Người bị suy nhược thần kinh uống thuốc gì thì nhanh hồi phục?

Mục lục [Ẩn]

 

    Suy nhược thần kinh là một tâm bệnh của xã hội hiện đại, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể khiến người bệnh kiệt quệ về cả thể chất và tinh thần, mất khả năng tự chăm sóc bản thân.

   Vậy, suy nhược thần kinh được điều trị thế nào? Người bị suy nhược thần kinh uống thuốc gì thì mới nhanh hồi phục? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Người bị suy nhược thần kinh uống thuốc gì thì nhanh hồi phục?

Người bị suy nhược thần kinh uống thuốc gì thì nhanh hồi phục?

 

Người bị suy nhược thần kinh uống thuốc gì?

   Suy nhược thần kinh là một hội chứng thuộc nhóm rối loạn thần kinh chức năng. Tình trạng này hình thành sau khi các tế bào não phải làm việc quá tải, trong một thời gian dài.

    Các tế bào não bị thiếu hụt năng lượng một cách nghiêm trọng, khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề như: mệt mỏi, mất ngủ, lo âu, buồn bã, hoa mắt, chóng mặt, tâm trạng thay đổi thất thường, tự cô lập bản thân,... Bên cạnh những triệu chứng về thần kinh, người bệnh cũng có thể phải chịu những cơn đau nhức ở cổ, lưng, run chân tay, hay thấy nóng lạnh thất thường,...

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết: 6 triệu chứng suy nhược thần kinh điển hình mà bạn cần nhận biết sớm!

   Chính vì vậy, các loại thuốc điều trị suy nhược thần kinh sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề này cho người bệnh. Theo đó, người bệnh suy nhược thần kinh sẽ có thể được chỉ định các loại thuốc như:

Thuốc tác động lên cơ chế bệnh sinh

   Các thuốc có tác dụng lên quá trình hưng phấn hệ thần kinh, ví dụ như: arcalion hoặc asthenal. Trong đó, arcalion có chứa sulbutiamine với hàm lượng 200mg. Đây là 1 chất tổng hợp có cấu trúc giống vitamin B1. Nó có tác dụng làm tăng nồng độ thiamine trong não nên có tác dụng kích thích nhẹ.

   Mỗi ngày, người bệnh dùng từ 2 - 3 viên, uống sau khi ăn sáng. Người bệnh nuốt nguyên viên thuốc (không được nhai, bẻ), uống với một cốc nước lớn. Thời gian dùng thuốc tối đa là 4 tuần.

   Một số tác dụng phụ của thuốc này có thể kể đến là: dị ứng da, rối loạn tiêu hóa, kích động, đau đầu, run, buồn nôn, đau dạ dày,...

 

Sulbutiamine có tác dụng tăng hưng phấn thần kinh

Sulbutiamine có tác dụng tăng hưng phấn thần kinh

Thuốc hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn não

   Các loại thuốc này giúp tăng cường lượng máu đến não, từ đó cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào thần kinh. Các loại thuốc điển hình trong nhóm này là: Ginkgo Biloba, piracetam,...

   Ginkgo Biloba là hoạt chất được chiết  xuất từ lá cây bạch quả. Thuốc giúp làm giảm triệu chứng suy tuần hoàn não như: chóng mặt, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, lo âu, trầm cảm,... Thuốc có thể có một số tác dụng phụ như: gây nhức đầu nhẹ trong 1 - 2 ngày đầu, dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy, tim đập nhanh, bồn chồn,...

   Piracetam là một dẫn xuất của GABA - một chất dẫn truyền thần kinh. Loại thuốc này có tác dụng làm tăng sự huy động và sử dụng glucose ở não, từ đó cung cấp năng lượng cho tế bào thần kinh. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc là: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng, bồn chồn, ngủ gà,...

Thuốc an thần, trấn tĩnh

   Đúng như tên tên gọi, các thuốc này có tác dụng giúp người bệnh bình tĩnh hơn, và dễ ngủ hơn, khi họ có biểu hiện không kiểm soát được cảm xúc, hay mất ngủ.

    Các loại thuốc này có thể kể đến là:

  • Chlordiazepoxide: Đây là một chất thuộc nhóm benzodiazepin, có tác dụng tăng cường hoạt động của GABA, từ đó giúp điều trị chứng lo âu, giảm cảm giác sợ hãi, và mất ngủ. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là: chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn thăng bằng, hạ huyết áp,...
  • Diazepam cũng là thuốc thuộc nhóm benzodiazepin. Nó thường được chỉ định điều trị trong thời gian ngắn với các vấn đề căng thẳng, lo âu kéo dài, kích động, mất ngủ,... Diazepam có một số tác dụng phụ như: khó tập trung, yếu cơ, dị ứng, tăng men gan,...  Ngoài ra, diazepam có thể gây nghiện nên cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

   Khi dùng các loại thuốc này, người bệnh không nên tăng liều, dùng thuốc dài hơn hay đột ngột dừng uống. Một số trường hợp bệnh có thể nặng hơn nếu dùng không đúng theo chỉ định của bác sĩ.

 

Diazepam giúp an thần, và giảm mất ngủ

Diazepam giúp an thần, và giảm mất ngủ

Thuốc giảm đau

   Để đối phó với tình trạng đau đầu, đau nhức ở cổ lưng, người bệnh thường được chỉ định sử dụng các dẫn chất của paracetamol. Loại thuốc này nhìn chung khá an toàn với người bệnh, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc gan. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau khác gồm nhiều thành phần phối hợp như aspirin với phenacetin hay caffeine,...

Thuốc chống trầm cảm

   Người bệnh suy nhược thần kinh nặng có biểu hiện trầm cảm, sẽ được dừng các loại thuốc như: amitriptyline, tianeptine,... Trong đó:

  • Amitriptyline có tác dụng cải thiện tâm trạng và cảm xúc, giúp người vui vẻ hơn, giảm căng thẳng, lo âu. Tuy nhiên, thuốc, bệnh nhân có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, mệt mỏi, choáng váng, giảm thị lực,...

Tác dụng phụ đáng ngại nhất là tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, hay hội chứng serotonin gây nguy hiểm đến tính mạng. Để hạn chế tác dụng phụ, người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

  • Tianeptine có tác dụng cải thiện khí sắc, giúp làm tăng sự hưng phấn của người bệnh. Một số tác dụng phụ nhẹ của thuốc có thể kể đến là: đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, táo bón,...

Một số tác dụng phụ đáng ngại hơn là khiến người bệnh gặp ác mộng, đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, nuốt nghẹn, đau sống lưng, phát ban,...

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Thuốc chống trầm cảm: 5 loại phổ biến, cơ chế hoạt động và tác dụng phụ.

Các phương pháp khác giúp người bệnh nhanh hồi phục

   Nếu chỉ dùng thuốc, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ, nhờn thuốc, nguy cơ tái phát cao. Do đó, một số phương pháp khác cần được sử dụng kết hợp nhằm giúp người bệnh suy nhược thần kinh nhanh hồi phục hơn, an toàn hơn và giảm nguy cơ tái phát bệnh, ví dụ như:

Liệu pháp nhận thức hành vi CBT

   Phương pháp này giúp người bệnh hiểu được vấn đề mà mình đang gặp phải. Những suy nghĩ tiêu cực nào đang quấn lấy tâm trí người bệnh, khiến họ lo lắng, suy nghĩ nhiều,... Người bệnh cần làm gì để thoát ra khỏi tình trạng này, suy nghĩ tích cực hơn và sống lạc quan, vui vẻ hơn.

   Bên cạnh đó, phương pháp này không có tác dụng phụ, hiệu quả duy trì được lâu hơn, và người bệnh ít tái phát hơn so với việc chỉ dùng thuốc đơn thuần.

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT): Những nội dung cơ bản cần biết.

Các loại thảo dược

   Có nhiều loại thảo dược giúp người bệnh cải thiện được tâm trạng, cảm xúc, cũng như có được giấc ngủ ngon hơn, ví dụ như cây rễ vàng.

   Ccây rễ vàng được chứng minh là có tác dụng đáng kể nhất trong cải thiện chứng suy nhược thần kinh, lo âu, trầm cảm. Thảo dược này giúp tăng tiết nồng độ hormone serotonin và dopamin. Từ đó, tâm trạng người bệnh sẽ thoải mái, vui vẻ hơn, có thêm động lực, thích thú, hưng phấn hơn.

Cây rẽ vàng giúp tăng tiết serotonin và dopamin

Cây rẽ vàng giúp tăng tiết serotonin và dopamin

Các loại vitamin

   Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B như B3, B6, B9 và B12,... rất cần thiết với người bệnh suy nhược thần kinh. Vitamin B3 giúp giải phóng năng lượng từ thực phẩm, cung cấp thêm năng lượng cho hoạt động của não bộ.

   Vitamin B6 và B3 giúp tăng nồng độ serotonin, cải thiện tâm trạng cho người bệnh. Vitamin B9 và B12 giúp tăng tổng hợp dopamin và bảo vệ các tế bào thần kinh, ổn định hoạt động của hệ thần kinh.

Cân bằng lại thời gian làm việc và nghỉ ngơi

   Người bệnh cần nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc quá sức về cả thể chất và trí óc. Người bệnh có thể thư giãn đầu óc bằng cách nghe nhạc nhẹ, thiền, tập yoga, dưỡng sinh, hay ngủ đủ giấc,...

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Làm thế nào để giới trẻ cân bằng giữa việc học, công việc và cuộc sống cá nhân?

Giữ một chế độ ăn uống khoa học

   Ăn uống khoa học là cách giúp người bệnh có thể vượt lên mọi loại bệnh tật, bao gồm các bệnh về tâm lý như suy nhược thần kinh hay trầm cảm. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu acid amin như:

  • L-tyrosine có trong sữa, đậu, các loại hạt, yến mạch, tảo xoắn,....
  • L-Tryptophan có trong thịt gà, chuối, trứng, sữa. lúa mạch, hạt vừng,...
  • L-phenylalanine có trong thịt, cá, trứng, sữa,...

   Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (như trimethylglycine) có tác dụng chống viêm, giải độc và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Trimethylglycine có trong mầm lúa mì, rau bina, củ cải đường,....

 

  Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về vấn đề: “Người bị suy nhược thần kinh uống thuốc gì?”. Để điều trị, chỉ dùng thuốc là không đủ, người bệnh cần sự tham vấn của chuyên gia tâm lý, nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp tăng tiết serotonin và dopamin.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Suy nhược thần kinh theo quan điểm Đông y và cách điều trị

Suy nhược thần kinh là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Nguyên nhân gây bệnh là do suy nghĩ quá nhiều, làm việc hoặc học tập quá sức, sang chấn về tinh thần...

6 triệu chứng suy nhược thần kinh điển hình mà bạn cần nhận biết sớm!

Hiện nay, chúng ta đang được sống trong những điều kiện tốt hơn, nhưng cũng phải chứng kiến sự gia tăng của nhiều vấn đề sức khỏe hơn, đặc biệt là các bệnh lý về tâm thần.

4 điều bạn có thể làm để xây đắp lòng tự trọng

  Không có điều gì tồi tệ hơn là bạn mang trong mình một lòng tự trọng thấp. Bạn cảm thấy thế nào và bạn nghĩ gì về bản thân sẽ quyết định cách bạn sống cuộc sống của mình.

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả?

Rối loạn lo âu trầm cảm có cả triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu, nhưng không rõ ràng đủ để chẩn đoán thành bệnh lý riêng biệt.

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT): Những nội dung cơ bản cần biết

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) là một phương pháp không thể thiếu trong trị liệu tâm lý…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi