Cách để giải quyết các mối quan hệ khó khăn trong gia đình

Mục lục [Ẩn]

 

   Những người thân trong gia đình luôn là người hiểu và quan tâm đến chúng ta nhất. Tuy nhiên, những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình cũng khó giải quyết nhất.

    Nếu xử lý sai cách, các thành viên trong gia đình sẽ bị tổn thương, dẫn đến rạn nứt và xa cách. Vậy, làm cách nào để giải quyết các mối quan hệ khó khăn trong gia đình? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Cách để giải quyết các mối quan hệ khó khăn trong gia đình

Cách để giải quyết các mối quan hệ khó khăn trong gia đình

 

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra các xung đột trong gia đình

   Trước khi học cách đối phó với những xung đột trong gia đình, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân đằng sau những điều này là gì. Muốn loại bỏ những rắc rối, bạn cần tìm xem những “nút thắt” của chúng nằm ở đâu.

   Theo đó, một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn trong gia đình có thể kể đến là:

Vấn đề tài chính

   Có thể nói, tài chính là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi và rạn nứt nhất trong các gia đình hiện nay. Nó có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào, khi một hoặc nhiều thành viên trong gia đình bị thất nghiệp, hoặc đơn giản là thu nhập thấp, không đủ chi tiêu.

   Nó cũng có thể xảy ra khi mọi người có cách quản lý tiền bạc khác nhau. Ví dụ như: bố mẹ thường sẽ sống tiết kiệm hơn, còn con cái có thể chi tiêu hoang phí. Tranh cãi cũng có thể xảy ra khi gia đình đứng trước một sự kiện lớn nào đó liên quan đến tài chính, như khi có đám cưới, nợ nần, bị lừa đảo,...

   Một trường hợp phổ biến khác là khi phân chia tài sản không đồng đều. Điều này đã gây ra nhiều sự đổ vỡ trong gia đình, anh chị em từ mặt nhau, thậm chí là dẫn đến án mạng. Vụ việc “ba con gái đổ xăng đốt nhà mẹ ruột” tại Hưng Yên chính là một trường hợp điển hình.

Trách nhiệm chăm sóc

   Bên cạnh vấn đề tài chính, thì trách nhiệm chăm sóc cũng là một điều có thể gây ra những mâu thuẫn và cãi vã. Tình trạng này thường xảy ra ở những gia đình có bố mẹ già yếu, cần các con chăm sóc.

   Tất cả con cái đều có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ. Tuy nhiên, một số người cho rằng, con trưởng, hay người được thừa kế nhiều hơn thì có nghĩa vụ phải chăm sóc cha mẹ già, còn ai được ít thì không cần. Những căng thẳng và trách nhiệm của việc trở thành người chăm sóc có thể đè nặng lên các mối quan hệ gia đình.

   Bên cạnh đó, xung đột về việc chăm sóc còn xảy ra khi cha mẹ hoặc vợ, chồng tranh cãi về cách nuôi dạy con cái.

 

Trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già gây ra nhiều mâu thuẫn trong gia đình

Trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già gây ra nhiều mâu thuẫn trong gia đình

 

Gia đình có thêm thành viên mới

   Khi gia đình càng có thêm nhiều thành viên, thì khả năng xảy ra các xung đột mới cũng tăng theo. Chúng ta đã không còn xa lạ gì với những mâu thuẫn kinh điển xảy ra giữa mẹ chồng và con dâu trong suốt hàng nghìn năm qua. Mặc dù xã hội đã có nhiều sự tiến bộ, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu đã có nhiều sự cải thiện. Nhưng ở nhiều gia đình, đây vẫn là vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu.

   Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa chị dâu - em chồng, các chị em dâu, anh em rể, anh rể - em vợ,... cũng có thể nảy sinh những mâu thuẫn và xung đột. Thời điểm dễ nảy sinh mâu thuẫn nhất là khi có thành viên mới về gia đình, chưa quen với nếp sống và sinh hoạt mới.

Những vấn đề trong quá khứ chưa được giải quyết

  Những mâu thuẫn đã xảy ra trong quá khứ nếu không được giải quyết triệt để, thì sẽ có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến các mối quan hệ gia đình. Các vấn đề chưa được giải quyết này thường có thể tiếp tục lặp lại trong các sự kiện quan trọng, thời điểm có nhiều sự thay đổi. Ví dụ như, sự thiên vị của cha mẹ có thể xuất hiện trở lại khi bạn và anh chị em của mình bắt đầu nhận được quyền thừa kế, hay phải chăm sóc cha mẹ già.

 

Mâu thuẫn gia đình trong quá khứ có thể gây ảnh hưởng đến hiện tại

Mâu thuẫn gia đình trong quá khứ có thể gây ảnh hưởng đến hiện tại

 

Hướng giải quyết cho các mâu thuẫn và bất đồng trong gia đình

   Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn và bất đồng trong gia đình, bạn hãy bắt đầu tìm cách để tháo gỡ chúng. Mỗi khúc mắc sẽ có 1 cách giải quyết khác nhau, ví dụ như:

  • Về vấn đề tài chính: Bạn có thể vạch ra những giới hạn về mặt vật chất khi ai đó muốn sử dụng tài sản của bạn, hoặc chi tiêu quá hoang phí. Bạn cần thảo luận lại về việc họ cần đóng góp những gì cho gia đình, hay lập một khoản tiền tiết kiệm là điều quan trọng. Đối với các khoản vay, bạn có thể lập một thỏa thuận bằng văn bản khi cần thiết.
  • Về trách nhiệm chăm sóc: Bạn nên giữ bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc của mình để tránh sự bất đồng trở nên căng thẳng hơn. Sau đó, bạn hãy cùng người thân ngồi xuống và thảo luận về việc hỗ trợ tài chính, hay thời gian, công sức trong việc chăm sóc. Bạn hãy nhớ thể hiện sự đánh giá cao của mình khi anh, chị, em cùng đảm nhận trách nhiệm này.
  • Khi gia đình có thêm thành viên mới: Mọi người nên rộng lượng hơn và chấp nhận sự khác biệt, bởi lẽ không phải ai cũng dễ dàng hòa nhập được với môi trường mới. Thay vì nhìn vào những khiếm khuyết, mọi người nên nhìn vào các ưu điểm của họ, tìm kiếm những sở thích chung.
  • Với những vấn đề chưa được giải quyết triệt để: Bạn hãy dành thời gian nói chuyện riêng, nêu vấn đề và chia sẻ quan điểm của mình. Bạn nên sẵn sàng tha thứ nếu họ xin lỗi về những điều mà họ đã làm.

Đồng thời, bạn cũng cần cố gắng hiểu cách họ nhìn nhận các sự kiện và chúng ảnh hưởng đến họ như thế nào. Bạn hãy đưa ra một hướng giải quyết hợp lý nhất, để đặt dấu chấm hết cho những sự kiện này, tránh để chúng tiếp tục ảnh hưởng trong tương lai.

 

Mọi người trong gia đình nên bình tĩnh, thảo luận để giải quyết các mâu thuẫn

Mọi người trong gia đình nên bình tĩnh, thảo luận để giải quyết các mâu thuẫn

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách để giải quyết các mối quan hệ khó khăn trong gia đình. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: mối quan hệ

Bài viết liên quan

Chấn thương tâm lý sau khi bị phản bội

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo chấn thương tâm lý sau khi bị phản bội và cách vượt qua.

Cách thiết lập những ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ

Ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ gồm có: ranh giới vật lý, ranh giới cảm xúc, ranh giới tình dục, ranh giới vật chất/ tài chính,...

Mệt mỏi, trầm cảm vì con cái không chịu lập gia đình

Có thể thấy, không chỉ người trẻ áp lực, lo lắng về việc kết hôn mà các bậc phụ huynh cũng vô cùng lo âu, sốt ruột, thậm chí mắc các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu.

Những ảnh hưởng tiêu cực đến từ áp lực gia đình và cách giải quyết

Áp lực gia đình có thể bắt nguồn từ những sự khác biệt trong tư tưởng, quan điểm sống, thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, kỳ vọng quá lớn, do kinh tế,...

Đồng cảm: Cách cảm nhận và đáp lại cảm xúc của người khác

Cách để xây dựng sự đồng cảm là rèn luyện kỹ năng lắng nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cải thiện trí tuệ cảm xúc, nhìn nhận quan điểm mới.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi