Cảnh báo: Những thói quen làm việc là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong cuộc sống hiện nay, nhiều người thường chỉ xoay quanh vòng lặp: Đi làm, về nhà nghỉ ngơi rồi lại đi làm. Bạn cho rằng cuộc sống của mình cứ như thế sẽ êm đềm trôi qua, nhưng nếu một ngày mọi người xung quanh bạn bỗng nhận thấy bạn có biểu hiện khác thường mà chính bạn lại không nhận ra, hoặc bản thân bạn cũng nhận ra nhưng lại cho nó là bình thường thì đừng chủ quan, có thể bệnh trầm cảm đang dần bao chùm lấy bạn.

 

Cảnh báo: Những thói quen làm việc là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Cảnh báo: Những thói quen làm việc là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

 

Cảnh báo: Những thói quen làm việc là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

   Những thói quen làm việc là dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm bao gồm:

Làm việc chăm chỉ hơn để tránh phải về nhà

   Khi bạn đột nhiên nhận nhiều việc hơn, tăng ca thường xuyên, đồng nghiệp sẽ cho rằng bạn chăm chỉ. Ít ai nhận ra đây chính là một dấu hiệu cho thấy tâm lý bạn đang bị tổn thương, không muốn về nhà. Theo Alicia Velez, chuyên gia tâm lý lâm sàng Mỹ, người làm việc chăm chỉ để tránh phải về nhà đang có nguy cơ đối mặt với bệnh trầm cảm.

   Ví dụ, một người đang đứng trước bờ vực ly hôn có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn bình thường. Họ sẵn sàng xin đi công tác dài ngày hoặc giải quyết những vấn đề khó. Đây là cách họ khiến bản thân bận rộn để không phải đối mặt với cuộc hôn nhân tan vỡ.

Tránh gặp mặt đồng nghiệp dù trước đây rất hòa đồng

   Theo Velez, người tránh né đồng nghiệp và cô lập bản thân là hai dấu hiệu phổ biến của bệnh trầm cảm. Họ từng tích cực tham gia các cuộc họp. Giờ đây, họ lại im lặng, ngồi ở cuối phòng hoặc thậm chí không vào cuộc họp. Người này cũng không còn tham gia các hoạt động bên ngoài văn phòng hoặc sau giờ làm việc. Họ tránh tương tác với đồng nghiệp hoặc quản lý, không nghe máy hoặc trả lời tin nhắn chậm, thậm chí không trả lời. Khi có dấu hiệu như vậy, người đó có thể đang bị căn bệnh trầm cảm xâm chiếm.

   Những hành vi tránh né đồng nghiệp, cô lập bản thân tại nơi làm việc sẽ làm giảm hiệu suất công việc, thậm chí khiến bạn mất việc. Theo đó, bạn càng trở nên chán nản, suy sụp hơn, bệnh trầm cảm ngày càng tồi tệ.

Không hoàn thành công việc đúng hạn

   Ryan Howes, nhà tâm lý học Mỹ cho biết, nếu bàn giao công việc không đúng giờ hoặc đi làm trở thành một cuộc đấu tranh hàng ngày cũng là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

 

Bỏ lỡ cuộc họp với đồng nghiệp và cấp trên

Bỏ lỡ cuộc họp với đồng nghiệp và cấp trên

 

   Cụ thể, một người luôn yêu thích công việc, tích cực tham gia các dự án và có nhiều mối liên hệ với đồng nghiệp. Đột nhiên, họ đi làm muộn, công việc chậm tiến độ, ngừng tương tác với đồng nghiệp, chỉ trích gay gắt hiệu suất làm việc… thì chứng tỏ họ có thể đang mắc bệnh trầm cảm.

Bộc phát cơn giận tại nơi làm việc

   Trầm cảm không chỉ là cảm giác buồn bã, chán nản mà còn khiến con người trở nên cực kỳ cáu kỉnh. Người mắc bệnh này thường bộc phát sự tức giận tại nơi làm việc.

   Họ cảm thấy rất khó chịu, bất kể là ai hay công việc gì. Họ dần đánh mất mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên… nguy cơ thất nghiệp tăng cao.

Mất động lực hoặc hứng thú với công việc yêu thích

   Khi xuất hiện cảm giác chán làm việc, không còn hứng thú, động lực với công việc yêu thích trước đây thì đừng chủ quan, có thể trầm cảm đang chi phối bạn đấy.

   Căn bệnh này khiến bạn không còn quan tâm đến công việc xung quanh. Bạn chỉ muốn ngồi 1 mình và chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa nữa.

 

Nên làm gì nếu có những dấu hiệu trầm cảm?

Nên làm gì nếu có những dấu hiệu trầm cảm?

 

Nên làm gì nếu có những dấu hiệu bệnh trầm cảm?

   Khi đi làm mà xuất hiện những dấu hiệu bệnh trầm cảm nêu trên, bạn nên:

Lắng nghe cơ thể

   Chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi giúp nhận thấy sự thay đổi về sức khỏe thể chất, chẳng hạn như:

  • Bạn có thấy mệt mỏi hơn bình thường không?
  • Dạo này bạn có uống rượu nhiều hơn bình thường không?
  • Thời gian ngủ của bạn như thế nào so với trước đây?
  • Bạn có thường xuyên tập thể dục thể thao không?
  • Bạn có hay bị căng thẳng kéo dài không?

   Nếu câu trả lời đều theo hướng tiêu cực, bạn nên thừa nhận bản thân có vấn đề và hãy thay đổi chúng.

Đánh giá lại công việc

   Các chuyên gia khuyên bạn nên tìm hiểu xem công việc có mang lại niềm vui, cảm giác thích thú và khả năng tự chủ hay không. Bởi lẽ, những cảm xúc này sẽ giúp bạn chống lại bệnh trầm cảm.

   Nếu câu trả lời là có, bạn hãy tiếp tục công việc hiện tại. Nếu không, bạn nên cân nhắc tìm một công việc mới càng sớm càng tốt.

Nói chuyện với những người đáng tin cậy về cảm giác của bạn

   Khi chán nản, bạn nên nói chuyện, tâm sự với những người đáng tin cậy. Đây là cách giúp bạn tránh rơi vào trạng thái tự cô lập bản thân với xã hội. Khi nói ra hết nỗi lòng, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời, những lời khuyên của họ cũng giúp bạn nhìn nhận lại sự việc theo khía cạnh khác, có hướng giải quyết tốt hơn.

 

Tâm sự với những người đáng tin cậy giúp bạn thoải mái hơn

Tâm sự với những người đáng tin cậy giúp bạn thoải mái hơn

 

Đặt mục tiêu cho bản thân

   Bạn sẽ trở nên nhiệt huyết và có thêm động lực hơn nếu biết bản thân nên làm gì, phấn đấu để đạt được điều gì. Khi xác định được rõ mong muốn và đích đến của mình, bạn sẽ tập trung hơn cho công việc, dành nhiều tâm huyết và sự cố gắng để có thể hoàn thành tốt những gì đã đề ra, từ đó gia tăng động lực, làm việc hiệu quả, hăng say.

Sử dụng BoniBrain để lấy lại hứng thú, động lực trong công việc và cuộc sống

   BoniBrain là sản phẩm của Mỹ. Với thành phần từ thiên nhiên, BoniBrain giúp cơ thể tăng tiết serotonin (điều chỉnh tâm trạng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc và bình tĩnh hơn) và dopamin (giúp con người có cảm giác thích thú, hưng phấn và tràn đầy năng lượng). Khi tiết đủ hai hormon này, bệnh trầm cảm sẽ được cải thiện, những cảm xúc tiêu cực bị đẩy lùi, thay vào đó là cảm giác hạnh phúc, lấy lại hứng thú và niềm vui trong cuộc sống.

Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

   Nếu cảm thấy bản thân không tự điều chỉnh được cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn nhận ra suy nghĩ sai lệch và điều chỉnh lại theo hướng tích cực. Đồng thời, họ còn hướng dẫn bạn một số kỹ năng cần thiết để đối phó với tâm lý căng thẳng, stress.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết những thói quen làm việc là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nếu thấy bản thân đang có dấu hiệu như trên, bạn không nên chủ quan mà hãy khắc phục ngay, phòng ngừa trầm cảm ngày càng tiến triển nặng. Chúc các bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Trầm cảm

Bài viết liên quan

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Tổng hợp các nguyên nhân gây trầm cảm ẩn

Chúng ta đều biết rằng, người trầm cảm đặc trưng bởi khí sắc buồn bã, không tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Thế nhưng với trầm cảm ẩn, người bệnh không biểu hiện nhiều ở tâm lý...

Tìm hiểu liệu pháp kích thích từ trường xuyên sọ trong điều trị trầm cảm

Liệu pháp kích thích từ trường xuyên sọ được sử dụng cho các trường hợp trầm cảm nặng, không đáp ứng với thuốc hay các phương pháp khác.

Yêu đời trở lại sau khi trầm cảm vì đi xuất khẩu lao động

Em Phạm Thị Hồng, 25 tuổi, xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Trầm cảm và mất ngủ - Làm sao để cải thiện?

Trầm cảm gây mất ngủ. Mất ngủ lại khiến bệnh trầm cảm nghiêm trọng hơn. Để cải thiện, bạn cần cải thiện đồng thời cả hai tình trạng này.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi