Kiểm soát 4 loại căng thẳng thường gặp trong cuộc sống

Mục lục [Ẩn]

 

   Căng thẳng là  tình trạng hầu hết mọi người đều trải qua khi gặp các vấn đề rắc rối trong đời sống, công việc. Để kiểm soát căng thẳng hiệu quả, chúng ta cần phân biệt rõ các kiểu căng thẳng. Dưới đây là 4 loại căng thẳng thường gặp và cách kiểm soát từng loại, mời bạn theo dõi!

 

Có những loại căng thẳng thường gặp nào?

Có những loại căng thẳng thường gặp nào?

 

4 lại căng thẳng thường gặp

Căng thẳng cấp tính

   Căng thẳng cấp tính là loại căng thẳng nhất thời, xảy ra trong giây lát, ngay khi cơ thế gặp thách thức hoặc gặp 1 vấn đề gì đó.

   Ví dụ: Căng thẳng khi vừa gặp một vụ tai nạn, căng thẳng sau một cuộc tranh cãi lớn với người khác, căng thẳng trước kỳ thi quan trọng  hoặc làm một sai lầm gây tổn thất nghiêm trọng,...

   Các biểu hiện của kiểu căng thẳng này là: Tăng nhịp tim, thở gấp, run rẩy hoặc người căng cứng, đau nhức cơ thể và rối loạn tiêu hóa,...

   Căng thẳng cấp tính sẽ trở nên nghiêm trọng nếu nó là hậu quả của các vụ bạo lực hoặc gặp một sự cố nào đó đe dọa tính mạng. Lúc này, bạn có thể gặp các vấn đề tâm lý như rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) hoặc rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD).

Căng thẳng mãn tính

   Căng thẳng mãn tính là loại căng thẳng có xu hướng xảy ra thường xuyên, không thể kiểm soát và dường như không thể mất đi. Loại căng thẳng này xuất phát từ các yếu tố như:

  • Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
  • Do bệnh tật.
  • Áp lực công việc trong thời gian dài,...

   Loại căng thẳng này có thể dẫn đến kiệt sức (burn out) nếu không được kiểm soát hiệu quả. Căng thẳng mãn tính có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe và tâm lý như các bệnh tim mạch, các vấn đề đường tiêu hóa, suy giảm trí nhớ, rối loạn lo âu, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện thậm chí thôi thúc bạn tự sát,....

Căng thẳng cảm xúc (emotional stress)

   Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) , căng thẳng cảm xúc là loại căng thẳng xảy ra khi ai đó phải trải qua những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, thất vọng, buồn bã,...

   Căng thẳng cảm xúc có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Nặng ngực, nhịp tim tăng hoặc đau ngực,...
  • Đau vai, cổ hoặc lưng, đau nhức cơ thể nói chung,..
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón,...
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Ngủ nhiều hơn,...
  • Dễ xúc động, bồn chồn.
  • Khó tập trung, ghi nhớ, đưa ra quyết định hay hoàn thành công việc.

   Nỗi đau do căng thẳng cảm xúc mang lại có thể mạnh hơn các loại căng thẳng khác.    Ví dụ: Căng thẳng xuất phát từ một mối quan hệ mâu thuẫn thường mang lại phản ứng thể chất mạnh hơn và cảm giác đau khổ hơn so với căng thẳng do áp lực công việc.

Kiệt sức

   Kiệt sức (burnout) là kết quả của căng thẳng mãn tính kéo dài do các vấn đề trong công việc. Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến kiệt sức là: Thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, môi trường làm việc độc hại,....

   Sự kiệt sức khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi nghĩ về công việc, có xu hướng giảm sự sáng tạo, sự tập trung khiến hiệu suất công việc giảm đáng kể,...

>>> Xem thêm: Hội chứng Burnout: Hội chứng kiệt sức nơi làm việc

 

Kiệt sức do công việc.

Kiệt sức do công việc.

 

Cách kiểm soát 4 loại căng thẳng thường gặp

Căng thẳng cấp tính

   Những phương pháp giảm căng thẳng dưới đây sẽ giúp bạn thư giãn và phục hồi nhanh hơn sau căng thẳng cấp tính:

  • Tập thở: Đây là biện pháp giảm căng thẳng nhanh chóng. Bạn hãy hít chậm và sâu bằng mũi, bơm phồng bụng, rồi từ từ thở ra bằng miệng với âm thanh “vù vù” nhẹ.
  • Thả lỏng cơ thể: Khi căng thẳng, cơ thể bạn thường ở thế gồng nên cách tốt nhất là làm vài bài giãn cơ đơn giản, kéo duỗi chân tay, hoặc đi dạo nhẹ nhàng.
  • Thiền nhanh: Ngồi thiền giúp bạn tĩnh tâm, giảm căng thẳng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn chỉ cần ngồi thiền khoảng 5 - 10 phút là sẽ thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn nhiều.
  • Thay đổi suy nghĩ: Thay vì nghĩ những điều đang xảy ra là một “mối nguy”, bạn hãy coi đó là “thử thách”. Điều này sẽ giúp bạn có động lực hơn để đối mặt với những gì xảy ra.

Căng thẳng mãn tính

Để kiểm soát được những căng thẳng kéo dài, bạn có thể xây dựng một số thói quen sau:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp làm giảm căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực nhờ làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamine. Ngoài ra, tập thể dục giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể.

>>> Xem thêm: Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu.

 

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường hoặc dầu mỡ, ăn đủ năng lượng cho cơ thể.
  • Thiền thường xuyên: Thường xuyên thiền sẽ giúp làm tăng khả năng tự phục hồi của bạn đối với căng thẳng.
  • Trị liệu tâm lý: Nếu tình trạng căng thẳng của bạn không thể kiểm soát được và gây nhiều ảnh hưởng, bạn nên tiến hành trị liệu tâm lý. Các chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn bạn cách đối phó với căng thẳng hiệu quả.

Căng thẳng cảm xúc

   Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn giải tỏa căng thẳng cảm xúc hiệu quả:

  • Nói chuyện với bạn bè: Ngoài hỗ trợ về mặt tinh thần, bạn bè có thể đưa ra lời khuyên và hỗ trợ bạn những công việc bạn đang gặp khó khăn.
  • Dành thời gian để thư giãn: Bạn hãy dành thời gian mỗi ngày để chăm sóc bản thân, làm những việc yêu thích như đọc sách, đi dạo, tập yoga,...
  • Đánh lạc hướng tâm trí: Thay vì tập trung nghĩ về những nguyên nhân gây căng thẳng, bạn hãy làm một điều gì đó để đánh lạc hướng suy nghĩ như xem một bộ phim vui nhộn, chơi một trò chơi nào đấy,...
  • Viết nhật ký: Đây là phương pháp viết ra các suy nghĩ và cảm xúc của bạn để bạn hiểu chúng rõ ràng hơn. Bạn sẽ sống chậm lại, chú ý và suy nghĩ về những gì đang diễn ra trong cuộc sống,... Nhờ đó, bạn sẽ xác định và sau đó thay thế những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực bằng những hành vi tích cực hơn. 

Kiệt sức

  • Xin nghỉ phép: Nếu quá căng thẳng, mệt mỏi, bạn nên xin nghỉ phép một vài ngày nếu được. Tạm tách rời công việc một thời gian ngắn, nghỉ ngơi hoặc đi du lịch sẽ giúp bạn cải thiện tinh thần tốt hơn trước khi quay lại với công việc.
  • Thay đổi cách nhìn nhận về công việc: Bạn có thể tìm các mặt tích cực của công việc mình đang làm, chẳng hạn như có thu nhập tốt, có thể gặp gỡ và giúp đỡ nhiều người,...
  • Cân đối công việc - cuộc sống: Bên cạnh thời gian làm việc bạn cũng cần dành thời gian để nghỉ ngơi phục hồi lại năng lượng.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về kiệt sức: 12 giai đoạn và 4 biện pháp đối phó.

 

BoniBrain - Bí quyết giúp giảm căng thẳng từ Mỹ

BoniBrain là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, có tác dụng kích thích cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin nhờ các thành phần sau:

  • Cây rễ vàng: Cây rễ vàng có tác dụng kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin, từ đó tạo cảm giác yêu đời, giảm căng thẳng thần kinh, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, tăng năng lượng cho cơ thể.
  • L-Tryptophan, vitamin B3, B6:  Ba thành phần này vừa giúp tăng tiết serotonin, vừa tham gia vào quá trình tổng hợp serotonin trong cơ thể.
  • L- Phenylalanine, L-Tyrosine, vitamin C, B9, B12: Hiệp đồng tác dụng của các chất này giúp kích thích cơ thể tăng tiết dopamin, đồng thời tham gia vào quá trình tổng hợp loại hormone này.
  • Các chất khác: Trimethylglycine, kẽm, magie.

 

Sản phẩm BoniBrain.

Sản phẩm BoniBrain.

 

Nhờ đó, BoniBrain giúp bạn bình tĩnh, vui vẻ, có suy nghĩ tích cực hơn, loại bỏ những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, giảm sự căng thẳng thái quá.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các loại căng thẳng thường gặp và biện pháp đối phó với chúng. Bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để có hiệu quả tốt hơn. Nếu cần tư vấn gì khác, mời bạn liên hệ số tổng đài 0243.760.6666 giờ hành chính để được giải đáp nhanh nhất.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Giải phóng cảm xúc (Catharsis) trong tâm lý học

Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu về giải phóng cảm xúc (Catharsis) trong tâm lý học và các biện pháp để giải phóng cảm xúc.

Bạn có biết: Stress mạn tính khiến chúng ta khó giảm cân hơn

Bạn có biết: Stress mạn tính khiến chúng ta khó giảm cân hơn

Cùng bị căng thẳng mà sao mỗi người mỗi khác? 4 Kiểu phản ứng thường gặp

Trên thực tế, mỗi người chúng ta có phản ứng rất khác nhau trước căng thẳng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc và tính cách của mỗi người. Dưới đây là 4 phản ứng trước căng thẳng thường gặp, mời bạn theo dõi!

Căng thẳng, stress khi bắt đầu công việc mới

Bắt đầu công việc mới có thể mang lại nhiều cảm xúc phức tạp, vừa phấn khích, vừa lo lắng và hồi hộp. Trong nhiều trường hợp, niềm hứng khởi ban đầu nhanh chóng biến thành căng thẳng tột độ...

Cách giảm căng thẳng khi làm việc tại nhà

Dưới đây là một số khó khăn làm tăng thêm căng thẳng khi làm việc tại nhà và một số lời khuyên hữu ích, mời bạn theo dõi.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi