Tỷ lệ trầm cảm ở đồng tính nam cao gấp 3 lần: Nguyên nhân và giải pháp

Mục lục [Ẩn]

 

   Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với người đồng tính nam trên 16 tuổi từ tháng 2-8/2021 đến phòng khám của bệnh viện, cho thấy 14,2% mắc trầm cảm, trong đó 2,7% ở mức độ nặng. Tỷ lệ này cao gấp ba lần so với tỷ lệ trầm cảm ở dân số trưởng thành nói chung. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người đồng tính nam? Làm thế nào để khắc phục? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Người đồng tính nam có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 3 lần.

Người đồng tính nam có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 3 lần.

 

Nguyên nhân gây trầm cảm ở đồng tính nam

Do sự kỳ thị của xã hội

   Người đồng tính nam thường phải chịu đựng ánh mắt kỳ thị của xã hội. Họ bị cho là “không bình thường”, “biến thái”, “ăn chơi đua đòi”. Thái độ kỳ thị được thể hiện qua:

  • Thái độ: Coi thường, miệt thị, khó chịu,... với cách thể hiện giới (gender expression) của người đồng tính từ việc ăn mặc, đi đứng đến cách ăn nói.
  • Hành vi: Xa lánh, cười cợt, chế giễu, nhại lại hành động, yêu cầu họ phải nói năng, cư xử mạnh mẽ.

Thế nên nhiều đồng tính nam thường phải gồng mình, tỏ ra mạnh mẽ để che đi giới tính thật -> điều này khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn bã.

   Nhiều người đồng tính bị kỳ thị từ nhỏ nên học hành không đến nơi đến chốn, đi xin việc ở đâu cũng bị từ chối và phải bươn chải nhiều nghề để sống.

   Chịu sự kỳ thị khiến nhiều người đồng tính dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Do đó, họ có thể tìm đến rượu, ma túy hoặc quan hệ tình dục với nhiều người, và thực hiện nhiều hành vi có hại cho sức khỏe của họ. Những hành vi đó lại càng khiến người đồng tính bị kỳ thị nặng nề hơn. Họ càng bị thành kiến và đẩy ra ngoài lề xã hội.

Do phản ứng của gia đình

   “Gia đình là một trong những môi trường xảy ra nhiều sự phân biệt đối xử với người LGBT nhất” - Đây là kết luận trong nghiên cứu “Có phải bởi vì tôi là LGBT” (Viện Nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường iSee),  2.363 người trên 63 tỉnh thành Việt Nam.

    Rất nhiều trường hợp, khó khăn lớn nhất mà người đồng tính nam phải vượt qua chính là áp lực từ gia đình. Khi come - out, hai phản ứng phổ biến nhất mà người đồng tính nam gặp phải từ các thành viên trong gia đình, họ bị bạo lực tinh thần (quát tháo, sỉ nhục, gây áp lực, tổn thương tâm lý) và bạo lực thể xác (hành hung, đánh đập, giam giữ, cầm nhốt).

   Ở xã hội Việt Nam, các giá trị gia đình được đề cao đồng thời có quan điểm “con cái phải phục tùng ý muốn của cha mẹ”. Nhiều bố mẹ cho rằng việc ngăn cản con cái “đồng tính” là họ đang yêu thương, dành những điều tốt đẹp cho con cái. Tuy nhiên, họ không biết rằng những việc họ làm đã khiến con mình bị tổn thương nghiêm trọng đến chừng nào.

   Với đồng tính nam, thì phản ứng của gia đình lại càng gay gắt hơn. Bởi Việt Nam vốn có quan điểm là con trai thì phải “nối dõi tông đường”. Do đó, họ thường bị ngăn cấm mạnh mẽ hơn đồng tính nữ khi come - out, đặc biệt là những bạn nam là con một trong nhà, cháu đích tử đích tôn của dòng họ. Vì thế nhiều đồng tính nam lại lựa chọn cách giấu đi giới tính thật của mình.

   Gia đình luôn được coi là điểm tựa, là bến đỗ tinh thần của con người. Do đó, những người đồng tính nam nói riêng và LGBT nói chung đều rất mong muốn nhận được sự chấp thuận và cổ vũ của gia đình mình. Nếu những gì họ nhận được là sự chối bỏ, xa lánh của chính những người thân yêu thì họ sẽ vô cùng tổn thương. Họ sẽ thấy mình cô độc, chơi vơi khi không ai hiểu mình, không có ai chấp nhận mình, thậm chí là xấu hổ, tội lỗi với người thân vì mình lại “khác thường” như vậy. Những cảm xúc này chất chồng lại khiến họ rất dễ gặp phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,...

Tự ti và nhìn nhận bản thân một cách tiêu cực

   Trong xã hội mà người dị tính (còn gọi là dị tính luyến ái nhằm ám chỉ trai/gái thẳng) chiếm phần đông, không tránh khỏi những thiên kiến về cộng đồng LGBT - một cộng đồng thiểu số hơn. Điều này khiến nhiều người thuộc cộng đồng LGBT nói chung và đồng tính nam nói riêng, đặc biệt những bạn trẻ đang trong độ tuổi khám phá bản thân, có cái nhìn sai lệch đối với chính xu hướng tính dục của mình. Từ đó dẫn đến sự “tự kỳ thị đồng tính (internalized homophobia)”.

 

Nhiều người không chấp nhận xu hướng tính dục của chính bản thân mình.

Nhiều người không chấp nhận xu hướng tính dục của chính bản thân mình.

 

   Sự tự kỳ thị khiến họ cảm thấy chán ghét và căm thù chính bản thân mình, xấu hổ vì mình là người đồng tính, tự ti và nhìn nhận bản thân mình một cách tiêu cực hơn. Họ sợ gần gũi với người khác, sợ bị phát hiện xu hướng tình dục của mình. Sự tự kỳ thị đồng tính còn tác động lên sức khỏe tinh thần khiến người tự kỳ thị dễ bị trầm cảm, thậm chí là có suy nghĩ tự tử.

Không được sống thật với chính mình

   Một số người đồng tính nam cố gắng sống như một người dị tính đến suốt cuộc đời để được xã hội chấp nhận. Họ sống khép kín, thu mình hoặc không sống thật với bản thân mình, sống một cuộc sống hai mặt.

   Sự căng thẳng kéo dài do phải che giấu giới tính hay xu hướng tình dục có thể dẫn đến dư thừa lượng cortisol trong cơ thể, góp phần gây nên trầm cảm nặng cũng như sự "suy nhược" của cơ thể nói chung.

Bị lừa đảo

   Gần đây không thiếu những câu chuyện người đồng tính bị lừa tình lừa tiền được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Các chuyên gia tâm lý cho biết, đa số nạn nhân đều từ 30 tuổi trở lên, ngại thổ lộ tình cảm cũng như không dám lên tiếng đòi sự công bằng cho chính bản mình.

   Đối tượng của những người đồng tính nam khá ít, khó kiếm tìm khiến họ dễ dàng nhận lời yêu. Đến khi phát giác bị lừa đảo, họ cũng dễ rơi vào tuyệt vọng, bế tắc hơn so với những người khác.

   Dù xu hướng tình dục như thế nào, trước khi bắt đầu yêu đương, chúng ta đều phải suy nghĩ kỹ, tìm hiểu kỹ để nắm được bản chất của người kia. Nếu không, chúng ta rất dễ bị mắc lừa, thậm chí bị mất mạng chứ không chỉ là mất của cải, danh dự và tình cảm.

Tình cảm không thuận lợi

   Với rất nhiều nguyên nhân khách quan như ánh nhìn của xã hội, ít đối tượng lựa chọn, sự ngăn cấm của gia đình,... khiến những mối tình của người đồng tính nam thường rất khó viên mãn hơn những người dị tính. Ngoài ra, nam giới thường có lòng tự tôn cao hơn nên nếu họ không biết trung hòa, nhường nhịn nhau thì tình cảm cũng rất dễ tan vỡ. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người đồng tính nam.

Các vấn đề sức khỏe

  LGBT nói chung và đồng tính nam nói riêng có nhiều nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện hơn bởi chúng có thể khiến họ cảm thấy được thả lỏng và thư giãn hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng chất gây nghiện lại khiến họ bị suy giảm cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

   Một vấn đề nhức nhối khác chính là các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những người đồng tính nam phải đối diện với nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất cao. Vấn đề sức khỏe suy giảm cũng là một nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tâm lý ở người đồng tính nam.

 

Người đồng tính nam dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe.

Người đồng tính nam dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe.

 

Giải pháp điều trị trầm cảm ở người đồng tính nam

Thuốc

   Thuốc chống trầm cảm là biện pháp điều trị giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Các thuốc được sử dụng thường xuyên là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI).

   Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm thường có nhiều tác dụng phụ và không tác dụng được vào nguyên nhân gây ra trầm cảm. Do đó, bệnh nhân dễ bị tái phát sau này.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả, được khuyến khích sử dụng hiện nay. Các phương pháp thường được sử dụng là:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Giúp bạn xác định và thay đổi các suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc dẫn đến trầm cảm.
  • Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT):  Dạy mọi người cách sống trong hiện tại, phát triển những kỹ năng lành mạnh để đối phó với căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc của chính mình và cải thiện mối quan hệ với những người khác.
  • Liệu pháp gia đình: Liệu pháp này giúp gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên, cải thiện giao tiếp và quản lý các xung đột, mâu thuẫn trong gia đình. Qua đó, mỗi thành viên sẽ được học cách chia sẻ suy nghĩ của bản thân, đồng thời thấu hiểu cảm nhận của người khác, hạn chế tối đa xung đột có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được các nguyên nhân gây trầm cảm ở đồng tính nam và biện pháp điều trị. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh với học sinh LGBT

Bạo lực học đường là một vấn nạn phổ biến, đặc biệt với những học sinh thuộc cộng đồng LGBT.

LGBT và rào cản từ gia đình

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã có nhiều cái nhìn cởi mở hơn với cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, ở vị trí là cha, mẹ, nhiều người vẫn chưa thể chấp nhận con mình đồng tính.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi