Hội chứng sợ thất bại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Thất bại hay thành công là chuyện bình thường trong cuộc sống. Chúng ta dựa vào những lần thất bại để rút kinh nghiệm, lần sau cố gắng làm tốt hơn, thành công hơn. Thế nhưng với người mắc hội chứng sợ thất bại, họ thậm chí còn không dám thử bất kỳ một việc gì bởi sợ hãi quá mức việc thất bại. Theo đó, sức khỏe và cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Hội chứng sợ thất bại (Atychiphobia) là thế nào?

Hội chứng sợ thất bại (Atychiphobia) là thế nào?

 

Hội chứng sợ thất bại (Atychiphobia) là thế nào?

   Hội chứng sợ thất bại (Atychiphobia) là một dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi đặc hiệu. Người bệnh có nỗi sợ phi lý, không tương xứng và kéo dài dai dẳng về sự thất bại.

   Bởi nỗi sợ hãi quá mức như thế nên người bị hội chứng sợ thất bại không dám thử bất kỳ việc gì. Họ thường xuyên căng thẳng, lo lắng, xấu hổ và hoảng loạn.

   Nếu không được điều trị sớm, chứng Atychiphobia sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

 

Các triệu chứng của hội chứng sợ thất bại

   Một số triệu chứng nhận biết người mắc hội chứng sợ thất bại bao gồm:

  • Thường trực nỗi sợ hãi, lo lắng, bất an có liên quan đến thất bại, ngay cả trong những công việc, hoạt động đơn giản hàng ngày.
  • Có xu hướng tránh xa các công việc, tình huống mà bản thân cho rằng có nguy cơ cao gặp phải thất bại.
  • Liên tục từ chối việc nếu phải bắt đầu một công việc nào đó.
  • Tìm cách trì hoãn các mục tiêu, dự định trong tương lai.
  • Tìm mọi cách để che đậy, giấu giếm sự thất bại của chính mình vì sợ người khác sẽ cười chê, chỉ chích, đánh giá thấp.
  • Cảm giác bản thân là kẻ vô dụng, bất tài, kém cỏi, thiếu tự tin, hèn nhát.
  • Dễ mất tập trung, quá chú ý đến việc thất bại nên khó hoàn thành tốt các công việc được giao.
  • Sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng do lo lắng quá mức như mất ngủ, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về tim mạch, hô hấp,…
  • Khó kiểm soát cảm xúc, dễ kích động, cáu gắt, nóng giận vô cớ, đặc biệt là khi có ai đó đề cập đến sự thất bại.
  • Không dám thể hiện tài năng của bản thân ở bất kỳ hoạt động nào.

   Tùy tình trạng mỗi người mà mức độ các triệu chứng bệnh sẽ khác nhau.

 

Nguyên nhân nào gây hội chứng sợ thất bại?

Nguyên nhân nào gây hội chứng sợ thất bại?

 

Nguyên nhân gây hội chứng sợ thất bại

   Một số yếu tố góp phần dẫn đến hội chứng sợ thất bại bao gồm:

  • Ám ảnh tâm lý thời thơ ấu: Người từng bị tổn thương do thất bại trong quá khứ sẽ có nguy cơ cao gặp hội chứng này. Chẳng hạn như trẻ nhỏ thất bại trong học tập, thi cử, liên tục bị mọi người xung quanh cười chê, cha mẹ trách phạt, la mắng sẽ dần hình thành tâm lý sợ hãi tột đột về thất bại.
  • Do tính cách: Những người có tính cách nhút nhát, kém tự tin, rụt rè, hay lo lắng, sợ sệt sẽ có nhiều nguy cơ phát triển hội chứng sợ thất bại hơn so với bình thường. Thêm nữa, người có tính cầu toàn, luôn muốn mọi việc trở nên hoàn mỹ cũng sẽ lo sợ thất bại và dễ khởi phát chứng bệnh này.
  • Tiền sử gia đình, cá nhân: Nếu trong gia đình hoặc bản thân người bệnh đã từng mắc phải hội chứng ám ảnh sợ đặc hiệu hay các rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu thì tỷ lệ khởi phát bệnh cũng tăng cao.
  • Ảnh hưởng từ môi trường sống: Nếu ngay từ nhỏ, đứa trẻ đã phải sống trong lối giáo dục cứng nhắc, không được thất bại, không cho phép bản thân thua kém bất kỳ ai thì khi lớn lên, nó sẽ bị ám ảnh bởi điều đó.
  • Áp lực cuộc sống: Hội chứng sợ thất bại thường xuất hiện ở thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành. Bởi lẽ, đây là lứa tuổi phải đối diện với rất nhiều áp lực từ công việc, học tập, tài chính, áp lực đồng trang lứa

   Bản thân người bị hội chứng sợ thất bại đôi khi hiểu rõ được sự phi lý trong nỗi sợ của họ. Tuy nhiên, họ bất lực trước việc kiểm soát và loại bỏ nó ra khỏi tâm trí. Từ đó, sức khỏe và cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Hội chứng sợ thất bại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống

Hội chứng sợ thất bại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống

 

Hội chứng sợ thất bại gây nhiều hệ lụy đáng tiếc

   Hội chứng sợ thất bại khiến người bệnh khó tập trung, cản trở mọi việc kể cả sinh hoạt thường ngày. Họ có xu hướng tránh né, không tham gia vào các công việc, hoạt động mà họ cho rằng có nguy cơ thất bại. Thậm chí, đối với các công việc quan trọng, họ cũng muốn trì hoãn do sự sợ hãi, lo lắng bao trùm tâm trí.

   Tình trạng này khiến nhiều người đánh mất cơ hội thể hiện năng lực của bản thân, vụt mất cơ hội thành công. Họ có thể bỏ lỡ cơ hội ứng tuyển vị trí quan trọng, lời mời đi du học… Nếu đã có công việc, nỗi sợ hãi làm họ không dám thể hiện bản thân, mãi dậm chân tại chỗ, khó thăng tiến.

   Đã vậy, người bệnh hiểu rõ về nỗi sợ vô lý nhưng lại không thể kiểm soát chúng. Điều này khiến họ xuất hiện cảm xúc tiêu cực, cho rằng bản thân vô dụng, kém cỏi. Để giải tỏa những cảm xúc đó, nhiều trường hợp đã tìm đến chất kích thích, nguy cơ lạm dụng cao.

   Tâm lý sợ hãi, nhạy cảm quá mức với những lời đánh giá, phê bình của mọi người làm họ mất kiểm soát, dễ cáu gắt, nóng giận. Tình trạng này vô tình làm mất đi các mối quan hệ xã hội.

   Nếu hội chứng sợ thất bại kéo dài dai dẳng, người bệnh còn có nguy cơ phải đối mặt với các rối loạn tâm lý khác như rối loạn lo âu, trầm cảm. Quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

 

Cách khắc phục hội chứng sợ thất bại

   Một số phương pháp được chỉ định cho người bị hội chứng sợ thất bại bao gồm:

Trị liệu tâm lý

   Phương pháp này giúp bệnh nhân nhận thức tốt hơn về suy nghĩ, cảm xúc sai lệch, dần điều chỉnh lại theo hướng đúng đắn hơn. Một số liệu pháp tâm lý được áp dụng với người bị hội chứng sợ thất bại bao gồm:

  • Liệu pháp tiếp xúc: Người bệnh được hỗ trợ tiếp xúc, đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân, cụ thể là sự thất bại. Ví dụ, chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện về chủ đề thất bại, đưa ra các dẫn chứng và dần gia tăng mức độ theo sự đáp ứng của từng bệnh nhân. Trong giai đoạn này, người bệnh cũng được hướng dẫn và trang bị thêm những kỹ năng đối phó với nỗi sợ của mình, tìm cách để vượt qua nó một cách hiệu quả.

 

Trị liệu tâm lý thường được áp dụng cho người bị hội chứng sợ thất bại

Trị liệu tâm lý thường được áp dụng cho người bị hội chứng sợ thất bại

 

  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Mục đích giúp người bệnh dần điều chỉnh suy nghĩ, nhận thức, hành vi theo hướng tích cực, lành mạnh hơn.
  • Liệu pháp thư giãn: Để giảm bớt trạng thái sợ hãi, lo lắng, căng thẳng quá mức do hội chứng sợ thất bại gây ra, chuyên gia tâm lý cũng sẽ trang bị thêm cho người bệnh một số kỹ năng thư giãn, giải tỏa cảm xúc an toàn.

Điều trị bằng thuốc

   Trường hợp các triệu chứng thể chất xuất hiện rầm rộ, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc tây y hỗ trợ thêm cho người bệnh. Thông thường, các thuốc được sử dụng bao gồm: Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, giảm lo âu, vi chất…

   Những thuốc trên đều có nhiều tác dụng phụ với sức khỏe. Do đó, người bệnh cần uống đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Biện pháp hỗ trợ tại nhà

  • Thư giãn tinh thần: Ngồi thiền, viết nhật ký, nghe nhạc, đọc sách…
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung rau củ quả tươi, tập thể dục và phơi nắng mỗi ngày, ngủ đủ giấc.
  • Chia sẻ với người thân và gia đình về tình trạng bệnh, suy nghĩ của bản thân. Sự hỗ trợ của họ sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua nỗi sợ hơn.
  • Đặt ra những mục tiêu nhỏ để bắt đầu khắc phục nỗi sợ, ví dụ như dậy đúng giờ, dọn dẹp nhà cửa, tự nấu một món ăn mình thích…
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain để thư giãn tinh thần, tạo thêm động lực hoàn thành mục tiêu trong cuộc sống.

   Hội chứng sợ thất bại được ví như “hòn đá” cản trở quá trình phát triển của người bệnh. Nếu không vượt qua được, bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ, thậm chí là thụt lùi so với xã hội. Chính vì vậy, bạn hãy chủ động chữa trị, tìm cách vượt qua nỗi sợ của bản thân nhé! 

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Top 7 cách vượt qua rối loạn lo âu đơn giản và hiệu quả

Học cách chia sẻ với người khác, kiểm soát stress, viết nhật ký… là những cách giúp bạn vượt qua rối loạn lo âu.

Thường xuyên vã mồ hôi, tim đập nhanh là bệnh gì?

Mỗi khi chúng ta gặp tình huống căng thẳng, stress, cơ thể có thể sẽ xuất hiện tình trạng vã mồ hôi tim đập nhanh. Tuy nhiên, nếu chúng diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi thăm khám sớm...

Các triệu chứng do rối loạn lo âu cần biết

Rối loạn lo âu là bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị càng sớm càng tốt.  Và việc nhận biết được các triệu chứng rối loạn lo âu (được trình bày chi tiết trong bài viết này) sẽ giúp người bệnh khám và điều trị kịp thời. Cùng theo dõi ngay nhé!

Những nguyên nhân nào khiến người cao tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm?

  Bạn có cảm thấy bố hoặc mẹ mình có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây? Họ không còn hứng thú với các hoạt động mà họ từng yêu thích? Họ dần trở nên khó tính hơn trước?

Tổng hợp những điều cần biết về rối loạn lo âu lan tỏa (2023)

Bạn có thể đang mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). GAD có thể khiến cuộc sống hàng ngày của bạn chìm trong sợ hãi, lo lắng và hoảng sợ. Một tin tốt dành cho bạn là chúng ta có thể điều trị nó.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

17 tuổi, tôi đã r-ạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

17 tuổi, tôi đã r-ạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

Trong mắt tất cả mọi người, gia đình tôi là gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc. Bố tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty điện tử, mẹ tôi cũng là kế toán trưởng một công ty dược.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi