đi xuất ngoại, họ đều có nguy cơ phải đánh đổi hạnh phúc gia đình.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi