Cha mẹ cần làm gì khi con bị cô lập, tẩy chay

Mục lục [Ẩn]

 

    Xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, bạo lực học đường đã không còn là vấn đề xa lạ nữa. Tuy nhiên, có một hình thức bạo lực học đường thường bị mọi người bỏ qua hoặc không nhận biết được nhưng cũng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đó là sự tẩy chay, cô lập.

 

Phải làm sao khi con bị bạn bè tẩy chay, cô lập?

Phải làm sao khi con bị bạn bè tẩy chay, cô lập?

 

Các hình thức cô lập, tẩy chay phổ biến hiện nay

   Có nhiều hình thức cô lập, tẩy chay trong môi trường học đường, như:

  • Nói bóng nói gió, kể những câu chuyện có tính chất mỉa mai đến đặc điểm của bạn.
  • Lôi kéo bạn bè không chơi cùng, không nói chuyện, bỏ rơi bạn một mình.
  • Ghi những điều xấu lên giấy rồi gắn lên lưng bạn.
  • Vẽ lên áo bạn, tạt nước vào người, bỏ côn trùng vào cặp bạn, cố tình gạt chân bạn để bạn ngã.
  • Bêu riếu bạn bị tẩy chay với đủ những lời mạt sát, giễu cợt trên mạng xã hội.
  • Giấu sách vở để thầy cô cho điểm kém vì không có tập ghi bài, học bài
  • Không cho bạn tham gia vào các bài học, trò chơi… tập thể
  • ….

   Nói chung, các hình thức tẩy chay thường là: Nói xấu, đánh nhau, chửi bới, chọc phá, không nói chuyện, không chơi chung.

   Cảm xúc chung của những trẻ bị tẩy chay, cô lập thường là hoang mang, lo sợ, suy sụp và hoảng loạn. Một em đã chia sẻ với chúng tôi rằng: “Con thấy sợ ánh mắt của các bạn nhìn con mỗi khi đến trường. Không có ai cùng nói chuyện cùng, không có ai chơi cùng, con cảm thấy stress, cô đơn vô cùng. Nó khiến con không thể tập trung làm gì được”.

   Sự khủng hoảng khi bị cô lập, tẩy chay chắc chắn sẽ gây tổn thương tinh thần lâu dài cho bất kỳ người nào từng trải qua. Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là hầu hết nạn nhân trong các vụ tẩy chay đều không nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ gia đình.  Người thì không dám báo với gia đình vì bị đe dọa, người thì không nhận được sự quan tâm của phụ huynh khi chia sẻ. Rất nhiều phụ huynh nghĩ rằng “con mình phải làm sao thì các bạn mới tẩy chay”, “sao lớp bao nhiêu người mà họ không tẩy chay mà lại tẩy chay con mình” hay “đây là chuyện trẻ con, bạn bè thỉnh thoảng cãi nhau là chuyện bình thường, để chúng nó tự giải quyết với nhau”,...

   Bị cô lập ở trường và không được quan tâm, sẻ chia trong gia đình sẽ khiến cho trẻ cảm thấy cực kỳ cô đơn, lạc lõng. Sự cô đơn này có thể dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,... nếu không được quan tâm kịp thời.

 

Trẻ bị bạn bè giễu cợt, mạt sát trên mạng xã hội.

Trẻ bị bạn bè giễu cợt, mạt sát trên mạng xã hội.

 

 

Cha mẹ nên làm gì khi con bị bạn bè tẩy chay?

   Không ai muốn bản thân mình bị bạn bè xa lánh, tẩy chay nhưng nếu điều này xảy ra với con mình, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

Đừng cố gắng đổ lỗi cho con

   Khi phát hiện ra con bị tẩy chay, cô lập, các bậc phụ huynh không nên tìm cách đổ lỗi cho con như “Con làm sao mà bạn bè lại tẩy chay”, “Con đã thấy lỗi của mình chưa”, “Chẳng có lý do gì mà lớp bao nhiêu người bạn bè chỉ tẩy chay mỗi mình con, chắc chắn là con phải làm gì” hay “chắc con xấu tính quá nên các bạn mới ghét chứ gì”,...

   Những lời nói này sẽ khiến trẻ càng bị tổn thương hơn. Sự chia sẻ không nhận được sự đáp lại sẽ khiến trẻ thu mình lại, không còn tin tưởng để chia sẻ, tâm sự với cha mẹ và người thân nữa.

   Thay vì vội vàng đổ lỗi, chỉ trích trẻ, các bậc phụ huynh nên an ủi và động viên con nhiều hơn. Bạn hãy hỏi xem con đang cảm thấy thế nào, bày tỏ sự quan tâm đến con bằng cách lắng nghe và đồng cảm với con. Sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc từ gia đình sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái, giảm bớt các tổn thương hơn rất nhiều.

Dạy con cách phản ứng tốt với các hành vi tẩy chay, cô lập

   Cha mẹ không thể thay con cái giải quyết được tất cả các mâu thuẫn trong cuộc sống, đặc biệt là trong phạm vi trường học. Do đó, khi nhận thấy con bị bạn bè tẩy chay, xa lánh thì cha mẹ nên dạy con cách phản ứng tốt với điều này. Ví dụ: Nếu trẻ bị tẩy chay cô lập do đang kết bạn với nhóm bạn chưa phù hợp thì các bậc phụ huynh có thể khuyến khích con bắt đầu một mối quan hệ bạn bè mới.

   Bên cạnh đó, bạn cũng nên dạy con cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, tránh thể hiện sự quá khích, nóng giận, cáu gắt của mình. Bởi nếu con càng kích động, càng giận dữ thì những kẻ cô lập sẽ càng cảm thấy phấn khích và tiếp tục hành vi của mình.

Trao đổi với thầy cô, nhà trường

   Trong trường hợp sự tẩy chay, cô lập trở nên nghiêm trọng thì cha mẹ nên gặp gỡ trực tiếp thầy cô giáo chủ nhiệm, nhà trường để nắm rõ tình hình thực tế. Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm cho những vấn đề xảy ra trong lớp học. Do đó, phụ huynh nên trao đổi để đánh giá được toàn diện vấn đề, nắm được nguyên nhân để cải thiện các mâu thuẫn, xích mích.

 

Phụ huynh nên trao đổi với thầy cô để nắm vấn đề toàn diện hơn.

Phụ huynh nên trao đổi với thầy cô để nắm vấn đề toàn diện hơn.

 

Dạy con cách tự bảo vệ bản thân

   Trong một số trường hợp, sự tẩy chay, cô lập xuất phát từ sự nhút nhát, ít nói hay có những khiếm khuyết trên cơ thể của trẻ. Điều này khiến trẻ bị bạn bè cùng trang lứa cười nhạo, chọc ghẹo và xa lánh. Nếu cứ im lặng, che giấu và chịu đựng thì trẻ không thể thoát ra khỏi sự ức hiếp đó. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con mạnh mẽ lên tiếng, phản kháng để bảo vệ chính bản thân mình.

>>> Xem thêm: Những cách giúp bạn đối phó với việc bị cô lập

 

   Bạo lực học đường bằng cách cô lập, tẩy chay không phải là hiếm gặp hiện nay. Hy vọng những giải pháp trên đây sẽ giúp phụ huynh biết cách giúp con mau thoát khỏi những tổn thương tâm lý khi gặp phải hình thức bạo lực tinh thần này. Nếu còn bất kỳ điều gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Chấn thương tâm lý của những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ

Chấn thương tâm lý của những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ...

Tác hại của việc la mắng con cái có thể bạn chưa biết!

Khi con cái ương bướng, nghịch dại, cha mẹ sẽ la mắng, quát tháo. Mục đích của việc này chủ yếu là muốn bé nhận ra sai lầm của bản thân và sửa chữa. Tuy nhiên, nếu phụ huynh thường xuyên la mắng trẻ, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường xuyên ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?

Trong gia đình, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, nếu bố mẹ cãi nhau thường xuyên trước mặt con cái, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh với học sinh LGBT

Bạo lực học đường là một vấn nạn phổ biến, đặc biệt với những học sinh thuộc cộng đồng LGBT.

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 9,4% trẻ em từ 3 - 17 tuổi được chẩn đoán bị rối loạn lo âu.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi