Những cách giúp bạn xây dựng các mối quan hệ lành mạnh

Mục lục [Ẩn]

 

    Những mối quan hệ độc hại sẽ khiến chúng ta trở nên tiêu cực, mệt mỏi, đau khổ, thậm chí là rơi vào trầm cảm. Trong khi đó, các mối quan hệ lành mạnh đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe, tinh thần và sự phát triển của mỗi người. Vậy làm cách nào để xây dựng các mối quan hệ lành mạnh? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh bằng cách nào?

Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh bằng cách nào?

 

Kết giao với những người có suy nghĩ và hành động tích cực

   Mối quan hệ độc hại thường đến cùng với những người luôn có thái độ sống tiêu cực. Do đó, việc đầu tiên để có được những mối quan hệ lành mạnh là bạn cần phải kết giao với những người có suy nghĩ và hành động tích cực. Họ thường là những người mang một số phẩm chất tốt đẹp như:

  • Luôn vui vẻ, lạc quan trong mọi việc, kể cả những tình huống xấu nhất.
  • Tự tin, chủ động, tự giác, có chính kiến.
  • Trung thực, không ba hoa, khoác lác, luôn giữ lời hứa, không biện minh cho những lỗi lầm của mình.
  • Thân thiện, nhân ái, bao dung, biết đồng cảm luôn suy nghĩ, quan tâm đến người khác.
  • Luôn nhiệt huyết, giàu năng lượng,
  • Dũng cảm, độc lập, không dựa dẫm, phụ thuộc, ỷ lại vào bất cứ ai.

   Khi kết giao với những người này, bạn sẽ học được nhiều điều từ họ và trở nên tích cực hơn.

 

Bạn hãy kết giao với những người tích cực

Bạn hãy kết giao với những người tích cực

 

Chia sẻ thẳng thắn về những suy nghĩ của mình

   Bạn không nên hy vọng người khác có thể tự hiểu hoặc đoán ra những suy nghĩ của mình. Kể cả hai người có thân thiết hay hiểu nhau thế nào đi chăng nữa thì sẽ đều có lúc bị “lệch tần số”.

   Chính vì vậy, nếu có mong muốn hay nhu cầu gì cần bày tỏ, bạn hãy chủ động nói ra, chia sẻ một cách thẳng thắn. Việc úp mở và bắt người khác tự suy đoán là một điều không công bằng đối với họ. Chia sẻ thẳng thắn những tâm tư của bản thân cũng sẽ giúp hai bạn thêm hiểu nhau, đồng cảm và giải quyết được các vấn đề một cách dễ dàng hơn.

 

Học cách lắng nghe tích cực

   Lắng nghe là một trong những kỹ năng cần thiết để xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Việc lắng nghe tích cực thể hiện rằng bạn quan tâm đến vấn đề, câu chuyện, cảm xúc và mong muốn của đối phương.

    Đồng thời, họ cũng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, thấu hiểu và đồng cảm. Điều này sẽ giúp cho “sợi dây liên kết” giữa hai người trở nên bền chặt hơn. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, lắng nghe tích cực không có nghĩa là bạn chỉ ngồi im và nghe đối phương nói chuyện.

   Thay vào đó, mỗi khi thấy người bên kia ngừng lại một chút bạn hãy đặt ra những câu hỏi mở để họ tiếp tục chia sẻ vấn đề của mình và cho họ biết rằng bạn vẫn đang theo dõi câu chuyện.

 

Lắng nghe là kỹ năng cần thiết để xây dựng các mối quan hệ lành mạnh

Lắng nghe là kỹ năng cần thiết để xây dựng các mối quan hệ lành mạnh

 

Xây dựng các giới hạn lành mạnh

    Nhiều người lầm tưởng rằng, những mối quan hệ lành mạnh đem đến sự thoải mái vì không phải tuân theo các quy tắc. Còn mối quan hệ độc hại thì gắn liền với việc mọi người bị ràng buộc bởi nhiều quy tắc.

   Tuy nhiên, trên thực thế, mối quan hệ lành mạnh luôn được xây dựng trên những quy tắc và giới hạn nhất định. Trong khi đó, những mối quan hệ độc hại thường là vô tổ chức, vượt quá ranh giới, giới hạn cho phép. Ví dụ như, một người luôn xâm phạm không gian riêng tư, kiểm soát bạn quá mức, không giữ bí mật,...

   Các giới hạn được đặt ra nhằm mục đích giúp cho tất cả chúng ta thoải mái khi ở cạnh nhau, tránh khỏi những mâu thuẫn và xung đột không đáng có. Duy trì các giới hạn cho phép cũng giúp mọi người thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, điều chỉnh những thứ không phù hợp để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp.

 

Thường xuyên giữ liên lạc và làm những điều mới mẻ cùng nhau

   Một mối quan hệ lành mạnh không có nghĩa là lúc nào các bạn cũng cần ở cạnh nhau. Mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình. Các bạn có thể sống xa nhau, nhưng vẫn thường xuyên liên lạc với nhau bằng cách nhắn tin, gọi điện, video call, tương tác trên các nền tảng mạng xã hội, gửi video,...

    Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, các bạn cũng nên làm những điều mới mẻ cùng nhau, tạo ra những kỷ niệm đẹp. Các bạn không cần phải làm điều gì quá lớn lao, mà chỉ cần làm những việc đơn giản như: cùng đi du lịch, thử những món ăn mới, tặng quà cho nhau,...

 

Các bạn hãy cùng nhau làm những điều mới mẻ

Các bạn hãy cùng nhau làm những điều mới mẻ

 

Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi

   Bạn nên hiểu rằng, không có mối quan hệ nào là bất biến. Theo thời gian, mỗi người sẽ có thêm nhiều mối quan tâm mới và điều đó có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa các bạn. Trong khi đó, bạn có thể sẽ chẳng thể làm được gì để thay đổi những điều này. Chính vì vậy, để giữ cho mối quan hệ luôn tốt đẹp, bạn cần bình tĩnh và học cách chấp nhận những thay đổi đến với mình.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách xây dựng những mối quan hệ lành mạnh. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Những ảnh hưởng tiêu cực đến từ áp lực gia đình và cách giải quyết

Áp lực gia đình có thể bắt nguồn từ những sự khác biệt trong tư tưởng, quan điểm sống, thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, kỳ vọng quá lớn, do kinh tế,...

Mối quan hệ độc hại là gì? Chúng nguy hiểm như thế nào?

Mối quan hệ độc hại (Toxic relationship) là tất cả những mối quan hệ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, đau khổ…

Vô cảm trong gia đình: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Xã hội càng phát triển, con người càng trở nên vô cảm hơn, không chỉ với người ngoài mà ngay cả với gia đình mình. Nếu tình trạng này kéo dài, chúng ta sẽ dần mất đi cảm xúc tích cực, không còn nhận thấy ý nghĩa của cuộc sống.

Cách nhận biết và đối phó với một người độc hại

Biểu hiện của người độc hại là thường xuyên phàn nàn, phán xét, không trung thực, cứng nhắc, đa nghi, không biết đồng cảm, thích kiểm soát,..

Chấn thương tâm lý sau khi bị phản bội

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo chấn thương tâm lý sau khi bị phản bội và cách vượt qua.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi