Trầm cảm theo mùa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Ngoài những nguyên nhân gây trầm cảm như tổn thương thời thơ ấu, sốc tâm lý do mất người thân, chồng ngoại tình… căn bệnh này còn xảy ra do sự thay đổi của các mùa trong năm. Vậy trầm cảm theo mùa là như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao?

 

Trầm cảm theo mùa là gì?

Trầm cảm theo mùa là gì?

 

Trầm cảm theo mùa là gì?

   Trầm cảm theo mùa (seasonal affective disorder - SAD) là chứng rối loạn cảm xúc vào một mùa cụ thể trong năm. Thông thường, nó xảy ra ở mùa thu hoặc nửa đầu của mùa đông rồi chấm dứt vào mùa xuân.

   Bất cứ ai cũng có thể bị trầm cảm theo mùa. Trong đó, một số đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng này bao gồm:

  • Nữ giới trong độ tuổi từ 15-55 tuổi.
  • Gia đình có người thân từng bị trầm cảm theo mùa.
  • Người sống trong môi trường ít ánh sáng, mức độ chiếu sáng thay đổi đột ngột giữa các mùa trong năm.

 

Nguyên nhân gây trầm cảm theo mùa

   Trầm cảm theo mùa có liên quan mật thiết đến sự suy giảm cường độ ánh sáng từng mùa, cụ thể:

Nồng độ serotonin  

   Serotonin là hormone hạnh phúc có tác dụng giúp cải thiện tâm trạng của con người. Nó mang lại cảm giác vui vẻ, sảng khoái, giúp chúng ta thấy hạnh phúc.

   Ánh sáng mặt trời là một yếu tố kích thích cơ thể tăng tiết serotonin. Điều đó nghĩa là mùa có nhiều ngày nắng như mùa hè, hormone hạnh phúc cũng sẽ tăng cao hơn. Ngược lại, mùa đông cường độ chiếu sáng ít, serotonin bị suy giảm, khiến tâm trạng trở nên ủ rũ, buồn bã, chán nản. Bệnh trầm cảm theo mùa bắt đầu xuất hiện. 

Thay đổi nhịp sinh học

   Nhịp sinh học của con người là những chu kỳ của cơ thể diễn ra trong 24 giờ. Chúng gây ra sự thay đổi về thể chất và tinh thần, kiểm soát lịch trình ngủ, thức, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

   Nhịp sinh học của con người bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, bóng tối và các yếu tố khác. Não bộ nhận tín hiệu dựa trên mức độ ánh sáng để điều tiết một số hormone nhất định trong cơ thể.

   Khi cường độ ánh sáng đầy đủ, chu kỳ ngủ thức được điều hòa ổn định. Chúng ta sẽ cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm và tỉnh táo vào ban ngày. Ngược lại, mùa thu đông, cường độ chiếu sáng ít, nhịp sinh học bị rối loạn, khiến lịch trình ngủ thức khác với thói quen ban đầu. Các hoạt động tiết hormon cũng trở nên bất thường, dần gây trầm cảm theo mùa.

 

Nhịp sinh học thay đổi cũng góp phần dẫn đến trầm cảm theo mùa

Nhịp sinh học thay đổi cũng góp phần dẫn đến trầm cảm theo mùa

 

   Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố nguy cơ dưới đây cũng góp phần dẫn đến trầm cảm theo mùa:

  • Tuổi tác: Người trẻ tuổi có nguy cơ mắc chứng trầm cảm theo mùa cao so với những người lớn tuổi, đặc biệt là vào mùa đông.
  • Giới tính nữ
  • Di truyền.
  • Môi trường sống xa xích đạo: Những vùng lãnh thổ hoặc quốc gia ở xa xích đạo thường có cường độ ánh sáng yếu, đặc biệt là vào mùa đông.
  • Bệnh nhân đang mắc chứng trầm cảm.

 

Các triệu chứng trầm cảm theo mùa

   Các triệu chứng của trầm cảm theo mùa khá đa dạng, tùy thuộc theo từng mùa trong năm, cụ thể:

Mùa thu và mùa đông

   Bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc vào thời điểm mùa thu và mùa đông thường có biểu hiện:

  • Lo lắng, bất an, bồn chồn
  • Cảm xúc thay đổi bất thường, dễ cáu giận
  • Không có sức sống, năng lượng
  • Rối loạn giấc ngủ, có thể mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Cô lập bản thân, xa lánh xã hội.
  • Mất hứng thú đối với những hoạt động bên ngoài, ngay cả những điều mà bản thân từng yêu thích.
  • Mất tập trung, không thể đưa ra quyết định hoặc xử lý thông tin
  • Rối loạn ăn uống, chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc ăn mất kiểm soát, cân nặng thay đổi.

 

Người bị trầm cảm vào mùa đông thường bồn chồn, cô lập bản thân với xã hội

Người bị trầm cảm vào mùa đông thường bồn chồn, cô lập bản thân với xã hội

 

Mùa xuân và mùa hè

   Đối tượng bị trầm cảm mùa xuân và mùa hè thường ít gặp hơn. Triệu chứng của tình trạng này bao gồm:

  • Rối loạn lo âu, khó chịu, mệt mỏi, dễ kích động, cáu gắt.
  • Chán ăn, thường xuyên bỏ bữa, cân nặng giảm nhanh chóng.
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm và khó ngủ lại.

   Nếu không được điều trị sớm, trầm cảm theo mùa sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập, hiệu quả công việc, giảm các mối quan hệ xã hội. Hơn nữa, tình trạng này còn tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích.

 

Cách điều trị bệnh trầm cảm theo mùa

   Các phương pháp điều trị trầm cảm theo mùa bao gồm:

Trị liệu tâm lý

   Đây là phương pháp phổ biến dành cho người bệnh trầm cảm nói chung và trầm cảm theo mùa nói riêng. Liệu pháp này giúp người bệnh tháo gỡ được những khúc mắc tâm lý, đồng thời nhận ra suy nghĩ tiêu cực, dần thay đổi tư duy và hành vi của bản thân.

   Tâm lý trị liệu được đánh giá cao bởi tính an toàn, không có sự can thiệp của thuốc tây y. Người bệnh cũng được phục hồi một cách tự nhiên, hạn chế tình trạng tái phát về sau. Hơn thế, bệnh nhân còn học được cách đối phó với các cảm xúc tiêu cực khi chuyển mùa, quản lý nỗi căng thẳng, sợ hãi của bản thân.

   Để có hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm BoniBrain để kích thích cơ thể tăng tiết serotonin và dopamin, cải thiện tâm trạng tốt hơn.

Sử dụng thuốc tây y

   Trường hợp mức độ trầm cảm nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc tây y cho người bệnh. Một số loại thuốc chống trầm cảm thường dùng điều trị trầm cảm theo mùa bao gồm: Venlafaxine (Effexor) , bupropion (Wellbutrin XL), paroxetine (Paxil), fluoxetine (Prozac, Sarafem) và sertraline (Zoloft).

   Các thuốc chống trầm cảm đều là thuốc hướng thần, nguy cơ để lại tác dụng phụ rất cao. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

 

Các thuốc điều trị trầm cảm theo mùa có nhiều tác dụng phụ

Các thuốc điều trị trầm cảm theo mùa có nhiều tác dụng phụ

 

Ứng dụng ánh sáng trị liệu

   Trầm cảm theo mùa chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi cường độ chiếu sáng trong thời gian chuyển mùa. Do đó, liệu pháp ánh sáng sẽ mang lại hiệu quả tốt.

   Bệnh nhân được hướng dẫn ngồi trước một thiết bị chiếu sáng trong khoảng 45 phút mỗi ngày. Ánh sáng từ thiết bị này tương đồng với ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Nó giúp não bộ điều tiết lại các hormone, dần lấy lại nhịp sinh học. Nhờ đó, tâm trạng người bệnh cũng dần được ổn định và cân bằng.

   Thông thường, người bệnh sẽ được tiến hành phương pháp này vào buổi sáng. Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, các chuyên gia khuyến khích người bệnh chủ đồng ra ngoài, tiếp xúc với không khí và ánh sáng mặt trời tự nhiên.

   Trên đây là những thông tin chi tiết về chứng trầm cảm theo mùa. Tuy tình trạng này sẽ cải thiện khi qua mùa tiếp theo nhưng chúng vẫn có thể tiến triển thành bệnh trầm cảm nặng. Bởi vậy, nếu có dấu hiệu nghi ngờ, bạn không nên chủ quan mà hãy thăm khám sớm để có hướng can thiệp phù hợp.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Tôi cứ đi vật vờ ngoài đường một cách vô định, trong đầu chỉ ngập tràn hình ảnh của Hương con gái tôi, sự nhớ nhung, yêu thương và cảm mặc cảm tội lỗi khiến tôi chỉ muốn biến mất khỏi cuộc đời này.

Nhận biết 9 triệu chứng trầm cảm - Liệu bạn có đang mắc bệnh?

Nếu như bạn thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực (như buồn bã, mất hứng thú, tuyệt vọng…) và nghi ngờ mình đang bị trầm cảm, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây.

Tổng hợp các nguyên nhân gây cảm giác vô dụng, vô giá trị

Khi không đạt được điều gì đó như mong muốn, chúng ta thường cảm thấy bản thân vô dụng, vô giá trị. Đây là cảm xúc tự nhiên trong cuộc sống, sẽ nhanh chóng qua đi. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện liên tục và kéo dài thì bạn không nên chủ quan.

Trầm cảm, rối loạn lo âu ở người già: Cẩn trọng những hệ lụy nguy hiểm

Trầm cảm, rối loạn lo âu ở người già: Cẩn trọng những hệ lụy nguy hiểm

Những cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với áp lực tại nơi làm việc

Những cách giúp bạn đối phó với áp lực tại nơi làm việc gồm có: Tạm nghỉ một thời gian, xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, và…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi