Bị vợ cằn nhằn, người đàn ông 70 tuổi mắc bệnh trầm cảm

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta ít ai ngờ rằng, chính những lời nói cằn nhằn kéo dài từ ngày này qua tháng khác cũng có thể nhấn chìm tinh thần của một người. Kể cả đó là những người đàn ông mạnh mẽ, từng vượt qua muôn ngàn sóng gió trong cuộc sống.

 

Bị vợ cằn nhằn, người đàn ông 70 tuổi mắc bệnh trầm cảm

Bị vợ cằn nhằn, người đàn ông 70 tuổi mắc bệnh trầm cảm

 

Bị vợ cằn nhằn, người đàn ông 70 tuổi mắc bệnh trầm cảm

   Trầm cảm là rối loạn tâm thần thường gặp, biểu hiện bằng cảm xúc buồn bã, thiếu hụt năng lượng, mất hứng thú trong cuộc sống. Người bệnh thường chìm đắm trong cảm giác tội lỗi. Họ suy nghĩ tiêu cực, đánh giá thấp bản thân, bị rối loạn giấc ngủ, ăn uống, kém tập trung.

   Căn bệnh này là thủ phạm chính dẫn đến tự sát. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 850.000 người chết vì trầm cảm. Đối tượng mắc bệnh thường rất đa dạng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc điểm chung là do tâm lý người bệnh chịu đả kích quá mức sau khi trải qua biến cố hoặc bị bạo hành kéo dài.

   Trong đó, nguyên nhân ít được chú ý nhưng lại rất phổ biến trong xã hội hiện nay chính là bạo hành bằng lời nói hay còn gọi là bạo hành ngôn ngữ. Người bệnh bị chỉ trích kéo dài bằng những lời nói, từ ngữ nặng nề, cực đoan, gây tổn thương tâm lý nghiêm trọng. Rất nhiều trường hợp, kể cả người đàn ông từng trải cũng có nguy cơ mắc trầm cảm do nguyên nhân này.

   Chẳng hạn như trường hợp người đàn ông 70 tuổi, ở Hà Nội. Ông đi khám ở Bệnh viện E do bị mất ngủ, chán nản, không muốn về nhà vì vợ thường xuyên nói to, cằn nhằn.

   Tại Khoa sức Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện E), các bác sĩ thấy bệnh nhân buồn bã, chán nản. Ông chia sẻ, sau khi về hưu, vợ thường xuyên to tiếng, chỉ trích ông “giả bệnh, lười không muốn làm việc nhà”. Không chỉ ngày một, ngày hai mà cả khoảng thời gian dài, ông phải nghe những lời tiêu cực như vậy. Dần dần, ông nghi ngờ bản thân kém cỏi, vô dụng, không có động lực làm gì.

   Sau khi thăm khám, bác sĩ Vũ Thu Thủy, Khoa sức Sức khỏe Tâm thần cho biết, bệnh nhân bị trầm cảm do thường xuyên phải chịu đựng bạo hành bằng lời nói. Bác sĩ tư vấn ông dùng thuốc, trị liệu tâm lý, đồng thời giải thích cho người vợ để thay đổi hành vi độc hại.

 

Bạo hành bằng lời nói âm thầm gây tổn thương tâm lý

Bạo hành bằng lời nói âm thầm gây tổn thương tâm lý

 

   Theo bác sĩ, nạn nhân của những vụ bạo hành thường là phụ nữ, nhất là thai phụ và người đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng này có xu hướng tăng ở nam giới độ tuổi trung bình trên 40 tuổi.

   Theo Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, trong gần 3.200 nạn nhân của bạo lực gia đình thì nạn nhân nam là 565 chiếm 17,7%. Kết quả này đang tăng hơn so với năm 2022 là 481 người chiếm 12,27%.

 

Bạo hành bằng lời nói đối phó như thế nào?

   Để tránh bị bạo hành bằng lời nói trong thời gian dài, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

Giữ bình tĩnh và rời đi nếu cần thiết

  • Không để bản thân bị lôi vào cuộc tranh cãi hay một tình huống tồi tệ.
  • Phớt lờ, không quan tâm đến ý kiến của họ.
  • Khi bị xúc phạm, la mắng, chế giễu, đe dọa bằng lời nói, bạn hãy hít thở sâu để tĩnh tâm lại. Sau đó, bạn hãy cho họ biết bản thân sẽ không nói chuyện với họ nữa.
  • Trường hợp bạn cảm thấy không an toàn thì hãy ngừng giao tiếp và rời đi. Nếu bạn đang ở nhà thì có thể đi đến phòng khác hoặc ra khỏi nhà, sang nhà hàng xóm hoặc đến quán cà phê ngồi thư giãn.
  • Nhiều trường hợp, bạn bị bạo hành bằng lời nói bởi chính người thân trong gia đình hoặc bạn bè trong lớp học. Với những mối quan hệ này thì việc chấm dứt hoàn toàn không dễ dàng. Do đó, điều mà bạn nên làm là học cách phớt lờ các vấn đề tiêu cực trong cuộc sống. Thay vì chăm chăm suy nghĩ về những lời nói chì chiết và mỉa mai thì bạn nên bỏ chúng ở ngoài tai. Đồng thời tập trung và nỗ lực trong việc học tập cũng như làm việc để khẳng định giá trị của bản thân. Lúc này, những lời nói tiêu cực kia sẽ chỉ luôn ở phía sau bạn mà thôi.

 

Giữ bình tĩnh khi nói chuyện

Giữ bình tĩnh khi nói chuyện

 

Tránh xa các mối quan hệ độc hại

   Mối quan hệ giữa bạn với kẻ bạo hành chính là mối quan hệ độc hại. Do đó, bạn nên tránh xa các mối quan hệ này nhằm tránh trở thành nạn nhân trong thời gian dài. Trường hợp kẻ bạo hành là người yêu, vợ/ chồng thì bạn cũng cần xem xét biểu hiện của đối phương. Đồng thời, bạn nên cân nhắc việc chấm dứt mối quan hệ nếu thấy cần thiết.

   Những kẻ bạo hành lời nói đều có chung tính ích kỷ. Họ thường không biết chia sẻ và thấu hiểu với những người xung quanh. Việc sống lâu dài với các đối tượng này sẽ chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và mất dần hy vọng. Do đó, nếu họ không thay đổi thái độ, cách nói chuyện, bạn nên mạnh mẽ chấm dứt để đón nhận cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

   Trường hợp bạn và kẻ bạo hành có mối quan hệ vợ chồng, bạn nên lưu lại những bằng chứng cho thấy mình đang bị đối phương bạo hành. Điều này sẽ giúp bạn chấm dứt được mối quan hệ độc hại ngay cả khi đối phương không đồng ý ly dị.

Tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị bạo hành bằng lời nói

   Nếu bạn đang bị bạo hành bằng lời nói tại nơi làm việc hoặc trường học thì hãy chủ động báo cáo kẻ ngược đãi bạn với cấp trên. Bạn không nên cố chịu đựng một mình mà hãy tìm sự giúp đỡ đồng nghiệp, bạn bè, các thầy cô giáo.

   Bạn đừng bao giờ im lặng khi bị bạo hành bằng lời nói. Những người thương yêu bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ bạn thoát khỏi tình trạng này.

   Ngoài ra, bạn nên thường xuyên gặp gỡ với bạn bè. Đồng thời, bạn hãy cố gắng giữ liên lạc với các thành viên gia đình bạn yêu quý. Việc chia sẻ với người đáng tin cậy mọi chuyện mà bạn đang gặp phải sẽ giúp tâm lý bạn thoải mái hơn.

   Như vậy, không chỉ những biến cố đau thương mà cả lời nói, ngôn ngữ tiêu cực cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm và mất ngủ - Làm sao để cải thiện?

Trầm cảm gây mất ngủ. Mất ngủ lại khiến bệnh trầm cảm nghiêm trọng hơn. Để cải thiện, bạn cần cải thiện đồng thời cả hai tình trạng này.

Vì sao người béo phì dễ bị trầm cảm?

Chúng ta đều biết, béo phì thường là khởi nguồn của các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch. Chưa dừng lại ở đó, tình trạng này còn tăng nguy cơ mắc bệnh về tâm lý, điển hình là trầm cảm

Trầm cảm ảnh hưởng như thế nào đến não bộ?

Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.

Bí quyết để luôn yêu đời khi các con rời tổ ấm!

Chị Trần Thị Ngọc Hà - 50 tuổi, trú tại số 219, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Vượt qua nỗi buồn khi không còn là “trụ cột gia đình”

Vượt qua nỗi buồn khi không còn là “trụ cột gia đình”
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Bị chồng bạo hành, tôi nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng

Bị chồng bạo hành, tôi nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng

  Hai vợ chồng tôi yêu và tìm hiểu nhau 2 năm rồi mới cưới, thời gian lâu như thế nên tôi cứ ngỡ là mình đã hiểu hết về anh rồi, nhưng tới khi lấy nhau về tôi mới vỡ lẽ ra con người thật của anh.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi