Mục lục [Ẩn]
Các rối loạn tâm thần như trầm cảm hay rối loạn lo âu đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Các rối loạn tâm thần này không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên hơn 6,5 triệu người được công bố tháng 5/2023 trên Tạp chí Tim mạch Phòng ngừa Châu Âu, những người 20 - 30 tuổi bị rối loạn tâm thần có khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp ba lần.
Người dưới 40 tuổi bị rối loạn tâm thần có nguy cơ đau tim và đột quỵ cao.
Nghiên cứu: Người dưới 40 tuổi bị rối loạn tâm thần có nguy cơ đau tim và đột quỵ cao.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% số dân, tương đương khoảng 15 triệu người. Trầm cảm, lo âu là những rối loạn tâm thần thường gặp chiếm tỷ lệ cao, lên tới 5 đến 6% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác.
Các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần thường có tuổi thọ ngắn hơn so với dân số chung. Các yếu tố nguy cơ như lạm dụng chất gây nghiện hay tự tử không thể giải thích đầy đủ cho phần lớn tỷ lệ tử vong gia tăng do rối loạn tâm thần.
Các bệnh tim mạch, bao gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Các bệnh lý tim mạch thường xuyên được phát hiện tại những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần. Vì vậy, các chuyên gia lo ngại rằng liệu các rối loạn tâm thần ở người trẻ có làm tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch. Vì vậy, các nhà khoa học tại Khoa Y, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đã tiến hành một nghiên cứu lớn để điều tra mối liên quan giữa các rối loạn tâm thần từ 20 - 39 tuổi và nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu của Dịch vụ Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc (NHIS) trên toàn bộ dân số Hàn Quốc. Tổng cộng có 6.557.727 cá nhân tuổi từ 20 đến 39 tham gia kiểm tra sức khỏe từ năm 2009 đến năm 2012 và không có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, cụ thể:
- Độ tuổi trung bình là 31 và 58% số người tham gia có độ tuổi từ 30 trở lên.
- Khoảng 856.927 (13,1%) người tham gia mắc ít nhất một rối loạn tâm thần.
- Trong số những người mắc rối loạn tâm thần, gần một nửa (47,9%) bị rối loạn lo âu, hơn một phần năm (21,2%) bị trầm cảm và một phần năm (20,0%) bị mất ngủ.
- 2,7% người tham gia bị rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
- 1,3% người tham gia mắc chứng rối loạn lưỡng cực.
- 0,9% người tham gia bị rối loạn ăn uống.
- 0,4% người tham gia mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
Trong thời gian theo dõi trung bình là 7,6 năm, có 16.133 trường hợp nhồi máu cơ tim và 10.509 trường hợp đột quỵ.
Sau khi đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu (bao gồm tuổi tác, giới tính, tăng huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao, hội chứng chuyển hóa, bệnh thận mãn tính, hút thuốc, uống rượu, hoạt động thể chất và thu nhập), kết quả cho thấy: Những người tham gia mắc bất kỳ rối loạn tâm thần nào có khả năng bị nhồi máu cơ tim cao hơn 58% và nguy cơ đột quỵ cao hơn 42% so với những người không mắc rối loạn tâm thần.
Rối loạn tâm thần làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Xét riêng từng tình trạng, so với những người không mắc rối loạn tâm thần:
- Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người mắc PTSD cao hơn 3,13 lần.
- Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người mắc rối loạn lưỡng cực cao hơn 2,40.
- Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người bị mất ngủ cao hơn 1,73 lần.
- Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người mắc trầm cảm cao hơn 1,72 lần.
- Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người mắc rối loạn lo âu cao hơn 1,53 lần.
Bên cạnh đó, nguy cơ đột quỵ cũng tăng cao ở bệnh nhân rối loạn tâm thần, cụ thể:
- Nguy cơ đột quỵ ở người mắc rối loạn lưỡng cực cao hơn 2,64 lần.
- Nguy cơ đột quỵ ở người mắc rối loạn sử dụng chất cao hơn 2,44 lần.
- Nguy cơ đột quỵ ở người mắc trầm cảm cao hơn 1,60 lần.
- Nguy cơ đột quỵ ở người bị mất ngủ cao hơn 1,45 lần.
- Nguy cơ đột quỵ ở người mắc rối loạn lo âu cao hơn 1,38 lần.
Như vậy, các rối loạn tâm thần ở người trẻ tuổi làm tăng đáng kể biến cố tim mạch.
Làm sao để phòng ngừa rối loạn tâm thần và các biến cố tim mạch?
Để phòng ngừa các biến cố tim mạch, bạn nên giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng quá nhiều dẫn đến các rối loạn tâm thần. Dưới đây là một số gợi ý:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và tắm nắng để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Việc tập thể dục thể thao rất cần thiết cho cả bệnh lý tim mạch và trầm cảm.
>>> Xem thêm: Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, chú ý bổ sung nhiều rau xanh và các thực phẩm có lợi cho não bộ. Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, chất béo và tinh bột, thức ăn nhanh, thực phẩm siêu chế biến.
- Chú ý đến chất lượng giấc ngủ, cần đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
- Học cách kiểm soát cảm xúc và cân bằng tâm trạng thật tốt. Bạn có thể thực hiện các bài tập thư giãn như thiền, yoga, chánh niệm,...
- Chia sẻ và tâm sự nhiều hơn với những người bên cạnh. Việc nói ra được những khúc mắc, nỗi lo lắng trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và nhẹ lòng hơn. Đôi khi những người xung quanh cũng sẽ dành cho bạn những lời động viên, lời khuyên bổ ích.
- Sử dụng BoniBrain để kiểm soát căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ. BoniBrain có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như các thảo dược, các acid amin, vitamin và khoáng chất có tác dụng làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, giúp cải thiện tâm trạng, người bệnh cảm thấy vui vẻ hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, ngủ ngon hơn...
BoniBrain của Mỹ.
Như vậy có thể thấy được trầm cảm, rối loạn lo âu và bệnh tim mạch có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Nếu bạn cần hỗ trợ về tâm bệnh, hãy gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập