7 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết

Mục lục [Ẩn]

 

   Đã bao giờ bạn tự hỏi trầm cảm là gì? Liệu bản thân mình có đang bị trầm cảm hay không? Có những dấu hiệu nào giúp nhận biết trầm cảm? Sau đây sẽ là 7 dấu hiệu trầm cảm mà bạn nên nắm rõ để tự đối chiếu với bản thân mình.

 

7 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết

 

7 dấu hiệu trầm cảm

1. Tuyệt vọng

    Đã bao giờ bạn nghĩ về tương lai và cảm thấy sợ hãi vì nó thật ảm đạm và tuyệt vọng chưa?

    Sự tuyệt vọng xảy ra khi chúng ta đang trải qua một giai đoạn khó khăn hoặc đau khổ nào đó trong cuộc đời. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy bản thân bị quá tải, cuộc sống chênh vênh, bạn hoài nghi về bản thân và dẫn đến tuyệt vọng.

    Tuyệt vọng không phải một điều gì quá đáng sợ, tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, có lẽ bạn sẽ trải qua cảm giác này ít nhất một lần. Thế nhưng, nếu sự tuyệt vọng đó cứ mãi kéo dài dai dẳng, làm mất rất nhiều thời gian của bạn, thậm chí nhiều khi bạn cảm thấy tuyệt vọng mà không vì một lý do nào cả. Đó chính là lúc bạn nên nghĩ đây là một dấu hiệu trầm cảm mà bạn cần chú ý.

 

2. Giấc ngủ bị rối loạn

    Bạn có đang gặp khó khăn khi ngủ? Bạn có bị ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn trong thời gian gần đây không? Hãy dành ra một chút thời gian suy nghĩ lại và cùng trả lời câu hỏi này.

    Rối loạn giấc ngủ chính là một trong những dấu hiệu trầm cảm điển hình. Chúng ta ngủ ít hơn vì bản thân thao thức với những suy nghĩ vô vọng và sợ hãi khiến chúng ta không thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hoặc dễ dàng tỉnh giấc.

    Mặt khác, chúng ta cũng có thể ngủ nhiều hơn vì cơ thể đã cảm thấy quá mệt mỏi, nặng nề và giấc ngủ chính là lối thoát cuối cùng cho những vấn đề đó.

    Khi thấy giấc ngủ của mình bị đảo lộn, hãy sớm tìm những biện pháp can thiệp.

 

Rối loạn giấc ngủ là một dấu hiệu trầm cảm điển hình

Rối loạn giấc ngủ là một dấu hiệu trầm cảm điển hình

 

3. Mất hứng thú với mọi thứ

    Hãy cùng đến với một dấu hiệu trầm cảm điển hình khác, đó là mất hứng thú với mọi hoạt động hàng ngày.

    Có phải trong cuộc sống này, có một số thói quen, việc làm đã từng khiến bạn cảm thấy hạnh phúc đúng không? Ví dụ như đọc sách, đi dạo, nghe nhạc hay xem phim chẳng hạn?

    Và bây giờ, hãy cùng suy nghĩ lại xem vậy trong khoảng thời gian gần đây, khi bạn cảm thấy chán nản và tuyệt vọng, bạn có tìm tới những hành động đó nữa không? Những hành động đó có còn khiến bạn cảm thấy giải tỏa hay hạnh phúc hơn không?

    Nếu câu trả lời của bạn là “Không!”, bạn gặp khó khăn trong chính những việc mà mình từng rất yêu thích thì có thể bạn đang bị trầm cảm và đã đến lúc cần tìm kiếm sự giúp đỡ.

 

4. Mệt mỏi, bơ phờ

    Một trong những dấu hiệu trầm cảm rất dễ nhận thấy đó chính là khí sắc giảm, bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, bơ phờ. Bạn cảm thấy bản thân mình có ít năng lượng hơn trước đây, việc đi ra khỏi giường hay ra khỏi nhà trở thành một thử thách cực lớn với bạn.

    Hormone hạnh phúc chính là lời giải đáp hợp lý nhất cho dấu hiệu trầm cảm này. Theo đó, ở bệnh nhân trầm cảm, nồng độ hormone serotonin và dopamine trong não bộ bị thiếu hụt so với người bình thường. Nồng độ hai loại hormone hạnh phúc này suy giảm khiến mức năng lượng của cơ thể thấp, người bệnh không còn hứng thú hay sức lực để thực hiện bất kỳ một hành động gì, họ đơn giản là chỉ muốn nằm hay ngồi một chỗ.

 

5. Giận dữ và thiếu kiên nhẫn

    Bạn có cảm thấy mình dễ tức giận hoặc thiếu kiên nhẫn với những người mà bạn yêu thương hơn trước đây không? Có phải đồng nghiệp của bạn phàn nàn vì khó làm việc cùng với bạn? Hãy trả lời những câu hỏi đại loại như vậy.

    Tức giận và thiếu kiên nhẫn hơn bình thường có thể là một trong những dấu hiệu trầm cảm và việc tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ rất quan trọng trước khi cơn tức giận đó có thể làm tổn thương hoặc gây hại cho các mối quan hệ của bạn.

 

6. Cô lập

Một trong những dấu hiệu chính của trầm cảm đó là xu hướng cô lập

 

    Một trong những dấu hiệu chính của trầm cảm đó là xu hướng cô lập. Đừng lầm tưởng dấu hiệu này với người hướng nội.

    Người hướng nội thực chất là họ không thích giao tiếp xã hội trong những nhóm lớn, họ thích dành nhiều thời gian tận hưởng cuộc sống một mình hoặc cho những mối quan hệ chất lượng. Trong những hoàn cảnh cần thiết phải giao tiếp trước một đám đông, họ hoàn toàn có thể làm được.

    Còn với trầm cảm, họ sẽ có xu hướng tự cô lập bản thân với tất cả mọi thứ, kể cả những người thân thiết nhất. Thật đáng tiếc khi một trong những biện pháp tốt nhất để đối phó với trầm cảm lại là dành thời gian bên những người yêu thương. Chính điều này khiến cho việc điều trị trầm cảm trở nên cực kỳ khó khăn.

 

7. Tự chán ghét bản thân

    Đã bao giờ bạn tự nhìn vào gương và độc thoại với khuôn mặt phờ phạc của mình rằng “Tôi vốn dĩ là một kẻ thua cuộc”, “Dù có cố gắng tới đâu đi chăng nữa, mọi người vẫn sẽ không bao giờ chấp nhận mình, vậy mình còn cố gắng để làm gì nữa?” hay “Mình là một đứa kém cỏi”, “Mình ghét tất cả mọi thứ mình đang làm”...

    Với hàng loạt những câu hỏi, những nghi vấn về bản thân, bạn cho rằng mình không xứng đáng hoặc không đủ tốt để có được hạnh phúc, có được những thứ tốt nhất trên đời. Đó chính là khi bạn đã rơi vào cái bẫy “tự chán ghét bản thân” của trầm cảm.

    Hơn nữa, xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại sự kỳ thị xung quanh chứng trầm cảm nên người trầm cảm lại có xu hướng tự trách móc bản thân vì thái độ của người khác.

 

Bảng đo mức độ trầm cảm của Burns

    Trên đây chỉ là 7 dấu hiệu trầm cảm điển hình nhất. Nếu bạn nhìn thấy bản thân mình có những dấu hiệu đó, hãy cùng thực hiện thêm một bài test nho nhỏ nữa. Bài test đó tên là “Bảng kiểm tra trầm cảm của Burns”.

 

Bảng đo mức độ trầm cảm của Burns

 

    Hãy lấy một tờ giấy, một cái bút và tự đánh giá những dấu hiệu trầm cảm của mình, sau đó thử cộng tất cả các chỉ số đó với nhau, kết quả của bạn là bao nhiêu?

    Sau khi đã cộng xong, cùng đối chiếu với bảng sau nhé:

Bảng đo mức độ trầm cảm của Burns 2

 

    Bạn thấy mình đang ở mức độ nào? Có thể kết quả sẽ khiến bạn cảm thấy hơi bất ngờ và choáng ngợp, bạn tự đưa ra câu hỏi rằng “Tình trạng của mình tệ đến thế ư?”, “Bây giờ mình phải làm gì?”.

    Chấp nhận sự thật và chia sẻ vấn đề chính là bước đầu tiên cho quá trình điều trị tâm lý của bạn. Nếu việc chia sẻ với người thân là một điều gì đó quá khó khăn, hãy thử trò chuyện với chúng tôi. Đôi khi trò chuyện cùng một người xa lạ lại có thể khiến bạn cảm thấy tự tin và thoải mái.

    Để đảm bảo việc đánh giá được chuẩn xác hơn, xin mời các bạn theo dõi chi tiết bài viết: Test trầm cảm: Nhanh chóng, bảo mật, đã được kiểm chứng.

    Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúng tôi rất sẵn lòng được lắng nghe câu chuyện của bạn khi bạn đã sẵn sàng!

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Dấu hiệu nhận biết các loại trầm cảm thường gặp

Trầm cảm nói chung đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn. Người bệnh thường chán nản, mất hứng thú và động lực với mọi việc trong cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh này có nhiều loại khác nhau.

Trầm cảm vì vỡ mộng lấy chồng ngoại

Trầm cảm vì vỡ mộng lấy chồng ngoại.

Điểm danh các tác hại của stress đối với sức khỏe

Với nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nỗi lo về công việc, gia đình, tài chính, các mối quan hệ xã hội… dễ khiến chúng ta bị stress. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên, không chỉ sức khỏe tinh thần bị sụt giảm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.

Tổng hợp các nguyên nhân gây trầm cảm ẩn

Chúng ta đều biết rằng, người trầm cảm đặc trưng bởi khí sắc buồn bã, không tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Thế nhưng với trầm cảm ẩn, người bệnh không biểu hiện nhiều ở tâm lý...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi