Hội chứng “sợ tắt máy” - Hội chứng thường gặp ở người trẻ hiện nay

Mục lục [Ẩn]

 

   Ngày nay, điện thoại ngày càng trở thành một phần không thể thiếu của nhiều người. Không ít người còn hình thành thói quen kiểm tra thông báo điện thoại dù đang làm bất kỳ việc gì khác, cho dù đang đi dạo, đi ăn tối với bạn bè hay là đang tận hưởng một kỳ nghỉ. Thậm chí, có những người bị trói buộc vào các thiết bị điện tử đến nỗi họ cảm thấy lo sợ khi các thiết bị điện tử mất kết nối - hay còn gọi là hội chứng “sợ tắt máy” (FOSO).

 

Hội chứng “sợ tắt máy”

Hội chứng “sợ tắt máy”

 

Hội chứng “sợ tắt máy là gì”?

  Hội chứng sợ tắt máy (FOSO - viết tắt của Fear of Switching Off) là một thuật ngữ dùng để mô tả sự lo lắng hoặc khó chịu mà một số người gặp phải khi ngắt kết nối khỏi các thiết bị kỹ thuật số hoặc internet. Nó khiến họ không thể tách ra khỏi màn hình, có thể do nghĩa vụ trong công việc, mối quan tâm đến các tin tức xung quanh hay những cuộc trò chuyện nhóm không ngừng nghỉ.

   FOSO có thể được biểu hiện theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cảm giác khó chịu, bồn chồn và thôi thúc phải kiểm tra thiết bị điện tử ngay cả khi không có nhu cầu gấp gáp nào.

   Hội chứng này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.  Một nghiên cứu gần đây khảo sát 8.500 người trên 11 quốc gia, đã phát hiện ra rằng 1/3 người trên toàn cầu trải qua hội chứng “sợ tắt máy” hay FOSO. Phần lớn người được khảo sát cho biết họ cảm thấy lo lắng về việc bỏ lỡ tin nhắn khi không nhìn vào điện thoại (73%), cảm thấy căng thẳng hơn khi tắt điện thoại (67%) hoặc rời khỏi nơi ở mà không có điện thoại (59%).

   Hội chứng sợ tắt máy đặc biệt phổ biến ở những người trẻ tuổi, với 58% số người thuộc thế hệ Z (từ 18-27 tuổi) cho biết họ đang cố gắng giảm mức sử dụng điện thoại và 51% người được khảo sát vẫn kiểm tra tin nhắn công việc khi đi du lịch. Ngược lại, chỉ có 33% và 29% số người thuộc độ tuổi 59-77 gặp phải những vấn đề này.

 

Điều gì đã dẫn đến hội chứng sợ tắt máy?

Sự phát triển của công nghệ

   Hiện nay, cách chúng ta hòa nhập xã hội đang có sự thay đổi. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hầu hết mọi thứ có thể thực hiện qua màn hình điện thoại: Giao lưu, làm việc, đặt đồ ăn,... Các thiết bị điện tử cho phép chúng ta có thể làm những việc này từ mọi nơi trên thế giới và khiến chúng ta ngày càng trở nên phụ thuộc vào nó.

 

Chúng ta đang dần phụ thuộc vào công nghệ.

Chúng ta đang dần phụ thuộc vào công nghệ.

 

   Thời gian đại dịch đã góp phần thúc đẩy sự phụ thuộc của chúng ta vào công nghệ. Trong thời điểm đại dịch, chúng ta hầu như phải thay đổi hoàn toàn thói quen của mình: Làm việc, ăn uống, tập thể dục và giao tiếp xã hội ở nhà.

Ranh giới công việc và cuộc sống mờ nhạt

   Sau thời gian đại dịch, văn hóa làm việc tại nhà đã trở thành một thói quen của chúng ta. Điều này đã xóa mờ ranh giới giữa công việc và cuộc sống. Xu hướng làm việc từ xa cũng đang ngày càng trở nên phổ biến và chúng ta cũng đã ngày càng quen thuộc với việc kiểm tra thông báo công việc khi đang làm việc nhà. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi khi “tắt máy”.

 

Hội chứng “sợ tắt máy” để lại ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta?

   Hội chứng sợ tắt máy ảnh hưởng đến khả năng chúng ta dành thời gian giao tiếp với mọi người, ví dụ: đang đi ăn với bạn bè thì bạn cứ nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại. Điều này có thể khiến những người xung quanh bạn cảm thấy họ không được tôn trọng.

   Nếu bạn coi thế giới sau màn hình quan trọng hơn thế giới thực tại thì mối quan hệ giữa bạn và những người thân yêu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, gây ra sự chia rẽ, cô lập cho cả hai bên.

   Ngoài ra, hội chứng “sợ tắt máy” có khả năng dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần mới hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng sức khỏe tâm thần hiện có, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến chúng ta cảm thấy liên tục mệt mỏi, vội vã, căng thẳng và không có thời gian nghỉ ngơi.

 

Làm sao để thoát khỏi hội chứng “sợ tắt máy”?

Nhận biết rằng mình có đang mắc hội chứng “sợ tắt máy” không

   Trước tiên, bạn hãy hình dung xem bản thân mình muốn dành bao nhiêu thời gian cho các thiết bị điện tử . Sau đó, bạn hãy kiểm tra xem bạn đã thực sự dành bao nhiêu thời gian để sử dụng thiết bị của mình. Con số cuối cùng có thể khiến bạn ngạc nhiên đấy. Việc làm này không để đổ lỗi hay khiến bạn xấu hổ mà để giúp bạn nhận ra rằng thói quen này đã khiến bạn phụ thuộc vào các thiết bị điện tử như thế nào và chúng tốn bao nhiêu thời gian của bạn nếu không được xử trí một cách thích hợp.

Thiết kế những ranh giới phù hợp

   Tiếp theo, bạn nên thiết kế các ranh giới để quản lý thời gian sử dụng thiết bị điện tử cho bản thân. Ví dụ: Đặt ra quy tắc phải tắt điện thoại trong thời gian ăn tối cùng gia đình hoặc khi đi chơi với bạn bè.

   Thời gian đầu, hành động này có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng, nhưng hãy bắt đầu từng bước một. Theo “Hiệu ứng Ba ngày”  (hiệu ứng này cho rằng việc hòa mình vào thiên nhiên và tránh xa công nghệ trong tối thiểu 3 ngày sẽ giúp cải thiện tâm trạng và chức năng nhận thức), sau khi trải qua 24 giờ đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy tâm trí mình được thư giãn, tự do và cảm nhận những điều tốt đẹp xung quanh. Đến ngày thứ 2 và thứ 3, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi trong tâm trí mình và những thói quen đã trở thành bình thường hàng ngày của chúng ta - chẳng hạn như liên tục làm mới thông báo, hộp thư đến…

 

Hòa mình vào thiên nhiên và tránh xa công nghệ sẽ giúp tâm trí bạn thư giãn, giảm căng thẳng.

Hòa mình vào thiên nhiên và tránh xa công nghệ sẽ giúp tâm trí bạn thư giãn, giảm căng thẳng.

 

   Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý cũng khuyến khích bạn chia sẻ cách bạn đang cố gắng thay đổi, xây dựng thói quen mới với gia đình, bạn bè để nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ phù hợp.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về “nỗi sợ tắt máy” và hệ quả của nó đến đời sống của chúng ta. Nếu bạn thấy mình đang gặp phải các triệu chứng của hội chứng “sợ tắt máy”, hãy thử áp dụng các biện pháp trong bài nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Phát bệnh tâm thần vì hội chứng sợ tắt máy

Hội chứng sợ tắt máy (FOSO) khiến không ít người trẻ bị trói buộc vào các thiết bị điện tử, cảm thấy lo sợ khi các thiết bị điện tử mất kết nối, thậm chí phát triển thành các rối loạn tâm thần.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi