Những nguyên nhân nào khiến người cao tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm?

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn có cảm thấy bố hoặc mẹ mình có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây? Họ không còn hứng thú với các hoạt động mà họ từng yêu thích? Họ dần trở nên khó tính hơn trước? Bạn cảm nhận được sự buồn bã, cảm giác trống rỗng bên trong họ kể từ khi họ bắt đầu nghỉ hưu? Bố mẹ bạn than thở nhiều về những lo lắng bất tận mà bạn thấy không cần thiết? Nếu câu trả lời là “Có” thì rất có thể, bố/mẹ bạn đang phải đối diện với chứng bệnh rối loạn lo âu hoặc trầm cảm ở người cao tuổi.

   Có lẽ vì bị cuốn vào vòng xoay của cuộc sống hiện đại mà chính chúng ta đang phần nào ít dành thời gian cho bố/mẹ của mình, để họ tự đương đầu với những vấn đề của tuổi già. Và thật không may, có quá nhiều người lớn tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm không được điều trị đúng mực chỉ vì chúng ta lỡ bỏ qua các nguyên nhân quan trọng.

 

Những nguyên nhân nào khiến người cao tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm?

 

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu, trầm cảm ở người lớn tuổi

    Khi bước vào độ tuổi “xế chiều”, chúng ta phải đối mặt với hàng loạt những thay đổi quan trọng trong cuộc sống và những thay đổi này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Một số nguyên nhân gây trầm cảm phổ biến nhất ở người lớn tuổi bao gồm:

 

1. Thời gian trống quá nhiều

    Đây là bước ngoặt lớn nhất của một người so với thời điểm còn đang làm việc và công tác, đặc biệt là đối với một người lao động chuyên cần, tâm huyết trong công việc.

    Thay vì cảm thấy tự do, thoải mái và mãn nguyện thì họ lại cảm thấy buồn chán, cuộc sống dường như không còn mục đích và bị cô lập. Họ có thể đau buồn vì mất đi cuộc sống cũ, cảm thấy căng thẳng về việc phải lấp đầy thời gian trong ngày của mình như thế nào hoặc lo lắng về hậu quả mà việc ở nhà cả ngày đang ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ với người bạn đời của họ.

    Nhiều người tìm thấy niềm vui và giá trị của bản thân trong công việc, sau khi nghỉ hưu, họ cảm thấy mình không còn giá trị này nữa.

    Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người sau khi nghỉ hưu được một thời gian, họ quyết định quay trở lại công việc trước kia của mình. Tuy nhiên, nhiều người khác lại không được như vậy, họ rơi vào cảm giác trống rỗng, thấy bản thân mình vô dụng, cô đơn, từ đó phát sinh trầm cảm.

 

2. Bệnh tật

    Một người cao tuổi thường phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe. Quá trình lão hóa, các bệnh lý mãn tính hoặc thậm chí là một bệnh nan y nguy hiểm nào đó có thể khiến họ cảm thấy tuyệt vọng, chán chường và dẫn đến trầm cảm.

    Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thuốc an thần gây ngủ, thuốc giảm đau corticoid… cũng có thể gây trầm cảm bởi tác dụng phụ của chúng.

 

3. Cô đơn

    Sự ra đi của một người thân trong gia đình, một người bạn thân thiết, hoặc nghiêm trọng nhất là chính người bạn đời đã gắn bó rất lâu của mình khiến người cao tuổi rơi vào trạng thái cô đơn và phát sinh trầm cảm.

 

Cô đơn - kẻ thù số một của người cao tuổi

Cô đơn - kẻ thù số một của người cao tuổi

 

    Tuổi tác khiến người lớn tuổi trở nên yếu ớt hơn về thể chất, họ sẽ có ít khả năng tự chăm sóc bản thân. Và nếu bị bỏ bê, không nhận được sự chăm sóc đầy đủ từ con cháu, người cao tuổi sẽ rất dễ bị tủi thân, họ tự coi mình là người thừa, gánh nặng cho gia đình. Điều đó rất dễ dẫn đến trạng thái cáu gắt, mệt mỏi, xa lánh, thậm chí là trầm cảm ở người cao tuổi.

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Làm thế nào để vượt qua nỗi đau mất người thân?

 

4. Nhạy cảm hơn

    Khi về hưu, các mối quan hệ xã hội của người cao tuổi sẽ thu hẹp đi rất nhiều. Do đó, họ ít có lựa chọn để tâm sự, bầu bạn hơn. Chỉ cần có một mâu thuẫn nhỏ với các thành viên trong gia đình thôi cũng đủ để họ cảm thấy tủi thân và cô đơn.

 

5. Lo lắng về tài chính

    Bước vào tuổi nghỉ hưu, đồng nghĩa với việc thu nhập của người cao tuổi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều này khiến họ cảm thấy lo lắng, bất an khi nghĩ tới những rủi ro trong tương lai, nhất là các vấn đề sức khỏe.

    Mặc dù nhiều người đã tự lên các kế hoạch tiết kiệm rất kỹ càng từ trước khi họ nghỉ hưu, nhưng đa phần khoản tiết kiệm đó lại có xu hướng được sử dụng cho những dự định của con cháu mà không mấy người dành khoản tiền lớn đó cho bản thân mình.

    Chính vì vậy, không ít trường hợp con cháu sau khi nhận được “quà hồi môn” từ ông bà, cha mẹ lại trở nên bất hiếu, quay sang đối xử bất công, bỏ bê, thậm chí là ngược đãi người cao tuổi. Điều này tạo nên một cú sốc tinh thần rất lớn mà khó có người cao tuổi nào trong trường hợp này có thể tránh khỏi trầm cảm.

 

6. Bị lừa đảo

    Bị lừa đảo và gian lận có ảnh hưởng rõ ràng đến tài chính của người cao tuổi. Bạn có thể mất số tiền mà mình đã tiết kiệm để nghỉ hưu, an dưỡng tuổi già, dự định cho các thành viên trong gia đình hoặc sử dụng cho các nhu cầu hàng ngày.

    Trong thế giới bất ổn hiện nay, người cao tuổi là đối tượng dễ bị kẻ lừa đảo nhắm tới bởi họ là những con người thuộc thế hệ cũ, thường khá nhẹ dạ cả tin và không biết tới những thủ đoạn lừa đảo sử dụng công nghệ cao. Những tổn thất tài chính đó có thể khiến họ bị sốc, tổn thương, thay đổi cách nhìn với thế giới và dẫn đến mất ngủ, chán ăn, trầm cảm…

 

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị các thủ đoạn lừa đảo hướng tới

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị các thủ đoạn lừa đảo hướng tới

 

Các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi

    Trầm cảm ở người cao tuổi rất dễ bị bỏ qua bởi các triệu chứng của họ thường khá tương đồng với các bệnh lý phổ biến ở độ tuổi này. Nhiều người coi đó là những dấu hiệu bình thường của tuổi tác, vì vậy mà bệnh trầm cảm không được điều trị đúng mực mà ngày càng tiến triển trầm trọng hơn. Dưới đây là một số triệu chứng trầm cảm phổ biến ở người cao tuổi:

  • Cảm giác buồn bã, tuyệt vọng
  • Mất hứng thú trong giao tiếp xã hội hoặc các sở thích cũ
  • Cảm giác tuyệt vọng, bất lực
  • Thiếu động lực và năng lượng
  • Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc hoặc buồn ngủ ban ngày)
  • Lòng tự trọng thấp: cảm thấy mình vô dụng, mình là gánh nặng
  • Suy giảm trí nhớ
  • Bỏ bê chăm sóc cá nhân: bỏ bữa, quên uống thuốc, lơ là vệ sinh cá nhân
  • Đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân
  • Giảm cân, chán ăn
  • Có ý nghĩ về cái chết, tự_tử

 

Biện pháp giúp đỡ người cao tuổi bị trầm cảm

    Mấu chốt để người cao tuổi vượt qua được trầm cảm đó là phải giúp họ thích ứng được với những thay đổi trong cuộc sống và tìm kiếm những điều thú vị mới mẻ.

 

1. Duy trì kết nối xã hội

    Trầm cảm khiến người cao tuổi thấy chán nản, không muốn làm bất cứ điều gì hoặc gặp bất cứ ai, tuy vậy, sự cô lập chỉ làm cho chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Việc ở một mình rất khó để người cao tuổi có thể đánh bại chứng trầm cảm. Đó là lý do vì sao sự hỗ trợ lại là vô cùng quan trọng.

    Trong vai trò là một người con, người cháu, hãy cố gắng trò chuyện với họ, khuyến khích họ bước ra thế giới, đừng để họ nhốt mình trong nhà cả ngày. Đi công viên, đi làm tóc, chơi cờ, đi ăn sáng với những người bạn cũ hoặc hàng xóm có thể là những lựa chọn tuyệt vời. Hoặc bạn cũng có thể thuyết phục họ tham gia một lớp học, một câu lạc bộ dành cho người cao tuổi nào đó. Tại đây, họ sẽ dễ dàng gặp gỡ những người có chung sở thích và xây dựng tình bạn mới.

 

2. Tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống

     Khi chúng ta già đi, cuộc sống thay đổi và bạn có thể đánh mất những thứ trước đây chiếm thời gian của bạn và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Nghỉ hưu, mất bạn thân hoặc mất người thân, rời xa mạng lưới xã hội và những thay đổi về sức khỏe thể chất, tài chính hoặc địa vị có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tự tin và ý thức về giá trị bản thân của bạn. Nhưng vẫn còn nhiều cách để bạn có thể tìm thấy ý nghĩa mới trong cuộc sống và cảm thấy muốn tiếp tục gắn bó với thể giới.

  • Tập trung vào những gì bạn vẫn có thể làm, không phải những gì bạn từng làm.

Có thể bạn cảm thấy thất vọng vì không thể làm mọi thứ mà trước kia mình từng làm, hoặc ít nhất là không đạt được mức độ như cũ. Thay vì tập trung vào những gì bạn đã từng làm, hãy thử tập trung vào những điều bạn có thể làm.

  • Học tập một kỹ năng mới. Chọn thứ gì đó mà bạn từng luôn muốn học nhưng chưa có thời gian ở thời trẻ hoặc khơi dậy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bạn, ví dụ như nhạc cụ, vẽ, ngoại ngữ hoặc môn thể thao mới. Học những hoạt động mới không chỉ mang lại ý nghĩa và niềm vui cho cuộc sống mà còn có thể giúp duy trì sức khỏe não bộ của người cao tuổi.

 

Tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống

 

  • Du lịch: Nghỉ hưu là thời điểm bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho những chuyến đi tới nơi mà bạn luôn muốn đến, gặp gỡ những người mà bạn muốn gặp. Du lịch không cần thiết phải xa hoa hay tốn kém mới có thể cải thiện được tâm trạng của bạn. Tận hưởng thời gian hòa mình vào thiên nhiên bằng cách đi bộ ngắm cảnh, đi câu cá hoặc cắm trại, dành một ngày ở bãi biển sẽ là biện pháp hiệu quả giúp giải tỏa căng thẳng tuổi xế chiều.

 

3. Duy trì các thói quen lành mạnh

    Khi bạn chán nản, thật khó để tìm ra động lực làm bất cứ điều gì, kể cả là chăm sóc sức khỏe bản thân. Nhưng thực tế, các thói quen chăm sóc sức khỏe có tác động rất lớn tới các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Chăm sóc sức khỏe càng tốt, bạn sẽ càng cảm thấy ổn hơn. Hãy tránh xa những thói quen xấu khiến bệnh trầm cảm tồi tệ hơn.

    Hãy tiếp tục duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày. Cùng với đó là xây dựng chế độ ăn lành mạnh với ít tinh bột, ít đường, thay thế chất béo xấu bằng chất béo lành mạnh, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi. Hãy dành nhiều thời gian phơi nắng hàng tuần bởi ánh sáng mặt trời có thể giúp tăng mức serotonin, cải thiện tâm trạng của người đang căng thẳng, trầm cảm.

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: 10 thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress.

 

4. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

    Chứng trầm cảm ở người cao tuổi thường được phát hiện muộn và trầm trọng hơn bởi nguyên nhân gây bệnh đã diễn ra lâu ngày. Do đó, tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý là điều rất cần thiết. Nếu bố/mẹ bạn không thể tự phát hiện ra vấn đề của mình và không đồng ý đi tìm kiếm sự giúp đỡ, dưới vai trò là một người con, hãy cố gắng khuyên nhủ, phân tích cho họ.

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Làm thế nào để chia sẻ với bạn bè, người thân về chứng trầm cảm của bạn?

   Trầm cảm ở người cao tuổi là một tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần phức tạp, rất cần sự kiên nhẫn và tham gia của những người thân thiết nhất. Sau khi theo dõi bài viết này, nếu thấy bản thân mình trong đó hoặc bạn thấy bố/mẹ mình đang trong trường hợp tương tự, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe. Cám ơn quý vị đã theo dõi!

 

 

 

 

 

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Mối liên hệ giữa rối loạn lo âu và sương mù não: Tại sao bạn cứ nhớ nhớ quên quên?

Mối liên hệ giữa rối loạn lo âu và sương mù não: Tại sao bạn cứ nhớ nhớ quên quên?

Tìm hiểu hội chứng sợ gọi điện thoại

Tìm hiểu hội chứng sợ gọi điện thoại.

Áp lực tiền bạc có đang khiến bạn stress, trầm cảm?

Trong vòng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, không ít người đã lựa chọn một cuộc sống chạy theo giá trị vật chất và bỏ quên đi những giá trị tinh thần của mình. Nếu những áp lực tiền bạc đang đè nặng lên đôi vai của bạn thì bạn không hề đơn độc.

Hội chứng sợ vật nhọn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng sợ vật nhọn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Không còn cơn rối loạn lo âu, tôi đã vui vẻ trở lại!

Chú Nguyễn Hữu Trà 66 tuổi, trú tại phòng 2503, chung cư CT7 Booyoung, đường Vũ Trọng Khánh, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi