Mục lục [Ẩn]
Các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm,... không chỉ có các triệu chứng trên cảm xúc như căng thẳng, buồn bã kéo dài, lo lắng thái quá,... mà còn khiến bệnh nhân phải đối diện với các triệu chứng thực thể, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ. Trong đó, ngứa da - loét da là một trong những vấn đề thường gặp. Cụ thể, mời bạn theo dõi trong bài viết sau!
Rối loạn lo âu khiến người phụ nữ loét toàn thân
Rối loạn lo âu khiến người phụ nữ loét toàn thân
Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh cho biết cơ sở này đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân gặp vấn đề về da liễu nhưng lại do nguyên nhân tâm thần kinh.
Điển hình là trường hợp một phụ nữ 30 tuổi nhập viện vì ngứa và có nhiều vết loét rải rác cơ thể. Bệnh nhân đã mắc bệnh khoảng hai năm nay. Ban đầu, tình trạng ngứa chỉ tập trung ở hai chân, đi kèm với các vết loét da, đóng mài. Chị đã được điều trị viêm da cơ địa nhưng không giảm, dần dần tình trạng ngứa và loét da lan khắp người.
Khai thác bệnh sử cho thấy người phụ nữ bị đái tháo đường 8 năm nhưng bỏ điều trị khoảng một năm nay. Bác sĩ thăm khám, ghi nhận hai chân bị giảm cảm giác khi sờ chạm và giảm cảm giác nhiệt, phù hợp tình trạng bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Ngoài ra, bệnh nhân còn mắc chứng rối loạn lo âu.
Theo bác sĩ phân tích, bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường cùng rối loạn lo âu thúc đẩy bệnh nhân cào gãi da, tạo thành các vết loét toàn cơ thể.
Theo các chuyên gia, ngứa là vấn đề thường gặp của bệnh nhân da liễu. Hầu hết người bệnh cảm thấy ngứa, khó chịu ở da thường tìm đến bác sĩ da liễu đầu tiên. Tuy nhiên có khoảng 8% bệnh nhân bị ngứa mạn tính nhưng không có bất kỳ sang thương da nguyên phát nào, gây bối rối và khó khăn cho các bác sĩ da liễu.
Những trường hợp này, bác sĩ phải thực hiện các xét nghiệm máu tổng quát để loại trừ các nguyên nhân bệnh nội khoa hoặc bệnh hệ thống gây ngứa như xơ gan ứ mật, suy thận mạn, cường giáp.... Khi các xét nghiệm không tìm thấy bất thường, ngứa mạn tính thường được nghi ngờ do bệnh tâm thần, thần kinh. Có nhiều trường hợp, bác sĩ phải trò chuyện, thông qua hành vi của bệnh nhân để phát hiện kịp thời các rối nhiễu tâm thần, chuyển sang điều trị chuyên khoa tâm thần kịp thời.
Bác sĩ phải trò chuyện, thông qua hành vi của bệnh nhân để phát hiện kịp thời các rối nhiễu tâm thần.
Trên thế giới, nhiều phòng khám da - tâm thần thành lập nhằm giải quyết các yếu tố tâm lý - xã hội liên quan các rối loạn da, phát hiện và cải thiện giấc ngủ, giảm suy nhược cơ thể, kiểm soát các triệu chứng tâm thần như lo âu, trầm cảm, hỗ trợ bệnh nhân hòa nhập cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân ngứa ngáy ở bệnh nhân rối loạn tâm thần là gì?
Sự căng thẳng về tinh thần hoặc cảm xúc hoàn toàn có thể dẫn đến các cơn ngứa ngáy nghiêm trọng. Cụ thể, bộ não của con người luôn giữ liên lạc với các đầu dây thần kinh trên da. Khi bạn căng thẳng, stress lo lắng xuất hiện, phản ứng đáp ứng căng thẳng của cơ thể có khả năng bị quá tải. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và gây ra các triệu chứng như cảm giác bỏng rát hoặc ngứa da.
Theo thống kê, ngứa tâm lý thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới, với độ tuổi khởi phát trung bình là từ 30 - 45 tuổi.
Các rối loạn tâm thần có thể dẫn đến ngứa tâm lý là:
- Trầm cảm.
- Rối loạn lo âu.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Rối loạn dạng cơ thể.
- Tâm thần phân liệt.
Các đặc điểm nhận biết ngứa do các vấn đề tâm lý:
- Có khả năng xuất hiện ở bất cứ vùng da nào, bao gồm cả cánh tay, chân, mặt và da đầu.
- Cơn ngứa trùng lặp với các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, ngứa tăng lên về đêm.
- Bệnh nhân có tiền căn mắc các rối loạn tâm thần hoặc sử dụng chất kích thích.
Ngứa tâm lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần do tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người có điểm cao hơn trên thang điểm trầm cảm cũng có điểm cao hơn về cường độ ngứa và ngược lại.
Căng thẳng, trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác cũng khiến các vấn đề da hiện có trở nên trầm trọng hơn, ví dụ như chàm hoặc vảy nến.
Phương pháp điều trị ngứa tâm thần là gì?
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của lo lắng và ngứa ngáy.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị tình trạng này:
Trị liệu tâm lý
Các liệu pháp tâm lý rất hiệu quả để giúp giảm căng thẳng, stress, tác động vào nguyên nhân gây ngứa, phòng ngừa tình trạng này tái phát trong những lần sau, một số liệu pháp thường dùng là:
- Liệu pháp nhận thức hành vi CBT.
- Mô hình sinh học tâm lý xã hội (phương pháp nhấn mạnh các mối quan hệ giữa các yếu tố sinh học, tâm lý xã hội và môi trường).
Bên cạnh đó, người bệnh nên áp dụng các biện pháp thư giãn tại nhà giúp giảm căng thẳng:
- Tập thiền, yoga,...
- Tập thở.
- Tập thể dục thể thao.
- Ăn đủ chất, ngủ đủ giấc.
- Sử dụng thêm BoniBrain giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như thảo dược, acid amin, vitamin và khoáng chất, BoniBrain giúp làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, giảm lo âu, căng thẳng, buồn rầu.
BoniBrain giúp giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện rối loạn lo âu, trầm cảm.
Sử dụng thuốc
Một số thuốc thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng ngứa tâm lý là:
- Corticosteroid: Các loại kem hoặc thuốc mỡ bôi ngoài da để giảm ngứa tạm thời.
- Thuốc chống trầm cảm: Thường là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc SSRI.
Tình trạng ngứa có thể gặp được ở các bệnh nhân mắc các vấn đề tâm thần, gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày hoặc gây tổn thương và nhiễm trùng da. Nếu gặp tình trạng này, người bệnh hãy đến gặp các bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ giới thiệu bệnh nhân đến các chuyên khoa thích hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập