Rối loạn tâm thần sau quan hệ tình dục không an toàn

Mục lục [Ẩn]

 

   Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân dẫn đến lây truyền các bệnh xã hội như HIV, lậu, giang mai, HPV, viêm gan B,... Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục không an toàn không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thậm chí là mắc rối loạn tâm thần.

 

Rối loạn tâm thần sau quan hệ tình dục không an toàn.

Rối loạn tâm thần sau quan hệ tình dục không an toàn.

 

Rối loạn tâm thần sau quan hệ tình dục không an toàn

   Mỗi ngày, thế giới ghi nhận một triệu ca bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), phần lớn trong số đó không có triệu chứng. Có nhiều con đường làm lây nhiễm những căn bệnh này, trong đó có 90% trường hợp bị mắc bệnh do quan hệ tình dục không an toàn. Điều này khiến nhiều người sau khi quan hệ tình dục không an toàn đã bị stress, căng thẳng, thậm chí mắc các rối loạn tâm thần.

   Như trường hợp của anh Nam, 36 tuổi phải đến viện khám sức khỏe tâm thần trong tình trạng ám ảnh, lo lắng, trốn tránh sau khi phát hiện mắc bệnh tình dục do quan hệ ngoài luồng.

   Được biết, anh Nam sống ở Hà Nội cùng vợ và con gái. Khi vợ mang thai vào một năm trước, anh đã quen một cô gái qua mạng xã hội. Sau đó, cả hai hẹn hò và quan hệ tình dục với chi phí một triệu đồng mỗi lần gặp. Đến tháng sáu năm ngoái, anh bị ngứa và rát trong ống tiểu, cứ đi tiểu lại thấy đau buốt khó chịu, chảy mủ vàng ở lỗ sáo, đi khám thì được chẩn đoán bị viêm niệu đạo. Trớ trêu hơn, anh còn lây nhiễm căn bệnh này cho người vợ đang mang thai của mình, khiến chị bị viêm phần phụ do lậu và phải điều trị một chế độ đặc biệt để tránh nhiễm trùng thai nghén.

   Theo chia sẻ, anh Nam cho biết anh vô cùng áy náy, ân hận và dằn vặt khi chỉ vì thỏa mãn nhu cầu của bản thân mà khiến vợ mắc bệnh và gây nguy hiểm cho con. Anh liên tục bị ám ảnh đến mất ăn mất ngủ vì ngứa, lúc nào cũng cảm thấy rằng vi khuẩn như đang cào cấu trong niệu đạo của mình.

   Không dừng lại ở đó, sau khi khỏi bệnh lậu thì anh lại bị sùi mào gà do nhiễm type HPV 11 và 16. Tuy rằng đã khám ở rất nhiều nơi, kết quả nội soi tai mũi họng không có tổn thương song anh vẫn vô cùng ám ảnh mình bị sùi ở miệng, ở lưỡi, ở họng, nằm mơ cũng mơ thấy mình bị bệnh. Sau đó, anh được bác sĩ chỉ định khám khoa chuyên khoa sức khỏe tâm thần và nhận kết quả chẩn đoán rối loạn lo âu, stress quá mức.

   Trong một số trường hợp, mặc dù không mắc bệnh nhưng bệnh nhân vẫn phát triển rối loạn lo âu sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Ví dụ như trường hợp của anh Phong, 32 tuổi ở Hà Nội, sau khi quan hệ tình dục không an toàn thì anh luôn nơm nớp lo sợ bị mắc bệnh HIV.

   Mặc dù sau khi quan hệ anh đã sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV và liên tục đi khám để yên tâm hơn nhưng khi nhận được kết quả âm tính thì lại không tin tưởng, nghĩ rằng bác sĩ chẩn đoán sai. Nỗi ám ảnh này khiến anh xấu hổ không dám gặp gỡ mọi người hay đến những nơi đông người. Khi đi khám về sức khỏe tâm thần, anh nhận được chẩn đoán anh bị rối loạn lo âu bệnh tật (một tình trạng rối loạn tâm thần, trong đó người bệnh có sự lo lắng quá mức và thái quá về việc mình mắc một hoặc nhiều căn bệnh nguy hiểm nào đó).

 

Liên tục đi khám vì không tin tưởng kết quả âm tính.

Liên tục đi khám vì không tin tưởng kết quả âm tính.

 

   Các chuyên gia, bác sĩ cho biết, trên thực tế đã gặp rất nhiều bệnh nhân bị rối loạn lo âu sau khi quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp an toàn. Theo Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Văn Học, Bệnh viện Nam khoa cho biết, mỗi ngày trung bình có khoảng trên 10 ca đến khám bệnh lây truyền qua đường tình dục và đi kèm là các biểu hiện rối loạn tâm thần, đặc biệt là rối loạn lo âu.

 

Điều gì dẫn đến rối loạn tâm thần ở bệnh nhân quan hệ tình dục không an toàn?

Lo sợ về bệnh tật

   Cảm giác lo sợ về việc mắc bệnh trong thời gian dài khiến bệnh nhân dễ mắc các rối loạn tâm thần. Đặc biệt, nhiều người có thói quen lên internet và tìm kiếm các thông tin về hậu quả của quan hệ tình dục không an toàn và các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, càng tìm hiểu thì họ càng cảm thấy lo sợ, hoang mang

Cảm giác áy náy

   Rất nhiều trường hợp nam giới “tòm tem” bên ngoài khi đã có gia đình, vợ con đề huề và lây bệnh cho vợ, cho con, điều này khiến họ cảm thấy tội lỗi và áy náy, tự trách bản thân. Họ thường lo lắng, sợ hãi và stress cường độ cao khi phải đối mặt với người thân, ngại ra ngoài, tham gia những sự kiện. Tình trạng này thường trầm trọng hơn ở nhóm có địa vị xã hội, có vai vế trong gia đình hoặc người nổi tiếng, lâu dài dẫn đến các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu.

Định kiến xã hội

   Bên cạnh đó, sự kỳ thị, định kiến, cô lập của xã hội đối với những người mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng vô tình làm người bệnh bị rối loạn sức khỏe tâm thần. Chứng bệnh khiến họ xấu hổ, lâu dài dẫn đến lo âu, bất an, mất hứng thú, bỏ điều trị. Vì sợ bị đánh giá về đạo đức, người bệnh tự cô lập bản thân, vừa phải chịu đựng căn bệnh xã hội, vừa phải đấu tranh tâm lý nhưng không dám đi viện. Điều này lại càng khiến triệu chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn.

 

Ảnh hưởng của rối loạn tâm thần do quan hệ tình dục không an toàn đến người bệnh

Ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân

   Lo âu khi quan hệ tình dục không an toàn ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân. Không những vậy, người bệnh khi mắc các rối loạn tâm thần thường có xu hướng sử dụng chất kích thích để giảm căng thẳng. Đáng quan tâm hơn, bệnh nhân khi bị rối loạn sức khỏe tâm thần lại có thể thực hiện các hành vi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Đây là một vòng lặp không hồi kết nếu không được phát hiện và điều trị triệt để.

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ

   Nỗi lo âu mắc bệnh khiến người bệnh tự cô lập bản thân hoặc bị phân biệt đối xử bởi người xung quanh, người yêu thương của mình. Đặc biệt, nếu ở những người ngoại tình thì điều này rất dễ dẫn tới sự đổ vỡ trong hôn nhân. Mối quan hệ bị đổ vỡ, người bệnh sẽ càng cảm thấy căng thẳng, lo lắng, lúc này rất dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần. 

 

Làm sao khi bị rối loạn tâm thần do quan hệ tình dục không an toàn?

Trong trường hợp này, bệnh nhân nên tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp của các bác sĩ và chuyên gia y tế để được chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp, phổ biến là:

  • Trị liệu tâm lý: Đây là biện pháp hiệu quả, an toàn và được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng. Tùy vào các triệu chứng của bệnh nhân, các chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra các liệu pháp tâm lý phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được học cách kiểm soát sự lo lắng và căng thẳng của mình.

 

Trị liệu tâm lý là một biện pháp để điều trị bệnh.

Trị liệu tâm lý là một biện pháp để điều trị bệnh.

 

  • Sử dụng thuốc: Nếu các triệu chứng rối loạn tâm thần ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thì các bác sĩ sẽ kê thuốc kết hợp để cải thiện triệu chứng. Các thuốc thường được sử dụng là thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu,...

   Trên đây là một số thông tin về rối loạn tâm thần do quan hệ tình dục không an toàn. Mọi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như đối tác, thực hành tình dục an toàn, tránh xu hướng tình dục lệch lạc, điển hình như tình một đêm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tìm hiểu hội chứng sợ đi máy bay

Các chứng rối loạn lo âu, ám ảnh sợ đặc hiệu thường gây ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống người bệnh. Nếu không khắc phục sớm, tình trạng này còn kéo theo nhiều hệ lụy khác như rối loạn lạm dụng chất gây nghiện, trầm cảm.

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT): Những nội dung cơ bản cần biết

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) là một phương pháp không thể thiếu trong trị liệu tâm lý…

7 Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội

Với những tình huống hằng ngày như ăn cơm nơi công cộng, nói chuyện qua điện thoại… cũng làm bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng quá mức thì chứng tỏ bạn đang bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội. 

Nguyên nhân nào khiến mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm ngày càng phổ biến ở cả người trẻ và người cao tuổi

Hiện nay, theo thống kê của Bộ y tế, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp, tương đương khoảng 15 triệu người. Các nhà nghiên cứu cho biết, con số này thực tế còn cao hơn và có xu hướng gia tăng từng ngày, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi và người trẻ đang trong độ tuổi lao động.

Làm thế nào để giới trẻ cân bằng giữa việc học, công việc và cuộc sống cá nhân?

Thế giới luôn vận động và thay đổi từng giờ, từng phút. Muốn không bị bỏ lại, con người buộc mình phải học tập, làm việc không ngừng. Và để thực hiện được điều đó, nhiều khi thứ chúng ta mang ra đánh đổi chính là thời gian cho những nhu cầu hạnh phúc cá nhân của mình.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

    Ngày tôi nhận bằng tốt nghiệp cũng là ngày tôi phát hiện ra mình có bầu, đám cưới của chúng tôi đã diễn ra sau đấy không lâu. Nhưng đó mới là lúc bi kịch của cuộc đời tôi bắt đầu.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi