Trầm cảm ẩn là gì? Làm cách nào để đối phó với tình trạng này?

Mục lục [Ẩn]

 

   Trầm cảm là một căn bệnh với những triệu chứng khá dễ nhận biết như: buồn bã, chán nản, suy nghĩ tiêu cực, bi quan, tự cô lập,... Tuy nhiên, có một dạng trầm cảm mà hầu như các triệu chứng này đều tồn tại, nhưng ít được thể hiện ra ngoài. Đó chính là trầm cảm ẩn.

Vậy, làm cách nào để đối phó với căn bệnh này khi nó được che giấu như vậy? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều này nhé!

 

Trầm cảm ẩn là gì? Làm cách nào để đối phó với tình trạng này?

Trầm cảm ẩn là gì? Làm cách nào để đối phó với tình trạng này?

 

Trầm cảm ẩn là gì?

   Trầm cảm ẩn (Masked Depression) còn được gọi là trầm cảm che giấu. Đây là một dạng bệnh lâm sàng của chứng rối loạn trầm cảm. Người mắc phải tình trạng này mang tất cả những dấu hiệu trầm cảm, tuy nhiên, chúng không được bộc lộ ra ngoài. Người bệnh luôn có xu hướng che giấu, không muốn tin, cũng như thừa nhận tình trạng của mình.

 

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ẩn

   Như đã nhắc đến, người mắc trầm cảm ẩn sẽ có hầu hết các dấu hiệu trầm cảm. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ được che giấu dưới một lớp “mặt nạ”. Người bệnh luôn cố tỏ ra hoàn toàn bình thường. Nếu không thực sự để ý, chúng ta sẽ không nhận ra họ đang bị trầm cảm.

   Một số dấu hiệu trầm cảm ẩn có thể kể đến như:

Thói quen sinh hoạt, ăn ngủ thay đổi bất thường

  Người bệnh mắc trầm cảm ẩn cũng gặp những rối loạn về giấc ngủ và ăn uống. Người bệnh có thể bị mất ngủ kéo dài, hoặc luôn ở trong trạng thái buồn ngủ. Với các trường hợp trầm cảm khác, chán ăn, bỏ ăn là dấu hiệu thường được bắt gặp.

  Tuy nhiên, với người bệnh trầm cảm ẩn, họ thường ăn nhiều hơn mức bình thường, thậm chí là mất kiểm soát. Đây là cách mà người bệnh dùng để che giấu đi nỗi sợ hãi, lo lắng đang bao trùm tâm trí họ.

Luôn giữ vẻ mặt vui vẻ

   Người bệnh trầm cảm ẩn cũng luôn cố tỏ ra vui vẻ trước mặt người khác. Triệu chứng này khá tương đồng với tình trạng trầm cảm cười. Mặc dù có thể đang cảm thấy buồn và chán nản, nhưng người bệnh sẽ khiến người khác cảm thấy họ đang hạnh phúc.

Tỏ ra mình là người nhiều năng lượng

    Luôn mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng là một triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm. Người mắc chứng trầm cảm cười cũng gặp phải những điều này. Tuy nhiên, họ sẽ tỏ ra mình giàu năng lượng, luôn thể hiện mình là một người lạc quan, tràn đầy năng lượng, hoạt bát, nhiệt huyết.

 

Người bệnh trầm cảm ẩn sẽ cố tỏ ra lạc quan, vui vẻ

Người bệnh trầm cảm ẩn sẽ cố tỏ ra lạc quan, vui vẻ

 

Nói về các triết lý

   Một số người mắc phải chứng trầm cảm ẩn có thể thường xuyên nói về những triết lý trong cuộc sống. Họ có thể đề cập đến ý nghĩa của cuộc sống, hoặc một số vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến họ.

Có hành vi tự hại

   Người bệnh trầm cảm ẩn luôn che giấu suy nghĩ tiêu cực, bi quan trước mặt người khác. Trong khi đó, lúc ở một mình, họ sẽ có xu hướng bạo lực, tự làm hại bản thân, thậm chí là tự sát.

Cố chấp không thừa nhận mình mắc bệnh

   Người bệnh trầm cảm ẩn sẽ không thừa nhận tình trạng của mình khi được hỏi đến. Họ sẽ dùng nhiều cách khác nhau để chối, hoặc biện hộ, chứng minh rằng mình không mắc bệnh trầm cảm.

Các dấu hiệu khác

   Người bệnh trầm cảm ẩn cũng có thể gặp phải các vấn đề thể chất như: Đau nhức, đau mỏi xương khớp mà không rõ nguyên nhân vì sao, tim đập nhanh, đánh trống ngực, tiêu hóa kém,...

 

Các phương pháp điều trị trầm cảm ẩn

   Nhìn chung, các phương pháp được sử dụng để điều trị trầm cảm ẩn cũng tương tự như các loại trầm cảm khác. Chỉ có điều, người bệnh trầm cảm ẩn thường cố gắng che giấu, không thừa nhận mình mắc bệnh. Điều này có thể gây ra một số trở ngại trước khi tiến hành điều trị.

    Chính vì vậy, người bệnh cần được thăm khám, cũng như thuyết phục họ chấp nhận vấn đề của bản thân. Khi họ đã sẵn sàng, việc điều trị trầm cảm ẩn sẽ thuận lợi hơn nhiều. Theo đó, một số biện pháp được dùng trong điều trị bệnh trầm cảm ẩn có thể kể đến như:

Trị liệu tâm lý

   Cho tời giờ, trị liệu tâm lý luôn là phương pháp cơ bản được dùng để điều trị các loại trầm cảm nói chung. Điều trị tâm lý có hiệu quả cao và hoàn toàn không có tác dụng phụ. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh thay đổi những suy nghĩ, hành vi, cảm xúc tiêu cực của bản thân theo hướng tích cực hơn. Liệu pháp nhận thức - hành vi CBT là công cụ được sử dụng nhiều nhất để thực hiện điều này.

 

Trị liệu tâm lý là phương pháp cơ bản trong điều trị trầm cảm ẩn

Trị liệu tâm lý là phương pháp cơ bản trong điều trị trầm cảm ẩn

 

Sử dụng thuốc chống trầm cảm

   Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị trầm cảm ẩn có thể kể đến như:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Imipramine, Doxepin, Amitriptylin,…
  • Thuốc ức chế hấp thu norepinephrine: Duloxetine, Desvenlafaxine, Venlafaxine,…
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin: Escitalopram, Sertraline, Fluoxetine, Paroxetine, Citalopram,…

   Những loại thuốc này đều có một số tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia, tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều. Đặc biệt, người bệnh không được tự ý ngưng sử dụng thuốc đột ngột.

Duy trì lối sống lành mạnh

   Người bệnh trầm cảm ẩn cũng cần duy trì lối sống lành mạnh và khoa học. Điều này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn. Những điều mà người bệnh nên làm có thể kể đến như:

  • Tập luyện thể dục, chơi thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây tươi, thịt, cá, ngũ cốc nguyên hạt,...
  • Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất gây nghiện.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.
  • Chia sẻ và tâm sự với những người xung quanh.

   Cùng với các biện pháp trên, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm thảo dược như BoniBrain. Đây là sản phẩm có khả năng kích thích cơ thể sản xuất serotonin và dopamin, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, tâm trạng trở nên vui vẻ, phấn chấn, hạnh phúc, có thêm động lực sống hơn.

    Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng trầm cảm ẩn, cũng như biện pháp đối phó. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả?

Rối loạn lo âu trầm cảm có cả triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu, nhưng không rõ ràng đủ để chẩn đoán thành bệnh lý riêng biệt.

Trầm cảm hậu Covid: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp khắc phục

Dù dịch Covid đã qua đi nhưng hậu quả của nó vẫn còn đeo bám dai dẳng, nhất là vấn đề về tâm lý. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, triệu chứng và giải pháp khắc phục ra sao?

Người trầm cảm có tự kh-ỏi được không?

“Người bị trầm cảm có tự khỏi được không?” - Đây là câu hỏi được nhiều bệnh nhân trầm cảm và người nhà họ thắc mắc. Vậy sự thật thì như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé!

Trầm cảm vì giảm cân không khoa học phải làm sao?

Trầm cảm vì giảm cân không khoa học phải làm sao?

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là gì? Làm cách nào để phục hồi?

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn được dùng để chỉ hậu quả lâu dài trên tâm lý do từng chứng kiến, hay trải qua các sự kiện đau thương, gây....
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Tôi cứ đi vật vờ ngoài đường một cách vô định, trong đầu chỉ ngập tràn hình ảnh của Hương con gái tôi, sự nhớ nhung, yêu thương và cảm mặc cảm tội lỗi khiến tôi chỉ muốn biến mất khỏi cuộc đời này.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi