Các mẹo giảm căng thẳng khi chăm sóc người bệnh

Mục lục [Ẩn]

 

   Việc chăm sóc người khác chưa bao giờ là dễ dàng cả, đặc biệt là chăm sóc người bệnh.  Họ phải đối mặt với nhiều vấn đề, từ bỏ thời gian của bản thân để chăm sóc người bệnh trong hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí hàng năm, có thể dẫn đến kiệt sức, kiệt quệ về cảm xúc, tinh thần và thể chất. Nếu bạn đang phải chăm sóc người bệnh, hãy đọc bài viết dưới đây để biết các cách giảm căng thẳng, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần nhé.

 

Làm sao để giảm căng thẳng khi chăm sóc người bệnh?

Làm sao để giảm căng thẳng khi chăm sóc người bệnh?

 

Căng thẳng và các vấn đề tâm lý ở người chăm sóc người bệnh

   Công việc chăm sóc cho người bệnh thường bao gồm các việc như đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp, tắm rửa, chăm sóc việc uống thuốc, hỗ trợ tinh thần,...

   Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thực hiện từ năm 2015 đến 2017 cho thấy, gần 15% người chăm sóc cho biết họ đang có những bất ổn trong sức khỏe tinh thần, đặc biệt ở những người chăm sóc người thân và không được đào tạo. Họ dành toàn bộ thời gian để chăm sóc người thân mà không có hoặc có rất ít sự hỗ trợ. Sự căng thẳng cả về thể chất và tinh thần này có thể dẫn đến kiệt sức ở những đối tượng này.

   Sự căng thẳng kéo dài ở những người chăm sóc còn có nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Tại hội nghị khoa học năm 2022 của Bệnh viện TP Thủ Đức, diễn ra ngày 24/11, nhóm báo cáo viên gồm các Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Phương và Đỗ Thị Minh Phượng đã trình bày nghiên cứu về các yếu tố tiên đoán tình trạng trầm cảm của người chăm sóc bệnh nhân ung thư.

   Theo đó, các nhà nghiên cứu đã lựa chọn thu thập số liệu về chăm sóc  bệnh nhân ung thư trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4/2022 tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM.  Các đối tượng được lựa chọn để nghiên cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
  • Chăm sóc chính cho bệnh nhân ung thư (gan, dạ dày, đại tràng, vú, phổi) ít nhất 1 tháng.
  • Không nhận chi phí chăm sóc.
  • Không có vấn đề sức khỏe tâm thần.

   Kết quả nghiên cứu cho thấy, 56% người chăm sóc đã có dấu hiệu trầm cảm. Hơn một nửa người chăm sóc trong nghiên cứu này dưới 40 tuổi đã bị căng thẳng và mất ngủ. Đây là một con số rất đáng báo động. Tuy nhiên, sự mệt mỏi, căng thẳng, lo âu của người chăm sóc lại rất ít được quan tâm ở Việt Nam.

 

Việc chăm sóc người bệnh có thể dẫn đến kiệt sức.

Việc chăm sóc người bệnh có thể dẫn đến kiệt sức.

 

Căng thẳng ở người chăm sóc không chỉ gây ra các vấn đề tâm lý

   Bên cạnh các vấn đề tâm lý, căng thẳng, stress ở người chăm sóc còn dẫn đến các vấn đề sức khỏe sau:

  • Suy yếu hệ miễn dịch: Căng thẳng kéo dài làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này khiến nhiều người sau khi chăm sóc người thân một thời gian thì thấy sức khỏe mình yếu hơn, dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, cúm, nhiễm khuẩn,...
  • Béo phì: Nếu bị căng thẳng trong thời gian dài thì người bệnh dễ bị tăng cân, béo phì. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tim, tiểu đường, mỡ máu, đột quỵ,...
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Mức độ căng thẳng cao kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như hội chứng ruột kích thích, các bệnh viêm khớp, bệnh lý tim mạch, tiểu đường, ung thư,...
  • Làm suy giảm trí nhớ: Những đối tượng này có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung.

 

Đâu là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng ở những người chăm sóc người bệnh?

Lo lắng về tình trạng bệnh

   Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng căng thẳng ở những người chăm sóc người thân của mình bị bệnh, đặc biệt là các bệnh lý nghiêm trọng như COPD, tim mạch, ung thư. Như trường hợp của em Mai, chịu trách nhiệm chăm sóc bà bị Alzheimer trong kỳ nghỉ hè. Em cho biết: “Từ ngày bệnh bà trở nặng, gia đình em lúc nào cũng căng thẳng, lo lắng. Mẹ em năm ngoái còn phải vào viện vì quá stress.”.

    Người chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân là những người nắm rõ nhất tình trạng bệnh của người thân. Do đó, họ cũng có mức độ căng thẳng cao hơn rất nhiều so với những người thân khác không chăm sóc trực tiếp.

Áp lực tài chính

  Áp lực tài chính cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến căng thẳng, lo âu ở những người phải chăm sóc người thân bị bệnh. Chi phí cho y tế thường bao gồm: Tiền xét nghiệm, tiền thăm khám, tiền thuốc men hay các chi phí điều trị khác. Nếu bệnh nhân không có Bảo hiểm Y tế thì đây có thể là một con số lớn.

   Đã có những trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý nguy hiểm, chi phí điều trị cao, gia đình đã phải vay mượn khắp nơi, thậm chí bán nhà, bán đất,... để có tiền điều trị.

Lúc nào cũng cần phải sẵn sàng

   Nhiều người khi chăm sóc người bệnh thì nhận thấy rằng bản thân mình phải dành cả ngày đêm, hầu như mọi khoảnh khắc để đáp ứng nhu cầu của người thân họ. Mặc dù một số bệnh nhân thì nhu cầu chăm sóc không cần phải túc trực 24/24 nhưng những người chăm sóc luôn phải chuẩn bị sẵn sàng tinh thần họ cần đến mình bất kỳ lúc nào. Cảm giác phải luôn sẵn sàng như vậy khiến thần kinh của họ lúc nào cũng “căng như dây đàn”, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Cô lập với xã hội

   Với những người bệnh phải được chăm sóc thường xuyên, theo dõi liên tục thì người chăm sóc cho họ có thể cảm thấy bị cô lập với phần còn lại của xã hội. Theo nghiên cứu, cứ 5 người chăm sóc người lớn tuổi thì có một người cảm thấy cô đơn. Nguyên nhân do họ lúc nào cũng phải dành thời gian cho người bệnh dẫn đến hạn chế các hoạt động xã hội và giao tiếp xã hội trước kia. Ví dụ: Họ không có thời gian gặp gỡ bạn bè, nói chuyện với các thành viên khác trong gia đình,... Cô lập với xã hội cũng là một nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tâm lý ở người chăm sóc.

>>> Xem thêm: Điểm danh các tác hại của cô đơn với sức khỏe.

 

Không có thời gian chăm sóc bản thân

   Thời gian chăm sóc cho người bệnh quá nhiều, khiến người chăm sóc không còn thời gian riêng cho bản thân nữa. Họ ít chú ý tới cả sức khỏe thể chất và tinh thần của chính bản thân mình. Ví dụ:

 

Người chăm sóc thường không có thời gian chăm sóc bản thân.

Người chăm sóc thường không có thời gian chăm sóc bản thân.

 

  • Ăn qua loa cho qua bữa, không chú ý đến dinh dưỡng.
  • Ngủ không đủ giấc.
  • Ôm đồm quá nhiều việc một lúc dẫn đến kiệt sức, mệt mỏi.
  • Hạn chế thể dục thể thao.
  • Không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • ….

   Điều này gây tác động không nhỏ tới sức khỏe của người chăm sóc, khiến họ dễ kiệt sức, mệt mỏi hơn.

 

Làm sao để giảm bớt căng thẳng, stress ở người chăm sóc?

Chấp nhận rằng mình sẽ có những hạn chế và thiếu sót

  Khi chăm sóc người thân mình, ai cũng muốn dành cho họ những điều tốt đẹp nhất. Vì vậy, nhiều người trở nên rất cầu toàn, cẩn thận từng li từng tí, ôm đồm quá nhiều việc một lúc,... Điều này khiến họ trở nên kiệt sức rất nhanh chóng.

   Trên thực tế, dù có cố gắng đến đâu thì sức người cũng có hạn, bạn không thể làm được tất cả mọi thứ. Việc chấp nhận rằng sẽ có những lúc mình không thể làm mọi thứ hoàn hảo được sẽ giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng và mệt mỏi hơn. Bạn nên xác định những việc mình có thể làm và không thể làm được tốt để có phương án yêu cầu giúp đỡ hoặc hỗ trợ. Chỉ có đảm bảo tốt sức khỏe của bản thân thì bạn mới có thể chăm sóc người thân của mình trong thời gian dài được.

Hãy sắp xếp mọi thứ

   Thay vì làm việc một cách vô tổ chức khiến bạn luôn trong trạng thái quá tải và choáng ngợp, bạn hãy sắp xếp những việc cần làm một cách khoa học. Ví dụ như chia các công việc lớn thành các phần có thể kiểm soát được, sắp xếp những việc ưu tiên làm trước, những việc nên làm sau,.... Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát công việc tốt hơn, hạn chế căng thẳng và kiệt sức.

Yêu cầu và chấp nhận sự giúp đỡ của người khác

   Nhiều người chăm sóc cảm thấy xấu hổ và tội lỗi khi yêu cầu sự hỗ trợ và giúp đỡ từ người khác. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự căng thẳng và lo lắng của họ. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, đừng ngại ngần đưa ra yêu cầu sự giúp đỡ tới những người thân khác. Ví dụ: Phân công nhau chăm sóc trong một khoảng thời gian nhất định, phân chia nhau công việc và trách nhiệm,... Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng trên vai bạn, từ đó giảm bớt căng thẳng.

   Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc người bệnh trong một khoảng thời gian để có thời gian nghỉ ngơi, tránh kiệt sức.

Dành thời gian chăm sóc bản thân mình

   Ngược lại với những gì bạn thường nghĩ, việc dành toàn bộ thời gian và sức lực để chăm sóc người bệnh là điều không tốt cho cả hai người. Bên cạnh thời gian chăm sóc người thân, bạn nên dành thời gian để chăm sóc chính bản thân mình, như:

  • Tranh thủ nghỉ ngơi: Nếu không dành thời gian nghỉ ngơi, bạn sẽ như một chiếc máy hoạt động liên tục mà không được sạc điện, về lâu dài bạn sẽ làm việc bớt hiệu quả hơn. Vì vậy, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Đảm bảo sức khỏe: Một sức khỏe thể chất tốt sẽ là điểm tựa vững vàng cho sức khỏe tinh thần. Vì vậy, bạn hãy chăm sóc tốt sức khỏe của bản thân mình bằng cách ăn đủ các nhóm chất (đặc biệt ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin giúp giảm stress), cố gắng ngủ đủ giấc, dành thời gian tập thể dục thể thao hợp lý,...
  • Tranh thủ làm những việc bạn yêu thích: Thỉnh thoảng dành thời gian để làm những việc bản thân bạn yêu thích như nghe nhạc, đọc sách, hát hò,...

   Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giảm căng thẳng, stress. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như thảo dược, acid amin, vitamin và khoáng chất, BoniBrain giúp làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, giảm lo âu, căng thẳng, buồn rầu.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các biện pháp giảm căng thẳng, stress khi chăm sóc người thân bị bệnh. Chăm sóc người bệnh là một việc không hề dễ dàng và dễ dẫn đến kiệt sức, vì vậy bạn hãy chú ý chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của mình nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi