Tổng hợp các nguyên nhân gây cảm giác vô dụng, vô giá trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi không đạt được điều gì đó như mong muốn, chúng ta thường cảm thấy bản thân vô dụng, vô giá trị. Đây là cảm xúc tự nhiên trong cuộc sống, sẽ nhanh chóng qua đi. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện liên tục và kéo dài thì bạn không nên chủ quan. Bởi nó có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm.

 

 Nguyên nhân gây cảm giác vô dụng, vô giá trị là gì?

Nguyên nhân gây cảm giác vô dụng, vô giá trị là gì?

 

Tổng hợp các nguyên nhân gây cảm giác vô dụng, vô giá trị

   Cảm giác bản thân vô dụng, vô giá trị thường bắt nguồn từ những nguyên nhân bao gồm:

Do đối mặt với thất bại

   Khi đối mặt với sự thất bại, bạn sẽ không tránh khỏi suy nghĩ tiêu cực về giá trị và vai trò của bản thân. Bạn có thể thất bại trong các tình huống như:

  • Trong học tập: Bài kiểm tra, bài thi điểm kém, trượt tốt nghiệp, trượt đại học… 
  • Trong công việc: Đàm phán với đối tác, làm dự án, doanh số…
  • Trong gia đình: Chia tay người yêu, ly hôn, con cái hư, bất hiếu…

   Thất bại là điều không ai mong muốn nhưng lại khó tránh. Nếu nó xảy ra, phản ứng chung của con người là xuất hiện cảm xúc đau khổ, buồn bã, thấy bản thân vô dụng, vô giá trị, nhất là khi tình huống thất bại liên tiếp xảy ra.

Thường xuyên bị chỉ trích, phê bình

   Sau khi bị phê bình, chỉ trích, bạn cũng hình thành những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Chẳng hạn như cha mẹ chỉ trích kết quả học tập, nói những lời gây tổn thương như “Sao mày ngu thế” hay “mày không làm được gì nên hồn à”... Người con sẽ cảm thấy bản thân vô dụng, bất tài.

   Nếu thường xuyên bị phê bình, một số người sẽ hình thành nỗi sợ bị chỉ trích, lòng tự trọng thấp, xu hướng trốn tránh đối mặt với thực tại.

 

Thường xuyên bị chỉ trích, phê bình cũng gây cảm giác vô dụng

Thường xuyên bị chỉ trích, phê bình cũng gây cảm giác vô dụng

 

Đối mặt với quá nhiều áp lực cuộc sống

   Cuộc sống có quá nhiều áp lực cũng là nguyên nhân khiến một số người cảm thấy bản thân vô dụng và bất tài. Áp lực tài chính, khó khăn trong công việc, mâu thuẫn với gia đình, bạn đời,… đều dẫn đến suy nghĩ tiêu cực về vai trò và giá trị của bản thân.

   Nếu những vấn đề này không được giải quyết thỏa đáng, tinh thần luôn phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, nguy cơ cao họ rơi vào những vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm.

Do những tổn thương trong quá khứ

   Những người từng bị bỏ rơi, bạo hành, ghẻ lạnh và ngược đãi về tinh thần đều bị tổn thương tâm lý, lòng tự trọng thấp. Khi phải đối mặt với tình huống thất bại, họ càng trở nên tiêu cực hơn, thấy bản thân vô dụng, không xứng đáng nhận được điều tốt đẹp trong cuộc sống.

   Tổn thương tâm lý từ thời thơ ấu sẽ để lại vết sẹo dài trong tâm trí. Nó cũng là khởi nguồn cho sự phát triển các vấn đề tâm lý ở giai đoạn trưởng thành.

Cảm thấy mình vô dụng là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

   Tình trạng thường xuyên cảm thấy bản thân vô dụng, vô giá trị là suy nghĩ tiêu cực hay gặp ở bệnh nhân trầm cảm. Ngoài triệu chứng này, họ còn xuất hiện nhiều biểu hiện khác như buồn bã kéo dài, mất hứng thú, động lực với mọi thứ. Trường hợp nặng, họ còn có hành vi tự hại bản thân hoặc tự sát.

 

Cảm thấy mình vô dụng là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Cảm thấy mình vô dụng là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

 

   Có thể thấy, cảm giác vô dụng, vô giá trị do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu không thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực này, bạn sẽ chìm đắm trong đau khổ, bi quan, nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý khác.

 

Làm gì để vượt qua cảm giác vô dụng, vô giá trị?

   Khi bản thân thấy vô dụng, vô giá trị, bạn có thể vượt qua bằng một số biện pháp sau đây:

Chia sẻ với người đáng tin cậy

   Khi có cảm xúc tiêu cực, bạn nên chia sẻ với những người đáng tin cậy như người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô giáo… Việc giữ kín cảm xúc trong lòng sẽ chỉ làm bạn bức bối hơn mà thôi.

   Những người đáng tin cậy luôn sẵn sàng lắng nghe bạn giãi bày. Đồng thời, họ còn đưa ra lời khuyên hữu ích để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn, giải quyết vấn đề tốt hơn.  

Phát huy thế mạnh, đam mê của bản thân

   Đa số, người cảm thấy bản thân vô dụng và vô giá trị đều mông lung về mục tiêu sống. Họ không biết bản thân muốn gì và cần gì, không có động lực hoàn thành công việc. Từ đó, họ dễ bị thất bại và xuất hiện suy nghĩ tiêu cực. 

   Do đó, bạn nên xác định thế mạnh và đam mê của mình, đặt mục tiêu để theo đuổi những đam mê đó. Khi có thế mạnh riêng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn.

   Ngoài ra, việc theo đuổi đam mê cũng mang lại động lực, sự kiên định và dũng cảm cho bạn. Khi có mục tiêu cụ thế, bạn sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa, suy nghĩ cũng lạc quan hơn.

Tham gia các công việc tình nguyện

   Việc thiện nguyện thường mang đến cho bạn những trải nghiệm mới chưa từng có. Khi giúp đỡ người khác, bạn sẽ nhận được lời cảm ơn từ họ. Từ đó, niềm vui vẻ, hào hứng sẽ xuất hiện. Bạn cũng nhận ra giá trị của bản thân trong cuộc sống.

 

 Thiện nguyện giúp bạn cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn

Thiện nguyện giúp bạn cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn

 

   Bên cạnh đó, các công việc tình nguyện cũng giúp bạn kết nối với mọi người. Bạn sẽ có thêm mối quan hệ mới, kỹ năng hòa nhập, giao tiếp được cải thiện đáng kể. 

Thoát khỏi các mối quan hệ độc hại

   Nếu cảm giác bản thân vô dụng, vô giá trị đến từ các mối quan hệ độc hại, bạn hãy dứt khoát thoát khỏi nó. Nếu bạn vẫn cứ tiếp tục duy trì mối quan hệ ấy, tinh thần bạn càng bị tổn thương thêm.

   Trong trường hợp bố mẹ là người liên tục chỉ trích và có những lời nói nặng nề, bạn nên trao đổi thẳng thắn với gia đình. Việc chia sẻ thành thật sẽ giúp họ hiểu hơn về cảm xúc của bạn và thay đổi cách ứng xử theo chiều hướng tích cực. Nếu bố mẹ không thỏa hiệp, bạn hãy học cách bỏ ngoài tai và tìm đến thầy cô, bạn bè để được chia sẻ, bộc lộ cảm xúc.

Vượt qua tốt bệnh trầm cảm

   Nếu cảm xúc vô dụng, vô giá trị do bệnh trầm cảm, bạn hãy vượt qua nó. Để khắc phục căn bệnh này một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên:

  • Tìm đến chuyên gia tâm lý: Họ sẽ giúp bạn tháo gỡ khúc mắc trong lòng, đồng thời thay đổi suy nghĩ và hành vi của bạn theo hướng tích cực hơn. Các chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn bạn những kỹ năng đối phó với tình huống, sự việc tiêu cực trong cuộc sống.
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ: Trong cơ thể có hai loại hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin. Nó mang lại cảm giác vui vẻ, sảng khoái, tăng động lực hoàn thành mục tiêu trong cuộc sống. BoniBrain có các thành phần như cây rễ vàng, L-tryptophan, L-tyrosine, L-Phenylalanine… giúp kích thích cơ thể tăng tiết serotonin và dopamin, từ đó giúp cải thiện trầm cảm và các vấn đề tâm lý, xua tan cảm giác vô dụng, vô giá trị.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nguyên nhân gây cảm giác vô dụng, vô giá trị. Đây là cảm xúc tự nhiên nhưng nếu không biết cách vượt qua, nó sẽ kéo theo các vấn đề tâm lý khác. Vì vậy, bạn hãy tham khảo những biện pháp trên để lấy lại tinh thần, động lực cho bản thân nhé. 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ thường rơi vào độ tuổi từ 45 - 55. Đây là một giai đoạn khó khăn về thể chất và tinh thần đối với nhiều phụ nữ. Đặc biệt, phụ nữ trong giai đoạn này có nguy cơ mắc trầm cảm hơn rất nhiều.

Trầm cảm theo mùa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngoài những nguyên nhân gây trầm cảm như tổn thương thời thơ ấu, sốc tâm lý do mất người thân, chồng ngoại tình… căn bệnh này còn xảy ra do sự thay đổi của các mùa trong năm.

Trầm cảm kháng trị: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các biện pháp điều trị bệnh trầm cảm hiện nay thường là trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc tây y. Tùy từng mức độ bệnh, chuyên gia tâm lý sẽ chỉ định biện pháp phù hợp...

Người trầm cảm có tự kh-ỏi được không? Điều trị trầm cảm như thế nào?

Người trầm cảm có tự khỏi được không? Bệnh nhân sẽ không thể tự thoát ra khỏi căn bệnh này nếu không có phương pháp điều trị phù hợp.

Vì sao mạng xã hội có thể gây rối loạn lo âu, trầm cảm?

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu, trầm cảm do sử dụng mạng xã hội đến từ việc tiếp xúc với thông tin tiêu cực, tăng cảm giác cô đơn và…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi