Trầm cảm vì sinh con dị tật: Người phụ nữ phải điều trị tâm lý

Mục lục [Ẩn]

 

   Kết hôn muộn, lại khó có con, chị Phụng ở Bình Dương đã phải thụ tinh ống nghiệm và may mắn đậu thai. Thế nhưng, niềm vui chưa được bao lâu thì bác sĩ chẩn đoán thai nhi bị dị tật. Hai vợ chồng chị cố gắng chạy chữa cho con nhưng tử thần vẫn mang đứa bé rời xa vòng tay chị. Kể từ đó, chị bị trầm cảm, phải điều trị tâm lý.

 

Trầm cảm vì sinh con dị tật: Người phụ nữ phải điều trị tâm lý

Trầm cảm vì sinh con dị tật: Người phụ nữ phải điều trị tâm lý

 

Trầm cảm vì sinh con dị tật: Người phụ nữ phải điều trị tâm lý

   Đến tuổi 39, chị Phụng mới kết hôn với người chồng hiện tại. Có lẽ do tuổi tác cao nên hai vợ chồng khó đậu thai tự nhiên. Cuối cùng, anh chị quyết định đi thụ tinh ống nghiệm (IVF) và may mắn đậu thai. Thế nhưng ở tuần thai 12, bác sĩ thông báo thai nhi bị dị tật thoát vị não chưa rõ nguyên nhân.

   Dù rất bàng hoàng nhưng cả hai vợ chồng vẫn quyết tâm giữ thai. Đến cuối năm 2019, chị chuyển dạ, sinh được bé trai với căn bệnh dị tật não bẩm sinh. Đã vậy, em còn khuyết xương sọ và khối u lớn ở sau đầu, phải chăm sóc đặc biệt ở viện.

   Ròng rã một tháng sau, con trải qua cuộc đại phẫu cắt khối u chứa dịch và nhu mô não, tiên lượng kém. Chị Phụng phải một mình vừa lo việc nhà, vừa chăm con để chồng yên tâm làm việc, kiếm tiền.

   Bé thường xuyên quấy khóc, bỏ bú làm chị phải bế, dỗ dành thâu đêm. Dù đã 5 tháng nhưng con chỉ nặng hơn 4kg. Đến khi được 18 tháng tuổi, bé lại phải nhập viện cấp cứu, tổn thương não không hồi phục, tử vong sau 1 tuần điều trị tích cực.

   Gần 2 năm chăm con bệnh tật, chị Phụng chưa có ngày nào ngủ ngon. Tâm lý chị luôn lo lắng, căng thẳng, bất an về sức khỏe của bé. Ngày con mất cũng là lúc chị suy sụp, trầm cảm. Cơ thể chị gầy sọp, bỏ ăn uống, không muốn tiếp xúc với ai. Chị cảm thấy bất lực, tội lỗi, nhiều hôm nằm mơ thấy con gọi mẹ. 

   Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị rối loạn cảm xúc, phải điều trị tâm lý kéo dài, kết hợp uống thuốc chống trầm cảm.

 

Người phụ nữ phải uống thuốc chống trầm cảm

Người phụ nữ phải uống thuốc chống trầm cảm

 

Các nguyên nhân gây dị tật thai nhi thường gặp

   Theo Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ em từ 0-17 tuổi bị khuyết tật bẩm sinh. Nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi thường gặp bao gồm:

  • Bất thường nhiễm sắc thể, gen
  • Người mẹ tiếp xúc với môi trường độc hại khi mang thai
  • Mẹ nhiễm virus, bệnh tuyến giáp nặng, ngộ độc, tiểu đường, chấn thương trong thai kỳ.

   Đối với trường hợp chị Phụng, nguyên nhân gây dị tật thai nhi là do mẹ lớn tuổi. Người phụ nữ trên 35 tuổi và bố trên 45 tuổi có con dễ bị tình trạng này.

   ThS.BS Nguyễn Lệ Thủy, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, ở phụ nữ ngoài 35 tuổi, chất lượng buồng trứng suy giảm. Theo đó, nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể tăng cao. Trẻ sinh ra dễ mắc các hội chứng chậm phát triển trí não hoặc vận động như Down, Edwards...

   Với nam giới lớn tuổi, cả số lượng và chất lượng tinh trùng đều giảm. Những tinh binh bất thường về cấu trúc và hình thái gia tăng, từ đó kéo theo nguy cơ dị tật thai nhi. Tuổi người cha cũng tác động lớn hơn đến di truyền gen trội và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần của trẻ.

   Theo bác sĩ Thủy, chị Phụng mang thai ở tuổi 43. Lượng noãn vừa ít, lại vừa có số noãn bất thường nhiều. Vì vậy, thai nhi sẽ dễ gặp tình trạng đáng tiếc. Hơn nữa, quá trình mang thai của phụ nữ lớn tuổi cũng gặp nhiều khó khăn so với lứa tuổi sinh đẻ (trước 35 tuổi). Bởi lúc này, buồng trứng và tử cung đều đã lão hóa. 

 

Tuổi tác của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi

Tuổi tác của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi

 

Giải pháp nào cho người có nguy cơ sinh con dị tật?

   Đối với cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con dị tật, biện pháp hữu hiệu dành cho họ là kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm có sàng lọc di truyền. Kỹ thuật này giúp đánh giá số lượng, hình thái 23 cặp nhiễm sắc thể của phôi. Từ đó, bác sĩ sẽ phát hiện sớm các phôi bị bất thường trước khi cấy vào tử cung người mẹ.

   Sau hai năm mất con, chị Phụng được trị liệu tâm lý kết hợp uống thuốc. Nhờ sự giúp đỡ của gia đình, chị dần ổn định lại tâm  lý. Giữa năm 2022, hai vợ chồng quyết định đến bệnh viện để thụ tinh trong ống nghiệm lần nữa.

   Lúc này chị Phụng đã 44 tuổi, khả năng dự trữ của buồng trứng suy giảm nặng. Về phía người chồng, xét nghiệm tinh dịch đồ cũng ghi nhận số lượng tinh trùng giảm, tỷ lệ sống 10%, chỉ 1% di động, hình thái đuôi cụt bất thường. 

   Chị được hướng dẫn kích thích buồng trứng, chọc hút thành công 8 noãn trưởng thành. Chuyên gia phòng thí nghiệm dùng kim chuyên dụng chọn một tinh trùng khỏe mạnh tiêm vào bào tương trứng giúp tối đa hóa tỷ lệ thụ tinh.

   Phôi khỏe mạnh được nuôi cấy trong hệ thống tủ Timelapse với nhiệt độ, ánh sáng phù hợp. Toàn bộ 5 phôi được sàng lọc dị tật, may mắn có 2 phổi phát triển tốt.

   Tháng 6, chị Phụng chuyển một phôi bình thường vào tử cung và đậu thai ngay lần đầu. Các mốc khám, tầm soát thai kỳ cho thấy thai nhi phát triển bình thường, không ghi nhận dị tật bẩm sinh.

 

Thụ tinh ống nghiệm có sàng lọc di truyền giúp chọn lọc phôi bị dị tật bẩm sinh

Thụ tinh ống nghiệm có sàng lọc di truyền giúp chọn lọc phôi bị dị tật bẩm sinh

 

Cách phòng tránh dị tật bẩm sinh cho thai nhi

   Để phòng tránh dị tật bẩm sinh, các cặp vợ chồng nên:

  • Kết hôn trước tuổi 30, sinh con sớm.
  • Phụ nữ sinh con thứ hai trước tuổi 35.
  • Nếu chưa muốn có con, cả hai vợ chồng nên cân nhắc trữ trứng, trữ tinh trùng để bảo tồn khả năng sinh sản, nguy cơ lão hóa vật chất di truyền khi độ tuổi tăng lên.
  • Nên khám sức khỏe tiền hôn nhân để phát hiện bất thường và có hướng xử trí kịp thời.
  • Uống bổ sung acid folic sớm: Acid folic giúp giảm tỉ lệ đột biến gen dẫn đến dị tật. Vì vậy, chị em phụ nữ nên bổ sung acid folic trước ba tháng.
  • Tiêm phòng trước khi mang thai: Các loại vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai bao gồm: Vắc xin cúm; viêm gan B, thủy đậu, Sởi – Quai bị – Rubella... Chị em nên tiêm vắc xin trước khi mang thai từ 3-6 tháng.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, các độc tố môi trường (bụi, khí thải, hóa chất tẩy rửa…) khi đang mang thai.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khám thai định kỳ

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thông tin về người phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh con dị tật. Để tránh tình trạng đó xảy ra, các bạn nên kết hôn và sinh con sớm, đồng thời khám sàng lọc tiền hôn nhân trước khi có kế hoạch sinh sản. Chúc các bạn sức khỏe! 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Vì sao người béo phì dễ bị trầm cảm?

Chúng ta đều biết, béo phì thường là khởi nguồn của các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch. Chưa dừng lại ở đó, tình trạng này còn tăng nguy cơ mắc bệnh về tâm lý, điển hình là trầm cảm

Dấu hiệu nhận biết 6 loại trầm cảm phổ biến

Trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng và đã đến lúc chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu bản chất của căn bệnh này để xóa bỏ đi sự kỳ thị khiến nhiều người bệnh phải chịu đựng trong im lặng.

Nên làm gì khi cảm thấy vô dụng, vô giá trị?

Nên làm gì khi cảm thấy vô dụng, vô giá trị? Nếu vậy, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực và tồi tệ đó nhé!

Trầm cảm ở học sinh: Các hệ lụy nghiêm trọng!

Những áp lực học tập hay tình trạng bạo lực học đường… là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở học sinh. Nếu không can thiệp sớm, căn bệnh này sẽ làm giảm cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi