Mục lục [Ẩn]
Hội chứng tự ngược đãi bản thân đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ. Các con chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm sống, tâm lý chưa hoàn thiện, không thể tự mình vượt qua cũng không thể tự chữa lành.
Lúc này, trẻ nhỏ rất cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ. Các bậc phụ huynh hãy thực hiện 3 điều dưới đây để giúp con vượt qua hội chứng tự hại nhé!
Cha mẹ cần làm gì khi con có hành vi tự ngược đãi bản thân?
Việc thứ nhất: Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ tự ngược đãi bản thân
Việc đầu tiên cha mẹ cần làm đó là quan tâm đến con và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở trẻ. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết việc trẻ tự hại qua những hành động như:
- Tự bứt tóc, nhổ lông mày.
- Cào da tay, rạch tay chân.
- Nhịn ăn.
- Tự tát vào mặt.
- Đập đầu vào tường,...
Một số trẻ có thể tự làm mình bị thương ở những vị trí kín đáo như: bắp tay, bắp chân, mạng sườn,...
Ngoài ra, có những trường hợp trẻ tự ngược đãi bản thân bằng việc uống thuốc ngủ. Điều này rất nguy hiểm và khó phát hiện.
Bởi khi sử dụng thuốc ngủ, trẻ thường mệt mỏi, lờ đờ, buồn ngủ, phờ phạc, thiếu sức sống,... Lúc này cha mẹ thường không để tâm và cho rằng có thể là do con vất vả học nhiều nên có biểu hiện đó. Và trong trường hợp trẻ dùng thuốc ngủ quá liều, con có nguy cơ rơi vào hôn mê, hoặc thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm hơn đến các con của mình, khi thấy chúng có biểu hiện bất thường cần tìm ra nguyên nhân và có hướng giải quyết kịp thời.
Phát hiện các triệu chứng tự ngược đãi sớm vô cùng quan trọng
Việc thứ 2: Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ tự ngược đãi bản thân
Việc tự làm mình bị thương giống như một cách để trẻ đối phó với những vấn đề tâm lý mà chúng gặp phải. Bởi trẻ nhỏ không có kỹ năng, kinh nghiệm để xử lý các vấn đề này. Cách duy nhất trẻ có thể làm là tự cấu véo, rạch tay chân… để giảm bớt sự căng thẳng, thất vọng, tức giận hoặc để lấn át những đau đớn về tinh thần không thể giải tỏa.
Tự ngược đãi bản thân có thể đến từ việc trẻ cảm thấy cô đơn, muốn được quan tâm nhiều hơn, áp lực học tập, thua kém bạn bè, bị cô lập, thầy cô đối xử hà khắc, bất lực khi bị kiểm soát quá mức,...
Muốn tìm hiểu được nguyên nhân, cha mẹ cần:
Dành thời gian ở bên các con, trò chuyện và hỏi han
Cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ một cách tự nhiên, tránh hỏi theo dạng tra khảo, hỏi cung, tránh làm trẻ sợ mà che giấu nguyên nhân.
Bạn có thể hỏi những câu như:
- Ngày hôm nay của con thế nào?
- Con đã học được những gì?
- Ở lớp, các bạn có hòa đồng không?
- Con thân nhất với bạn nào?...
Trong khi nói chuyện với trẻ, bạn hãy quan sát những biểu hiện và cách nói chuyện của trẻ. Nếu trẻ chỉ trả lời nhát gừng, cụt lủn, hỏi gì nói nấy, không hào hứng, quan tâm tới cuộc nói chuyện hoặc lảng tránh thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý.
Nhờ đến sự giúp đỡ của người thân
Với những trường hợp nguyên nhân bắt nguồn từ bố mẹ, trẻ sẽ có thể từ chối hoặc nổi nóng khi được hỏi. Lúc này, cha mẹ không nên ép buộc con nói chuyện bằng mọi cách mà nên để trẻ một mình và quan sát trẻ từ xa.
Cha mẹ hãy nhờ những người xung quanh đến tâm sự với trẻ. Cha mẹ nên chọn những người thân thiết với các con như: ông bà, chú bác, anh chị em, bạn bè,... Khi ở cùng với những người mà trẻ tin tưởng, việc khai thác nguyên nhân sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Cha mẹ nên dành thời gian để tâm sự với trẻ
Việc thứ ba: Tìm hướng giải quyết khi trẻ tự ngược đãi bản thân
Với những trẻ tự ngược đãi bản thân, cha mẹ không thể dùng sức mạnh ý chí, mắng nhiếc, dọa nạt để ép buộc trẻ. Việc làm này chỉ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn mà thôi.
Thay vào đó, cha mẹ nên:
- Đồng cảm với các con, thấu hiểu nỗi đau mà trẻ đang trải qua. Cha mẹ hãy giữ sự bình tĩnh, tỉnh táo để làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các con. Việc bi quan, hoảng sợ hay tức giận sẽ càng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh, những người có nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống để tìm hướng giải quyết tốt nhất. Nếu gặp khó khăn khi nói chuyện trực tiếp với trẻ, bạn cũng có thể nhờ họ đến tâm sự, an ủi, động viên, giúp đỡ con.
- Tìm đến các chuyên gia tâm lý (nếu trẻ vẫn tiếp tục tìm cách tự làm tổn thương bản thân mình). Họ sẽ có những cách giúp trẻ hiểu hơn về tình trạng của mình, từ đó thay đổi nhận thức và hành vi theo hướng tích cực hơn.
Cha mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của người xung quanh và chuyên gia tâm lý
Nếu cần sự giúp đỡ, các bậc phụ huynh hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo số hotline 0243.760.6666 để tìm ra giải pháp giúp con yêu vượt qua hội chứng tự ngược đãi bản thân nhé!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập