Mục lục [Ẩn]
Với các bệnh nhân bị các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, các bác sĩ thường khuyên họ nên tập thể dục thể thao thường xuyên. Vậy lợi ích của tập thể dục với các đối tượng này là gì? Người bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu cần lưu ý gì khi luyện tập?
Tập thể dục mang lại lợi ích gì cho bệnh nhân trầm cảm?
Lợi ích của tập thể dục với người bị trầm cảm, rối loạn lo âu
Dưới đây là những lợi ích của tập thể dục với sức khỏe tâm thần:
Giúp giảm căng thẳng
Căng thẳng, stress gây ra nhiều hệ lụy và tác động tiêu cực tới cuộc sống. Đặc biệt, những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu thường bị căng thẳng, stress kéo dài khiến tinh thần luôn nặng nề, mệt mỏi.
Tập thể dục đã được chứng minh có tác dụng giúp giảm căng thẳng bằng cách làm giảm các hormone gây căng thẳng như cortisol và adrenaline.
Lợi ích này của tập thể dục rất dễ để nhận biết. Ví dụ, sau một ngày làm việc áp lực và stress, bạn chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng, chạy bộ hay đạp xe 20 - 30 phút là đã có thể cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái rất nhiều.
Cải thiện tâm trạng
Một lợi ích khác của tập thể dục chính là giúp cải thiện tâm trạng ở bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu.
Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ được kích thích giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh sau:
- Endorphin và endocannabinoid: Tập thể dục làm tăng endorphin, một hoạt chất có tác dụng giảm đau và tăng cảm giác thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp cải thiện tâm trạng cho bệnh nhân. Ngoài ra, một nhóm các chất dẫn truyền thần kinh khác là endocannabinoids cũng được tiết ra song song với endorphin, giúp bạn có cảm giác hưng phấn và thư giãn sau khi tập thể dục.
- Dopamine: Dopamine còn được gọi là “hormone tạo động lực”. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh giúp chúng ta tràn đầy năng lượng, vui vẻ, hưng phấn. Ngoài ra, dopamin còn có tác dụng điều chỉnh nhịp tim, chu kỳ giấc ngủ, trí nhớ khi làm việc, học tập,... Những người bị các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu thường có nồng độ dopamin trong cơ thể thấp, dẫn đến người luôn luôn mệt mỏi, uể oải, chán nản, mất hứng thú với mọi thứ.
Giúp ngủ ngon hơn
Người trầm cảm, rối loạn lo âu thường gặp các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc.
Tập thể dục giúp bạn ngủ ngon hơn.
Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng này rất tốt. Một đánh giá năm 2017 trên 34 nghiên cứu đã kết luận rằng, khi tập thể dục ở bất kỳ loại hình nào đều có tác dụng giúp cải thiện giấc ngủ, trong đó có thời gian ngủ và thời gian chờ để đi vào giấc ngủ.
Giúp cải thiện sự tự tin
Tập thể dục giúp bạn có một thân hình khỏe mạnh và chế độ ăn uống tốt hơn. Nhờ đó, nó giúp tăng thêm sự tự tin cho chính bản thân bạn.
Do đó, hoạt động thể chất là một biện pháp tuyệt vời giúp bạn cải thiện lòng tự trọng và cảm thấy hài lòng về cơ thể của bạn.
Các bài tập thể dục tốt cho bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu
Qua phần trên, chắc hẳn bạn đã nắm được lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân bị trầm cảm và rối loạn lo âu. Vậy những bệnh nhân gặp phải các vấn đề tâm lý trên thì nên tập những bài tập thể dục nào? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Đi bộ
Đây là bài tập đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng đều có thể thực hiện được. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút đi bộ là đã có tác dụng cải thiện tâm trạng rất tốt.
Một số lời khuyên giúp bạn có thêm động lực khi đi bộ là:
- Bắt đầu đi từ một quãng đường ngắn sau đó dần tăng lên về khoảng cách.
- Nếu cảm thấy buồn chán bạn có thể kết hợp việc nghe nhạc hoặc rủ người thân đi cùng
- Bạn nên tập thể dục ở ngoài trời, giúp bạn có thể ngắm nhìn cảnh vật xung quanh và phát hiện ra rất nhiều điều mới lạ mà việc đi xe máy hay oto sẽ không bao giờ có thể khám phá được.
Nhảy múa
Nhảy múa giúp kích thích cơ thể giải phóng cả dopamine và serotonin - một loại hormone hạnh phúc giúp cải thiện tâm trạng, giúp bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn. Bạn hãy tưởng tượng mình bật một bài nhạc sôi động yêu thích, nhún nhảy thả mình theo tiếng nhạc thì bao nhiêu muộn phiền cũng biến mất.
Nhảy múa là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Bơi lội
Các nghiên cứu cho thấy vùng hải mã (nơi chịu trách nhiệm cho sự hạnh phúc) trên não bộ có dấu hiệu tăng dần kích thước và chức năng sau khi được bơi lội trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, bơi lội giúp tăng cường lượng máu lưu thông lên não để cải thiện trí nhớ, sự tập trung, cho người bệnh.
Yoga
Yoga là một trong những liệu pháp tuyệt vời nhất cho các bệnh nhân trầm cảm mà bất cứ ai cũng có thể luyện tập. Yoga giúp cải thiện hơi thở, đem đến sự thanh lọc trong tâm lý, loại bỏ những điều tiêu cực để thay thế bằng những suy nghĩ lạc quan, tươi mới. Bạn nên luyện tập yoga 30 phút mỗi ngày để giúp cải thiện sức khỏe toàn diện, giúp tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng, vứt bỏ những âu lo xâm chiếm tâm trí của bạn bấy lâu nay.
Một số lưu ý để thu được tối đa lợi ích của tập thể dục
Trước khi bắt đầu quá trình tập thể dục để ngăn ngừa và điều trị bệnh trầm cảm thì bạn cũng cần ghi nhớ một số lời khuyên sau:
- Nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc duy trì thực hiện 3- 5 buổi mỗi tuần.
- Ưu tiên lựa chọn các hoạt động thể chất phù hợp với sở thích của bạn để bạn cảm thấy thật vui vẻ và thoải mái quá trình tập luyện.
- Bạn nên đặt kế hoạch tập luyện thể dục thể thao vào trong lịch trình hàng ngày và cài đặt nhắc nhở để duy trì thời gian tập luyện cố định. Tuyệt đối không nên để khi có thời gian rảnh mới bắt đầu tập luyện.
- Kết hợp sử dụng BoniBrain của Mỹ để giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả hơn. BoniBrain là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có các thành phần gồm thảo dược, acid amin, vitamin và nguyên tố vi lượng giúp tăng cường hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường động lực cho bệnh nhân trầm cảm và rối loạn lo âu.
Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các lợi ích của tập thể dục với người bị trầm cảm, rối loạn lo âu và một số bài tập phù hợp. Tập thể dục là một biện pháp tuyệt vời giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Bạn hãy duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày, kết hợp sử dụng BoniBrain để có một tinh thần thoải mái, hạnh phúc, giảm lo âu, căng thẳng, buồn rầu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập