Trầm cảm tuổi nghỉ hưu: Làm thế nào để vượt qua?

Mục lục [Ẩn]

 

   Tuổi nghỉ hưu là lúc chúng ta được bước sang giai đoạn nghỉ ngơi sau cả một thời gian dài vất vả lao động. Tuy nhiên, sự nghỉ hưu hưu đôi khi không đồng hành với sự thư giãn hoàn toàn mà ngược lại còn đem lại cho họ áp lực phải thích nghi với nhiều thay đổi, nhất là về tâm lý. Thậm chí, nhiều người còn bị trầm cảm sau nghỉ hưu. Vậy tại sao lại bị trầm cảm tuổi về hưu, làm thế nào để đối phó với chứng bệnh này?

 

Trầm cảm tuổi nghỉ hưu

Trầm cảm tuổi nghỉ hưu

 

Thực trạng về trầm cảm ở tuổi nghỉ hưu

   Nhiều người trong chúng ta dành nhiều thời gian để hình dung và mong chờ thời gian nghỉ hưu lý tưởng của mình: Đi du lịch, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, theo đuổi các sở thích,.... Thế nhưng, chúng ta lại thường bỏ qua tác động tâm lý của việc nghỉ hưu.

   Thời gian đầu, việc thoát khỏi guồng quay công việc bận rộn hàng ngày khiến chúng ta cảm thấy giải thoát và nhẹ nhõm. Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu được vài tháng, thậm chí chỉ vài tuần, cảm giác mới mẻ, thư giãn khi được nghỉ ngơi dài ngày mất đi, nhiều người lại cảm thấy chán nản, không có mục đích hoặc cô lập. Thậm chí, họ còn phải đối mặt với căng thẳng và lo lắng khi phải ở nhà cả ngày. Nhiều người mới nghỉ hưu thậm chí còn gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.

   Theo thang đo căng thẳng Holmes và Rahe, nghỉ hưu là yếu tố căng thẳng thứ 10 trong số 43 sự kiện làm thay đổi cuộc sống. Theo một phân tích tổng hợp trên 11 nghiên cứu năm 2020 cho thấy: Gần ⅓ số người về hưu mắc bệnh trầm cảm, đặc biệt là các đối tượng nghỉ hưu bắt buộc, nghỉ hưu do bệnh tật,...

   Như trường hợp của ông V.Q, ông nguyên cán bộ công chức của một cơ quan nhà nước. Ông phải đến tư vấn tâm lý vì những triệu chứng như cáu gắt, nóng nảy với mọi người trong gia đình vô cớ, luôn bực tức và thật sự trống rỗng khi về hưu. Được biết, khi đi làm, ông luôn đầy ắp những công việc cần phải giải quyết nhưng nay khi về hưu ông không biết phải làm gì, con cái thì đi làm hết, các cháu đi học. Sự bức bách đó làm ông khó chịu và mệt mỏi, trạng thái tâm lý của ông thay đổi rất nhiều.

   Hay như trường hợp của cô M.H - giáo viên tiếng Anh tại một trường cấp III. Khi nghỉ hưu, cô phấn khởi chia tay đồng nghiệp học trò và cảm thấy vô cùng trọn vẹn. Vậy là sau bao năm vất vả, giờ là lúc cô được nghỉ ngơi, không còn phải thức đêm soạn bài, chấm bài, không còn những đợt kiểm tra của các cấp trên. Chỉ nghĩ đến thôi cô đã thấy nhẹ lòng. Nhưng sự vui vẻ ấy lại chỉ diễn ra trong vài tháng đầu. Vậy mà khi bước sang tháng thứ tư, không hiểu sao cô bắt đầu cảm thấy trống vắng. Những việc 3 tháng qua cô vẫn làm vui vẻ, bỗng trở nên nhàm chán. Cô bắt đầu nhớ cảm giác đến trường mỗi ngày, nhớ sự bận rộn của công việc. Cô không thiết tha làm việc gì nữa, luôn thấy mệt mỏi, uể oải, chán nản, không muốn giao tiếp với ai.

   Cô M.H và ông V.Q chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp bị trầm cảm tuổi về hưu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm tuổi về hưu?

 

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở tuổi nghỉ hưu

Một số yếu tố có thể dẫn đến trầm cảm khi nghỉ hưu là:

  • Mất mục đích sống: Đây có thể coi là cú sốc lớn nhất khi bước vào giai đoạn nghỉ hưu. Nhiều người sau khi nghỉ hưu thì bỗng cảm thấy lạc lõng, thấy mình vô dụng, không biết mình phải làm gì. Họ cảm thấy nhớ công việc, nhớ các mối quan hệ công sở. Điều này khiến cho người lớn tuổi không thoải mái, thậm chí có phần bức bối, dễ nóng giận vì mỗi ngày đều nhàn rỗi.

 

Rất nhiều người cao tuổi khi về hưu cảm thấy lạc lõng, bối rối vì mất mục tiêu phấn đấu.

Rất nhiều người cao tuổi khi về hưu cảm thấy lạc lõng, bối rối vì mất mục tiêu phấn đấu.

 

  • Lo lắng về tài chính: Nghỉ hưu đồng nghĩa với thu nhập giảm sút. Điều này cũng khiến cho người cao tuổi cảm giác bất an, stress, lo lắng thiếu tự tin khi suy nghĩ về các rủi ro, nhất là về sức khỏe.
  • Cảm giác là người thừa trong gia đình: Không đi làm, dành một thời gian dài để nhàn rỗi ở nhà khiến cho người lớn tuổi cảm thấy mình là người vô dụng, người “thừa”, là “gánh nặng cho con cháu”.
  • Sự thu hẹp các mối quan hệ: Không còn công việc khiến các mối quan hệ của người lớn tuổi bị thu hẹp rất nhiều, chỉ quanh quẩn với người nhà và hàng xóm xung quanh. Do đó, chỉ cần có mâu thuẫn nhỏ thôi với các thành viên trong gia đình cũng đủ làm người già cảm thấy tủi thân, cô đơn.

>>> Xem thêm: Những khủng hoảng tâm lý sau khi về hưu: Hiểu để phòng tránh!

 

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở tuổi nghỉ hưu

Những biểu hiện của trầm cảm tuổi nghỉ hưu là:

  • Không còn hứng thú, say mê với những sở thích trước đây
  • Không muốn làm bất kỳ điều gì, mệt mỏi không rõ lý do
  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, sụt cân theo thời gian
  • Cảm thấy khó chịu, lo lắng bất thường
  • Hạn chế gặp gỡ, giao lưu, cố tình tránh mặt mọi người
  • Trở nên nhạy cảm và hay cáu gắt vô cớ
  • Khó ngủ, thiếu ngủ, mất ngủ, hay giật mình, khó ngủ tiếp, dậy sớm hơn 1 – 2 tiếng so với bình thường
  • Tự ti, sợ hãi, cảm giác tội lỗi, tồi tệ, hoảng sợ, vô giá trị
  • Nảy sinh ý định tự sát

Nhìn chung, các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi nghỉ hưu thường khó chẩn đoán và rất dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của nhiều bệnh lý khác.

 

Làm sao để vượt qua trầm cảm tuổi về hưu

   Dù đang ở giai đoạn chuẩn bị hay đã thực sự bước vào tuổi nghỉ hưu, những gợi ý dưới đây có thể giúp những người cao tuổi đối mặt với giai đoạn nghỉ hưu một cách chủ động hơn.

Tìm mục tiêu mới cho cuộc sống

   Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất để tránh trầm cảm tuổi nghỉ hưu. Có mục tiêu khiến chúng ta biết mình phải làm gì, không thấy lạc lõng và đơn độc mỗi buổi sáng thức dậy. Khi có mục tiêu, các bác cũng không cảm thấy mình là người vô dụng nữa.

   Làm sao để tìm được mục đích sống mới khi không còn phải phấn đấu trong sự nghiệp? Hãy dành thời gian quan sát bản thân và lựa chọn cho mình một mục đích sống phù hợp nhất bên ngoài công việc. Ví dụ: Học một bộ môn mới như ngoại ngữ.

 

Lớp học ngoại ngữ cho người cao tuổi ở TP. Hồ Chí Minh.

Lớp học ngoại ngữ cho người cao tuổi ở TP. Hồ Chí Minh.

 

Thiết kế một thời gian biểu mới

   Nếu hiện tại, các bác không tìm thấy mục tiêu mới ngay lập tức thì cũng không cần bối rối, các bác hãy bắt đầu với những hành động nhỏ hơn. Bác không nên cứ thả trôi một ngày, để nó trôi đi một cách tùy hứng và uể oải. Để làm được điều này, bác hãy lập cho mình một thời gian biểu rõ ràng. Ví dụ: 6 giờ sáng thức dậy, tập thể dục đến 7 giờ, chăm sóc cây cảnh,...

   Các bác cũng không nên ở trong nhà cả ngày, hãy chủ động hẹn gặp bạn bè, đến chơi nhà người thân để tiếp tục duy trì giao tiếp xã hội. Điều này sẽ giúp các bác cảm thấy đỡ cô đơn và tránh được trầm cảm tuổi về hưu.

Tham gia hoạt động xã hội

   Tham gia các hoạt động xã hội như hội phụ nữ, người cao tuổi, cựu chiến binh hay tổ dân phố, phường, xã... rất tốt cho sức khỏe tinh thần của những người cao tuổi về hưu.

   Đây là cơ hội tốt để thể hiện khả năng tổ chức, giao tiếp với nhiều người và tạo thêm nhiều mối quan hệ mới. Sự bận rộn và vui vẻ khi tham gia công tác xã hội sẽ giúp các bác “đánh bay” cảm giác buồn chán quẩn quanh và thấy mình còn nhiều giá trị cho cộng đồng.

Đừng quên vận động hằng ngày

   Các hoạt động thể dục thể thao có lợi ích rất lớn trong việc đẩy lùi trầm cảm. Khi vận động, cơ thể sản sinh ra hormone dopamine và endorphin có tác dụng giảm đau, đem lại cảm giác sảng khoái, phấn chấn. Các bác có thể bắt đầu với những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe cho đến những bộ môn “thử thách” hơn như leo núi, bơi lội,...    

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về trầm cảm khi nghỉ hưu. Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh, kèm theo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hy vọng những lời khuyên trong bài viết này sẽ giúp các bác có thời gian nghỉ hưu vui vẻ, hạnh phúc!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Những khủng hoảng tâm lý sau khi về hưu: Hiểu để phòng tránh!

Tuổi hưu trí là giai đoạn con người nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian dài lao động vất vả. Nhẽ ra, đây là lúc chúng ta hưởng thụ hương vị cuộc sống. Thế nhưng sau khi về hưu, nhiều người lại khủng hoảng tâm lý...

Nhiều người cao tuổi bị rối loạn lo âu vì hay lo lắng, suy nghĩ nhiều

Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa làm giảm tiết các chất dẫn truyền thần kinh, các nội tiết tố khiến họ trở nên nhạy cảm hơn. Đôi khi, sự việc không có vấn đề gì nhưng họ lại hay lo lắng, suy nghĩ quá nhiều.

Trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách vượt qua

Để vượt qua trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên, bạn nên biết về nguyên nhân, triệu chứng…

Tôi đã vượt qua trầm cảm tuổi trung niên đơn giản như thế!

Chị Bùi Nguyễn Khánh Vân, 50 tuổi ở Hà Nội.

Làm sao để giúp người thân vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên?

Cách để giúp người thân vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên là khuyên họ chấp nhận sự thay đổi, tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống,...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi