Negativity bias là gì? Vì sao não bộ chỉ ưu ái suy nghĩ tiêu cực?

Mục lục [Ẩn]

 

   Có bao giờ, giữa hàng chục lời khen từ người khác nhưng bạn lại chỉ tập trung vào lời chê duy nhất và tổn thương vì nó. Tại sao những ký ức tiêu cực lại khiến chúng ta chú ý hơn và nhớ lâu hết. Tất cả những điều này được giải thích bởi thiên kiến tiêu cực (negativity bias) - tức là não bộ của chúng ta sẽ thiên vị những điều tiêu cực hơn những điều tích cực, ngay cả khi chúng có mức độ tương đương.

 

Vì sao não bộ chỉ ưu ái suy nghĩ tiêu cực?

Vì sao não bộ chỉ ưu ái suy nghĩ tiêu cực?

 

Negativity bias - Thiên kiến tiêu cực là gì?

   Thiên kiến tiêu cực được định nghĩa là khuynh hướng con người thường ghi nhận những kích thích tiêu cực dễ dàng hơn những kích thích tích cực. Khuynh hướng này khiến những sự kiện bất lợi để lại những tác động đáng kể tới trạng thái tâm lý của chúng ta hơn là những sự kiện tích cực, ngay cả khi sự kiện bất lợi và sự kiện tích cực có cùng mức độ.

   Thiên kiến tiêu cực thể hiện qua việc:

  • Ghi nhớ trải nghiệm tiêu cực hơn là những trải nghiệm tích cực.
  • Thường nhớ những lời lẽ xúc phạm, chê bai hơn là những lời khen ngợi.
  • Phản ứng mạnh mẽ hơn với những sự việc/ công kích tiêu cực.
  • Nghĩ về những điều tiêu cực thường xuyên hơn là những điều tích cực.

   Ví dụ: Bạn đã có một buổi làm việc tuyệt vời trước khi phát hiện một đồng nghiệp nói xấu mình. Và thế là, trong suốt thời gian còn lại của ngày làm việc, bạn cảm thấy đau buồn và nghẹn ngào, cứ suy nghĩ mãi về lời nói của đồng nghiệp đó. Khi bạn đi làm về và được ai đó hỏi rằng ngày hôm nay thế nào, bạn trả lời rằng đây quả thực là ngày làm việc tồi tệ - dù trước đó mọi việc vẫn diễn ra thuận lợi.

   Thiên kiến tiêu cực được cho là một chức năng tiến hoá thích nghi. Từ thời xa xưa, bản năng con người phải luôn chú ý đến nguy hiểm để tồn tại. Vậy nên từ góc độ tiến hoá, xu hướng nhìn vào mặt tiêu cực là cách não bộ giúp chúng ta an toàn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho chúng ta có xu hướng để ý đến các tin tức tiêu cực hơn các tin tức tích cực.

 

Thiên kiến tiêu cực khiến chúng ta chỉ tập trung vào những điều xấu.

Thiên kiến tiêu cực khiến chúng ta chỉ tập trung vào những điều xấu.

 

Thiên kiến tiêu cực ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

   Những thông tin tiêu cực gia tăng sự hoạt động ở vùng xử lí thông tin quan trọng của não bộ, khiến cho những hành vi của chúng ta dễ bị định hình bởi tin tức và trải nghiệm không tốt đẹp.

Tạo động lực

   Về mặt tích cực, thiên kiến tiêu cực làm tăng động lực hoàn thành công việc bởi mục tiêu tránh khỏi mất mát sẽ tạo ra nhiều động lực để con người cố gắng hơn là khi chỉ muốn đạt được điều gì đó.

Đưa ra quyết định

   Khi đưa ra quyết định, chúng ta thường đặt nặng vào khía cạnh tiêu cực, thường nghĩ đến việc chúng ta sẽ mất gì khi lựa chọn. Điều này ảnh hưởng đến các quyết định lẫn việc sẵn sàng chấp nhận những rủi ro của chúng ta.

   Ngay cả khi xác suất xảy ra kết quả tích cực và tiêu cực là ngang nhau, chúng ta vẫn chỉ nghĩ về ảnh hưởng tiêu cực hơn là mong muốn đạt được kết quả tích cực.

Cách nhìn nhận về người khác lẫn về mình

   Thiên kiến tiêu cực khiến chúng ta thường để ý nhiều hơn đến điểm xấu của một người thay vì những ưu điểm của họ. Nếu nghiêm trọng, chúng ta sẽ cảm thấy rằng xung quanh mình toàn người xấu, người không ra gì. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc nhìn nhận cuộc sống và hình thành mối quan hệ.

   Con người cũng thường đánh giá bản thân khắc nghiệt hơn người ngoài. Do đó, thật không có gì lạ khi nhiều người cứ nhìn vào những điểm khiếm khuyết của bản thân mình và trở nên xấu hổ và tự ti. Nhưng trên thực tế thì, bạn có rất nhiều ưu điểm. Vấn đề là bạn có đủ sự tự tin vào chính bản thân mình hay không.

Cách hành xử trong một mối quan hệ

   Thiên kiến tiêu cực ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Nó khiến chúng ta giả định điều tồi tệ nhất về người còn lại khiến chúng ta trở nên “đề phòng" trong cách cư xử. Điều này thường dẫn đến những cuộc tranh cãi và cơn giận không đáng có.

 

Làm thế nào để vượt qua thiên kiến tiêu cực?

Tự nhận thức và thách thức sự độc thoại tiêu cực

   Bạn hãy tập chú ý đến những suy nghĩ đang chạy qua tâm trí bạn hàng ngày. Khi có một sự kiện diễn ra, bạn nên tập nhìn nhận chúng bằng cả hai chiều - tích cực và tiêu cực. Ngoài ra, thay vì cứ nghĩ mãi về những sai lầm trong quá khứ, bạn hãy xem xét những gì bạn học được và cách bạn có thể sử dụng nó trong tương lai.

Chánh niệm

   Thực hành chánh niệm là một cách tốt để trở nên hòa hợp hơn với cảm xúc của chính bạn. Thông qua chánh niệm, bạn có thể bắt đầu quan sát cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách khách quan hơn.

 

Chánh niệm để tập trung vào những gì diễn ra trong thực tại và không phán xét.

Chánh niệm để tập trung vào những gì diễn ra trong thực tại và không phán xét.

 

Thưởng thức những khoảnh khắc tích cực

   Vì những trải nghiệm tích cực cần được ghi nhớ nhiều hơn nên bạn phải chú ý đến những điều tốt đẹp đang diễn ra. Lần tới khi bạn trải nghiệm hoặc tạo ra một khoảnh khắc tích cực, hãy dành một chút thời gian lâu hơn bạn thường làm để tận hưởng nó. Bạn hãy lưu giữ những suy nghĩ vui vẻ và những cảm xúc dễ chịu mà bạn cảm nhận. Khi bạn về nhà, tại sao không suy nghĩ về những gì vừa xảy ra và biến kỹ năng thưởng thức từng khoảnh khắc thành thói quen?

   Thiên kiến tiêu cực góp mặt trong rất nhiều khía cạnh và tình huống đời thực. Nó đến rồi đi trong khi chúng ta vẫn chưa kịp nhận ra nhưng lại có thể để lại nhiều tác động xấu. Vì vậy, bạn hãy thử áp dụng các biện pháp trong bài để vượt qua nó, từ đó suy nghĩ tích cực hơn!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Negativity bias
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi