Bị ám ảnh sợ quá khứ do nguyên nhân nào gây ra?

Mục lục [Ẩn]

 

   Nỗi ám ảnh sợ quá khứ thường đeo bám tâm trí con người, khiến họ sợ hãi, né tránh các sự kiện, tình huống tương tự. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy vì sao một người lại bị ám ảnh sợ quá khứ? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Bị ám ảnh sợ quá khứ do nguyên nhân nào gây ra?

Bị ám ảnh sợ quá khứ do nguyên nhân nào gây ra?

 

Nỗi ám ảnh sợ quá khứ là gì?

   Nỗi ám ảnh sợ quá khứ - Mnemophobia là tình trạng một người sợ hãi quá mức về sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Khi vô tình gặp tình huống tương tự hoặc có ai nhắc lại sự kiện đó, họ có thể trở nên hoảng loạn, bất an, sợ hãi tột độ.

   Tình trạng ám ảnh sợ quá khứ được xếp vào nhóm tổn thương tâm lý do sang chấn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là một dạng của rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu.

   Khi trải qua những sự kiện đau buồn, chúng ta khó tránh khỏi nỗi ám ảnh. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ xảy ra trong một thời gian nhất định. Khi tâm lý ổn định lại, nỗi ám ảnh đó sẽ thuyên giảm hoàn toàn. Thế nhưng, với người bị ám ảnh sợ quá khứ, họ sợ hãi dai dẳng, thái quá về các sự việc đã xảy ra. Kể cả thời gian đã trôi qua nhiều năm, nỗi sợ vẫn tiếp tục đeo bám họ.

 

Triệu chứng của người bị ám ảnh sợ quá khứ

   Người mắc chứng ám ảnh sợ quá khứ luôn thường trực nỗi sợ về những sự kiện đã xảy ra. Bạn có thể nhận biết họ thông qua các triệu chứng bao gồm:

  • Luôn chìm đắm trong ký ức về những sự việc đã xảy ra.
  • Sự kiện đã xảy ra khá lâu nhưng họ vẫn cảm nhận nỗi đau, sự mất mát rõ rệt y hệt như mới chỉ diễn ra.
  • Một số người có thể vui vẻ bên ngoài nhưng khi ở một mình, họ lại trầm mặc, nghĩ nhiều về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ với tâm trạng buồn bã, chán nản, bi quan, uể oải,…
  • Xu hướng né tránh những đối tượng và tình huống có thể gợi nhắc đến những sự kiện đã xảy ra. Tình trạng này dẫn đến nhiều phiền toái trong cuộc sống, đặc biệt là việc học, nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội.

 

Người bị ám ảnh sợ quá khứ thường né tránh các tình huống tương tự

Người bị ám ảnh sợ quá khứ thường né tránh các tình huống tương tự

 

  • Nếu phải đối diện với tình huống tương tự sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, họ thường bị hoảng loạn, mất bình tĩnh, không thể kiểm soát hành vi, lời nói. Thậm chí, một số người còn đứng hình, mất hết mọi phản ứng vì sợ quá mức.

   Nỗi ám ảnh sợ quá khứ luôn hiện hữu trong tâm trí người bệnh. Bởi vậy, họ không thực sự thoải mái với cuộc sống hiện tại, luôn có “tảng đá” mang tên quá khứ đè nặng lên tinh thần, cảm xúc. Nếu không trút bỏ được gánh nặng đó, họ có nguy cơ phải đối mặt với các bệnh tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Bị ám ảnh sợ quá khứ do nguyên nhân nào gây ra?

   Một số nguyên nhân góp phần hình thành nỗi ám ảnh sợ quá khứ gồm có:

Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ

   Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nỗi ám ảnh về quá khứ. Những người trải qua tuổi thơ êm đềm, cuộc sống không có biến cố hầu như không có khả năng phát triển tình trạng này. Trong khi đó, người phải đối mặt với các sự kiện có tính chất sang chấn tâm lý sẽ có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề tâm lý, trong đó có nỗi ám ảnh sợ quá khứ.

   Các trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ phổ biến là:

  • Bị bạo hành thể chất và/hoặc tinh thần
  • Bị bắt cóc, cưỡng hiếp
  • Bị bỏ rơi
  • Bản thân trải qua hoặc chứng kiến tai nạn khủng khiếp.

 

Người có trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ dễ bị ám ảnh sợ quá khứ

Người có trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ dễ bị ám ảnh sợ quá khứ

 

Gen di truyền

   Các chuyên gia nhận thấy, người có cha mẹ, anh chị em ruột mắc chứng ám ảnh sợ quá khứ sẽ có nguy cơ cao bị tình trạng này.

   Ngoài ra, một số bất thường ở não bộ như hạch hạnh nhân hoạt động quá mức cũng dễ bị chứng ám sợ quá khứ.

Đặc điểm tính cách

   Đặc điểm tính cách cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ngưỡng chịu đựng stress của não bộ. Những người có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán và bản lĩnh có thể đối mặt, vượt qua stress một cách dễ dàng. Trong khi đó, người có tính cách yếu đuối, nhút nhát, tự ti thường sẽ bị tổn thương sâu sắc hơn.

   Ngoài ra, người thiếu kinh nghiệm sống sẽ rất chật vật trong việc vượt qua những biến cố. Họ dễ rơi vào bế tắc, dễ mắc phải các vấn đề tâm lý, trong đó có tình trạng ám ảnh sợ quá khứ.

Một số yếu tố khác

   Ngoài những yếu tố trên, chứng ám ảnh sợ quá khứ còn gặp ở những đối tượng như: 

  • Liên tục phải đối mặt với các biến cố trong cuộc sống.
  • Là nữ giới
  • Người có sẵn các vấn đề tâm lý, tâm thần
  • Người sống cô độc, không có gia đình và bạn bè xung quanh.

   Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ám ảnh sợ quá khứ rất đa dạng. Mà tình trạng này còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, chẳng hạn như:

  • Người ám ảnh về việc bị bỏ rơi sẽ khó kết nối mối quan hệ thân thiết với người khác.
  • Người có nỗi sợ về tai nạn giao thông sẽ thường không dám lái xe, thậm chí họ còn sợ phải di chuyển bằng xe cộ.
  • Người ám ảnh về hỏa hoạn sẽ hình thành tâm lý sợ lửa.
  • Người bị ám ảnh bởi việc ly hôn có thể nghĩ rằng mình không thể có được một gia đình hạnh phúc.

  Những người bị ám ảnh sợ quá khứ thường sống khép kín, khó bộc lộ cảm xúc, không muốn chia sẻ với ai. Họ cũng sẽ trở nên tự ti, buồn bã, bi quan, suy nghĩ tiêu cực, dần mất niềm tin vào cuộc sống.

   Họ cũng là những người có nguy cơ cao lạm dụng chất kích thích, nhằm đối phó với tình trạng căng thẳng, stress. Tất cả những điều này biến họ trở thành mục tiêu của các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm. Do đó, bạn nên khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.

   Hy vọng qua bài viết, các bạn đã nắm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng ám ảnh sợ quá khứ. Tuy nó không đe dọa ngay lập tức đến tính mạng nhưng cũng gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đồng thời, những nỗi sợ đó còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý khác. Do vậy, bạn nên tìm cách vượt qua chúng nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

7 Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội

Với những tình huống hằng ngày như ăn cơm nơi công cộng, nói chuyện qua điện thoại… cũng làm bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng quá mức thì chứng tỏ bạn đang bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội. 

Hội chứng sợ không gian hẹp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng sợ không gian hẹp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân nào khiến mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm ngày càng phổ biến ở cả người trẻ và người cao tuổi

Hiện nay, theo thống kê của Bộ y tế, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp, tương đương khoảng 15 triệu người. Các nhà nghiên cứu cho biết, con số này thực tế còn cao hơn và có xu hướng gia tăng từng ngày, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi và người trẻ đang trong độ tuổi lao động.

Rối loạn bùng phát gián đoạn là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Rối loạn bùng phát gián đoạn là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục.

Tổng hợp các bệnh về tâm lý thường gặp hiện nay

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh về tâm lý thường gặp, mời bạn đọc cùng theo dõi!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi