Mục lục [Ẩn]
Gần đây, chúng tôi có tiếp xúc với trường hợp một nam giới cho biết vợ mình không muốn “gần gũi” với bản thân như trước khiến anh cảm thấy buồn rầu, mệt mỏi, sợ vợ hết tình cảm với mình. Tuy nhiên, qua hỏi thăm, vợ anh đang có dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm.
Vợ không muốn “gần gũi” do trầm cảm
Vợ không muốn “gần gũi” do trầm cảm
Đây là trường hợp của anh N.V.T (40 tuổi, ở Hà Nội). Anh cho biết thời gian gần đây, vợ anh tỏ ra lạnh nhạt, không muốn “gần gũi” với chồng khiến anh rất khổ tâm, nhiều khi gợi ý nhưng vợ vẫn bảo mệt mà từ chối. Trước kia, tình cảm hai người rất hài hòa, phù hợp. Bên cạnh đó, vợ anh dạo này cũng trở nên lầm lì, ít giao tiếp với mọi người, dễ cáu gắt vì những chuyện nhỏ nhặt. Anh cho rằng nguyên nhân do tình cảm vợ chồng phai nhạt dẫn đến những điều này nên rất buồn bã, lo lắng.
Qua khai thác, chúng tôi biết vợ của anh đang bị stress do thay đổi trong công việc gây mệt mỏi, mất ngủ. Thêm vào đó, chị đang có một số mâu thuẫn với nhà chồng nên càng căng thẳng hơn. Ban đêm, chị thường khó vào giấc ngủ, lúc ngủ cũng chập chờn, hay nằm mơ thấy ác mộng và thức giấc giữa đêm. Ngoài ra, chị còn thay đổi khẩu vị, ăn không còn thấy ngon miệng nên ăn rất ít.
Qua chia sẻ của anh T, chúng tôi nhận thấy rằng vợ của anh đang có những dấu hiệu rất rõ ràng của bệnh trầm cảm do áp lực công việc và mâu thuẫn gia đình. Khả năng lớn đây chính là nguyên nhân khiến chị không còn ham muốn, không muốn “gần gũi” chồng.
Trên thực tế, chúng tôi đã gặp được nhiều trường hợp bệnh nhân trầm cảm bị suy giảm sinh lý hoặc không còn ham muốn. Tình trạng này gặp ở cả nam giới và nữ giới, gây ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ vợ chồng và cuộc sống gia đình của họ.
Tại sao trầm cảm lại gây mất ham muốn, suy giảm sinh lý?
Một số nguyên nhân khiến bệnh nhân trầm cảm không còn mặn mà với “chuyện chăn gối” là:
- Do triệu chứng của trầm cảm: Một số triệu chứng của trầm cảm có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm sinh lý, như mất hứng thú với mọi thứ, mức năng lượng thấp khiến bệnh nhân trầm cảm không có hứng thú hay mặn mà gì với hoạt động tình dục. Lòng tự trọng thấp ở người bị trầm cảm khiến họ cảm thấy mình không đủ hấp dẫn người khác. Ngoài ra, trầm cảm cũng khiến họ ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều, thèm ăn quá ít hoặc quá nhiều, dẫn đến tăng hoặc giảm cân, ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận cơ thể mình.
- Sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não: Ở những bệnh nhân trầm cảm thì các chất dẫn truyền thần kinh trong não thường bị mất cân bằng khiến họ bị mất ham muốn hoặc có thời gian quan hệ ngắn hoặc không đạt được thỏa mãn khi quan hệ.
- Do thuốc chống trầm cảm: Trong trường hợp bệnh nhân trầm cảm đã sử dụng thuốc để điều trị thì thuốc chống trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến suy giảm sinh lý.
>>> Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm trên khả năng sinh lý
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm cần được cảnh báo và điều trị sớm:
- Tâm trạng chán nản thường xuyên, gần như mỗi ngày.
- Mất hứng thú với các hoạt động đã từng yêu thích.
- Chán ăn, sụt cân hoặc thèm ăn, tăng cân.
- Mất ngủ thường xuyên.
- Kích động hoặc thao tác chậm, phản ứng chậm, nói chậm hơn bình thường.
- Thường xuyên mệt mỏi và mất năng lượng.
- Có cảm giác bất lực, tội lỗi quá mức, tự thấy bản thân kém cỏi.
- Suy giảm khả năng tập trung, do dự, khó quyết định mọi thứ.
- Thường xuyên có ý nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng rối loạn tình dục ở bệnh nhân trầm cảm?
Nếu đã bị trầm cảm và rối loạn tình dục, bạn nên tham khảo một số biện pháp sau:
Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý sẽ giúp cải thiện các vấn đề tâm lý của bệnh nhân, giúp họ giảm bớt âu lo, tự tin vào bản thân. Phương pháp này vừa giúp điều trị bệnh trầm cảm, vừa giúp cải thiện sinh lý của bệnh nhân (với nguyên nhân tâm lý). Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh phải thật sự mở lòng, chia sẻ những vấn đề đang gặp phải với chuyên gia tâm lý.
Điều trị bằng thuốc
Bệnh nhân trầm cảm hãy trao đổi với bác sĩ nếu thấy mình gặp khó khăn khi quan hệ với bạn tình hoặc giảm ham muốn tình dục. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xem xét điều chỉnh thuốc hoặc kê thêm thuốc cho bệnh nhân.
Nếu các triệu chứng trầm cảm gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống thì các bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, một số loại thuốc chống trầm cảm gây ra những tác dụng phụ trên sinh lý. Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc hoặc tự ý tăng/ giảm liều thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Chia sẻ với người bạn đời
Bạn nên thẳng thắn chia sẻ các vấn đề mình gặp phải với bạn đời của mình, tránh những áp lực cứ ấp ủ trong lòng khiến tình trạng bệnh của bạn càng thêm nghiêm trọng. Khi có sự chia sẻ, đồng hành cùng bạn đời thì chắc chắn tâm trạng bạn sẽ ổn hơn rất nhiều và bạn cũng sẽ có động lực hơn, vững tin hơn trong việc điều trị.
Thay đổi lối sống tích cực hơn
Bên cạnh việc áp dụng tốt các biện pháp điều trị trên thì người bệnh cũng cần phải có lối sinh hoạt phù hợp để kiểm soát hiệu quả cả hai bệnh này. Dưới đây là một số gợi ý:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và tắm nắng để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
>>> Xem thêm: Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, chú ý bổ sung nhiều rau xanh và các thực phẩm có lợi cho não bộ. Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, chất béo và tinh bột, thức ăn nhanh, thực phẩm siêu chế biến.
- Chú ý đến chất lượng giấc ngủ, cần đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
- Học cách kiểm soát cảm xúc và cân bằng tâm trạng thật tốt. Bạn có thể thực hiện các bài tập thư giãn như thiền, yoga, chánh niệm,...
- Chia sẻ và tâm sự nhiều hơn với những người bên cạnh. Việc nói ra được những khúc mắc, nỗi lo lắng trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và nhẹ lòng hơn. Đôi khi những người xung quanh cũng sẽ dành cho bạn những lời động viên, lời khuyên bổ ích.
- Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để kiểm soát căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ. BoniBrain có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như các thảo dược, các acid amin, vitamin và khoáng chất có tác dụng làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, giúp cải thiện tâm trạng, người bệnh cảm thấy vui vẻ hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, ngủ ngon hơn...
Sản phẩm BoniBrain của Mỹ
Trên thực tế, tình trạng bị suy giảm sinh lý và ham muốn do trầm cảm không phải hiếm, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên áp dụng các biện pháp trong bài để cải thiện. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập