Áp lực tiền bạc có đang khiến bạn stress, trầm cảm?

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong vòng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, không ít người đã lựa chọn một cuộc sống chạy theo giá trị vật chất và bỏ quên đi những giá trị tinh thần của mình. Nếu những áp lực tiền bạc đang đè nặng lên đôi vai của bạn thì bạn không hề đơn độc. Nhiều người trong chúng ta, từ khắp nơi trên thế giới và thuộc mọi tầng lớp xã hội, đều đang phải đối phó với căng thẳng tài chính và sự bấp bênh vào thời điểm kinh tế khó khăn này. Vậy áp lực tiền bạc có đang khiến bạn stress, trầm cảm?

 

Áp lực tiền bạc có đang khiến bạn stress, trầm cảm?

 

Áp lực tiền bạc ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

    Cho dù các vấn đề của bạn bắt nguồn từ việc mất việc làm, nợ nần chồng chất, chi phí bất ngờ hay sự kết hợp của nhiều yếu tố thì áp lực tiền bạc luôn là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng, stress, trầm cảm phổ biến nhất trong cuộc sống hiện đại.

    Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 toàn cầu và dẫn đến suy thoái kinh tế, một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) đã phát hiện ra rằng 72% người Mỹ đôi khi cảm thấy căng thẳng về tiền bạc. Điều này đương nhiên không chỉ xuất hiện ở những quốc gia phát triển như Hoa Kỳ mà còn rất phổ biến ở những quốc gia đang phát triển, có thu nhập bình quân không cao như Việt Nam.

    Mặc dù rất nhiều người trong số chúng ta biết rằng trong cuộc sống có nhiều thứ quan trọng hơn tiền bạc, nhưng khi bạn đang gặp khó khăn về tài chính, nỗi sợ hãi và căng thẳng có thể chiếm lấy toàn bộ tâm trí bạn. Nó làm tổn hại lòng tự trọng của bạn, khiến bạn cảm thấy thiếu sót và tuyệt vọng. Khi áp lực tiền bạc trở nên quá tải thì tâm trí, cơ thể và đời sống xã hội của bạn đều phải trả giá đắt. Áp lực tiền bạc có thể dẫn đến:

  • Mất ngủ hoặc khó ngủ. Không có gì khiến bạn trằn trọc vào ban đêm hơn là lo lắng về các hóa đơn chưa được thanh toán hoặc mất thu nhập.
  • Lo lắng: Không có tiền, bạn có thể cảm thấy lo lắng và dễ bị tổn thương. Tất cả những phiền muộn về các hóa đơn chưa thanh toán, học phí của con hoặc mất thu nhập có thể gây ra các triệu chứng tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy hoặc thậm chí là phát triển chứng rối loạn lo âu.
  • Trầm cảm: Sống với một áp lực tiền bạc lớn có thể khiến bất cứ ai cảm thấy thất vọng, tuyệt vọng và khó tập trung hoặc đưa ra quyết định. Đây là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm phổ biến nhất ở người trưởng thành hiện nay.
  • Khó khăn trong duy trì mối quan hệ vợ chồng: Áp lực tiền bạc được coi là một trong những vấn đề phổ biến nhất dẫn đến những cuộc cãi vã mà các cặp vợ chồng trải qua. Nếu không được kiểm soát, căng thẳng tài chính có thể khiến bạn tức giận và cáu kỉnh, mất hứng thú với tình dục và làm rạn nứt mối quan hệ ngay cả khi những mối quan hệ đó vẫn đang trong trạng thái bền chặt nhất.
  • Xa lánh xã hội: Những lo lắng về tài chính có thể cắt đứt mối liên hệ của bạn. Bạn có xu hướng rút lui khỏi bạn bè, thu hẹp đời sống xã hội và thu mình vào một chiếc “vỏ ốc” của riêng mình. Điều này sẽ chỉ khiến tình trạng căng thẳng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Các phương pháp đối phó không lành mạnh: chẳng hạn như uống rượu quá nhiều, nghiện thuốc lá, sa vào cờ bạc, buôn bán và sử dụng chất cấm… Nợ nần, lo lắng về tiền bạc thậm chí có thể dẫn đến ý định tự làm hại bản thân hoặc tự_tử.

 

Áp lực tiền bạc hướng con người tới những biện pháp đối phó không lành mạnh

Áp lực tiền bạc hướng con người tới những biện pháp đối phó không lành mạnh

 

Áp lực tiền bạc có đang khiến bạn bị căng thẳng, trầm cảm?

    Áp lực tiền bạc khiến cơ thể, các mối quan hệ xã hội của bạn bị ảnh hưởng quá lớn. Và để tự nhận biết được rằng vấn đề này có đang khiến bạn bị căng thẳng hay không, chỉ cần để ý tới chính những biểu hiện mà nó mang lại.

    Hãy trả lời một số câu hỏi như: Bạn có thường xuyên cãi vã với người thân, đặc biệt khi nhắc tới tiền bạc không? Bạn có bị mất ngủ, ăn không ngon không? Bạn có hay cáu gắt, khó chịu với người khác không? Bạn có đang bị nhạy cảm, lo lắng quá mức khi nhắc đến tiền bạc không? Gần đây bạn có xu hướng tìm đến chất kích thích để tìm kiếm sự giải tỏa không?

    Bằng cách trả lời tất cả những câu hỏi đó, nếu một số câu trả lời là “Có!” thì tức là áp lực tiền bạc đang khiến bạn bị căng thẳng quá mức.

    Còn với trầm cảm, đây là hậu quả nặng nề nhất mà áp lực tiền bạc có thể gây ra cho bạn. Để phân biệt được rằng bản thân đang gặp căng thẳng, stress hay trầm cảm, bạn sẽ cần thực hiện một số bài test chuyên biệt. Bài test trầm cảm Burns là một trong những bài kiểm tra phổ biến và hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn.

    Mặt khác, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có vô vàn lý do khác nhau có thể kết hợp với nhau và khiến bạn bị trầm cảm. Vì vậy, để xác định chính xác vấn đề mà bản thân gặp phải là do áp lực tiền bạc hay còn những lý do khác, từ đó có một chiến lược điều chỉnh phù hợp, thì tốt nhất bạn nên đến gặp các chuyên gia tư vấn tâm lý.

 

Cần làm gì để thoát khỏi nỗi lo về áp lực tiền bạc?

 

6 chiến lược đối phó với áp lực tiền bạc

    Mặc dù những rắc rối về tiền bạc có thể dẫn đến căng thẳng và trầm cảm, nhưng chúng ta có thể thực hiện một số chiến lược để giảm nguy cơ gặp phải căng thẳng tài chính hoặc giảm thiểu tác động của nó đối với sức khỏe tinh thần của mình.

 

1. Thay đổi một số tư duy sai lệch

    - Tư duy “trụ cột”: Không ít người cho rằng bản thân mình là trụ cột của gia đình, mình sẽ hạnh phúc nhất nếu được là người “kiếm cơm” chính cho gia đình. Trái ngược với suy nghĩ đó, không phải lúc nào tư duy này cũng đem lại hạnh phúc cho họ. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người càng cảm thấy có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho gia đình thì mức độ hạnh phúc của họ càng giảm.

    Hãy giữ tư duy này ở mức độ động lực, đừng cố biến nó thành mục tiêu bắt buộc, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.

    - Tư duy tiền là tất cả: “Nếu tôi kiếm được nhiều tiền hơn, tôi sẽ bớt chán nản hơn”.

    Có một lầm tưởng phổ biến rằng kiếm được nhiều tiền hơn sẽ tự động dẫn đến hạnh phúc và thỏa mãn. Mặc dù sự ổn định về tài chính có thể mang lại cảm giác an toàn và dễ chịu, nhưng nó không phải là sự đảm bảo cho hạnh phúc tổng thể. Trầm cảm là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần phức tạp không chỉ do một vấn đề duy nhất (như tài chính) gây ra mà còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác. Một người có thể hạnh phúc dù anh ta có thu nhập không quá cao trong khi một người khác rất giàu có nhưng lại đau khổ.

    Trên thực tế, những người tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý, cha xứ hoặc thiền sư lại đa phần là doanh nhân, những người có thu nhập từ mức khá trở lên. Để có được sự thành công mà nhiều người mong muốn như vậy, họ đã phải đánh đổi rất nhiều thứ, bao gồm cả những giá trị tinh thần của mình. Vì vậy, hãy nhớ rằng, tiền chỉ là công cụ, không phải mục đích sống.

 

Thay đổi một số tư duy sai lệch

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Tiền có mua được hạnh phúc không? Mối liên hệ là gì?

    - Tư duy che đậy: “Tôi phải che giấu chứng trầm cảm của mình với sếp, nếu không tôi sẽ mất việc”, “Sự chia sẻ chứng tỏ mình yếu đuối, mình kém cỏi”.

    Việc tiết lộ một vấn đề sức khỏe, bao gồm cả trầm cảm, đôi khi có thể là một điều khó khăn. Nhưng chính tư duy này sẽ khiến bạn không thể thoát ra khỏi con quái vật mang tên “trầm cảm”. Một người trầm cảm thì không thể tự giải quyết vấn đề của mình mà cần có sự giúp đỡ từ người khác. Chính vì vậy, việc che đậy chứng trầm cảm hoặc tình trạng áp lực tài chính chắc chắn sẽ là một điều độc hại.       

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Làm thế nào để chia sẻ với bạn bè, người thân về chứng trầm cảm của bạn?

 

2. Lập kế hoạch tài chính và kiên định với nó

    Mặc dù việc lập kế hoạch tài chính có thể không phải thói quen của bạn bởi nó khiến bạn cảm thấy bị gò bó hay căng thẳng lúc đầu, nhưng nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc ổn định về sau, từ đó bạn sẽ tránh hoặc hạn chế được áp lực tiền bạc có thể gặp phải.

    Hãy bắt đầu với việc đơn giản nhất đó là liệt kê tất cả các khoản chi phí cố định (như tiền thuê nhà, hóa đơn internet, tiền điện, phương tiện đi lại…) và chi phí biến động (như đồ dùng cá nhân, chi tiêu giải trí, tiền ăn…). Sau đó, bạn có thể trừ các chi phí này khỏi thu nhập của mình và xem bạn đang đứng ở đâu.

    Hành động đơn giản này cũng giúp chúng ta có được cảm giác kiểm soát tốt hơn đối với tiền bạc của mình. Lập kế hoạch tài chính cho phép chúng ta xác định một số thói quen chi tiêu phổ biến của mình và xử lý những khoản nợ mà chúng ta có thể dự đoán trước.

 

3. Hãy tiết kiệm ngay từ bây giờ

    Cố gắng sắp xếp những khoản chi tiêu theo thứ tự ưu tiên, nếu khoản nào chưa thực sự cần thiết, bạn có thể tạm gác lại cho tới khi kinh tế dư giả hơn.

    Trong cuộc sống hiện nay, có vô số những khoản chi tiêu đột xuất có thể “ập” xuống đầu bạn bất ngờ như viện phí (của bản thân hoặc người thân), sửa chữa một số thiết bị trong gia đình hay phương tiện di chuyển… Chính những khoản tiêu ngoài ý muốn này sẽ khiến bạn choáng ngợp và áp lực nếu bạn không có một nguồn tiền tiết kiệm cho mình.

    Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là keo kiệt, bủn xỉn với bản thân. Bạn không thể quá tiết kiệm trong ăn uống khiến bản thân suy kiệt hay thi thoảng vẫn phải dành ra những khoản chi phục vụ các buổi gặp gỡ, giải trí nhằm duy trì các mối quan hệ cần thiết.

 

4. Không ngừng nỗ lực

    Áp lực tiền bạc, đôi khi cũng xuất phát một phần từ chính sự lười biếng của bản thân. Họ vẫn thường than vãn về sự khó khăn hoặc vay mượn khắp nơi nhưng lại không chịu tập trung kiếm tiền bằng những công việc chính đáng.

    Hãy cố gắng và chăm chỉ hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, tập trung vào những việc mình thực sự giỏi, kiếm thêm thu thập bằng những công việc chính đáng. Khi bạn chăm chỉ và nỗ lực hết mình, cộng thêm một chút may mắn, thành công ắt sẽ theo đuổi bạn.

 

“Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”

“Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”

 

5. Điều tiết lại cảm xúc

    Một vấn đề mà những người bị áp lực tiền bạc rất hay gặp phải đó là họ dễ cáu gắt, u uất, họ nhanh chóng tìm mọi biện pháp để giải quyết vấn đề của mình nhưng lại không đạt được mấy hiệu quả. Thậm chí, giải quyết vấn đề trong trạng thái như vậy còn ảnh hưởng rất lớn tới những mối quan hệ xung quanh họ.

    Một người đang phiền não thì không thể đưa ra những quyết định đúng đắn mà chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Đây không phải thời điểm phải ngay lập tức phải giải quyết vấn đề mà hãy tạm thời dừng lại để thay đổi tình trạng bản thân, nạp năng lượng trở lại, quản lý năng lượng tiêu cực, chăm sóc vết thương.

    Khi tâm bạn đã ở trong trạng thái ổn định nhất, tâm đã sáng suốt thì mới có thể đưa ra những quyết định hợp lý. Quyết định đúng đắn thì chắc chắn là tỷ lệ thành công sẽ cao hơn, lợi nhuận thu về lớn hơn và áp lực tiền bạc cũng ít hơn.

    Vậy làm thế nào để điều tiết lại cảm xúc?

    Thiền định sẽ là liệu pháp giúp bạn cân bằng cảm xúc, giảm stress, nuôi dưỡng cái “tâm” bên trong mình. Mỗi ngày chỉ cần thực hành thiền định từ 2-3 lần, mỗi lần từ 5-10 phút, đặc biệt là khi cảm thấy quá áp lực thì bạn sẽ cảm thấy ổn hơn rất nhiều.

 

6. Chia sẻ hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ

    Áp lực tiền bạc có thể đến từ nghĩa vụ tài chính trong các mối quan hệ, điều quan trọng là bạn và những người đó cần phải ngồi lại với nhau, cùng chia sẻ trách nhiệm tài chính với nhau sao cho phù hợp nhất, xác định mức kỳ vọng và mục tiêu chung. Đó thường là người vợ/người chồng của bạn, có thể là cha mẹ, anh chị em ruột.

    Bắt đầu bằng cách dành thời gian để trò chuyện thẳng thắn về tình hình tài chính của bạn, bao gồm thu nhập, các khoản nợ và tiết kiệm. Hãy đảm bảo rằng bạn chia sẻ và lắng nghe một cách tích cực, bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách tôn trọng và hiểu biết.

    Đó là chia sẻ với những người trong cuộc. Còn đối với người ngoài, bạn có thể chia sẻ với một người bạn thân thiết, một người thông thái nào đó mà bạn tin tưởng. Bạn không nhất thiết cần phải chia sẻ quá cụ thể về mức thu nhập, các khoản chi tiêu, khoản nợ hay tiết kiệm của mình nhưng họ vẫn có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích hoặc đơn giản là bạn cảm giác được giải tỏa những áp lực đang đè nén bạn.

    Nếu áp lực tiền bạc đó quá lớn, bạn nhận thấy bản thân mình đang có dấu hiệu trầm cảm hoặc nguy cơ trầm cảm, đây là lúc bạn cần đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ những chuyên gia tâm lý. Họ sẽ định vị chính xác những khúc mắc bên trong câu chuyện của bạn và đưa ra một chiến lược hợp lý.

 

   Gặp vấn đề về tiền bạc không có nghĩa là bạn thất bại. Thông thường vấn đề này là kết quả của những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và hệ quả của các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như sự bất ổn của nền kinh tế toàn thế giới. Điều quan trọng nhất để giảm tải áp lực tiền bạc đó là tập trung vào những gì chúng ta thực sự có thể kiểm soát. Cám ơn các bạn đã đón xem!

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

7 loại tổn thương trong những ngày thơ ấu và cách vượt qua chúng

Thời thơ ấu là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của chúng ta và những trải nghiệm mà chúng ta có trong giai đoạn này sẽ định hình nên tính cách và thế giới quan của mỗi người.

Đừng để bị trầm cảm vì áp lực trụ cột gia đình!

Hai từ “trụ cột” tạo cho người đàn ông gánh nặng, áp lực về kinh tế, về việc phải chăm lo được cho vợ con, cha mẹ. Điều đó có thể khiến họ gặp căng thẳng, stress, thậm chí là trầm cảm nếu không đạt được kỳ vọng.

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Bạn cần làm gì để thoát kh-ỏi tình trạng stress sau khi thất nghiệp?

Cách để thoát khỏi tình trạng stress sau khi thất nghiệp là: Suy nghĩ thấu đáo về lý do thất nghiệp, giữ bản thân bận rộn, tìm kiếm công việc…

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì lo nghĩ chuyện con cái

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì lo nghĩ chuyện con cái.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi