Trầm cảm vì giảm cân không khoa học phải làm sao?

Mục lục [Ẩn]

 

   Xu hướng của cái đẹp hiện nay luôn là vóc dáng thon gọn, cân nặng chuẩn. Bởi vậy, nhiều người muốn giảm cân để tự tin với vẻ bên ngoài của mình. Thế nhưng, không ít trường hợp có suy nghĩ sai lệch, chọn cách giảm cân không khoa học, khiến sức khỏe thể chất sụt giảm, thậm chí còn dẫn đến vấn đề tâm lý, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

 

Trầm cảm vì giảm cân không khoa học phải làm sao?

Trầm cảm vì giảm cân không khoa học phải làm sao?

 

Giảm cân không khoa học đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ

   Đầu tiên là câu chuyện của Ngọc Anh, 19 tuổi ở Hà Nội. Cô cao 1m53 nhưng nặng đến 60kg. Bởi vậy, cô luôn tự ti về thân hình hơi cục mịch của mình, luôn mong muốn giảm cân để có thể diện những bộ cánh size S.

   Với niềm ao ước đó, Ngọc Anh quyết tâm giảm cân. Cô cảm thấy tập thể dục đốt mỡ quá chậm nên chọn cách nhịn ăn với hy vọng cân nặng xuống nhanh hơn.

   Những ngày không phải đến trường, cô ngủ một mạch đến trưa để bỏ qua bữa sáng. Các bữa ăn chính cô cũng ăn rất ít, đặc biệt là kiêng hoàn toàn tinh bột, đói thì uống nước lọc.

   Cứ như vậy suốt mấy tháng, Ngọc Anh đã giảm cân về 49kg. Cô thoải mái diện những bộ quần áo mà trước đó không mặc vừa. Đi đâu, cô cũng được mọi người khen xinh, dáng đẹp. Nhưng càng vì thế, cô lại càng khao khát giảm cân hơn nữa.

   Mặc kệ lời khuyên ngăn của gia đình, Ngọc Anh vẫn cự tuyệt đồ ăn. Cuối cùng, cô bị chán ăn, ăn gì cũng không thấy ngon, còn tụt xuống 43kg. Khi đi khám, bác sĩ kết luận cô bị gầy độ 1 và có dấu hiệu trầm cảm nhẹ.

   Cũng giống Ngọc Anh, bạn trẻ Minh Tuấn mới 13 tuổi đã phải vào viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai khám với thể trạng suy dinh dưỡng, chán ăn trầm trọng. Cậu chỉ nặng 51kg trong khi cao đến 1m73.

   Thời gian trước đây, cậu cao 1m56, nặng 67kg. Với thân hình bụ bẫm, Minh Tuấn thường bị bạn bè trêu béo phì. Cậu dần thu mình lại và âm thầm giảm cân không khoa học.

 

Trẻ bị trêu béo phì thường có nguy cơ cao bị ám ảnh cân nặng

Trẻ bị trêu béo phì thường có nguy cơ cao bị ám ảnh cân nặng

 

   Dù cơ thể đã suy dinh dưỡng nhưng cậu vẫn bị ám ảnh mình béo phì. Khi nhìn vào gương, Minh Tuấn vẫn cho rằng phần tay chân và bụng còn béo nên cắt bỏ khỏi thực đơn tất cả các loại thịt cá, sợ béo lại bị các bạn bè chế nhạo.

   Và còn rất nhiều các bạn trẻ khác bị chứng ám ảnh cân nặng, dẫn đến việc giảm cân không khoa học, kéo theo hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng.

 

Giảm cân không khoa học tăng nguy cơ trầm cảm

   Những cách giảm cân không khoa học bao gồm:

  • Nhịn ăn
  • Tập thể dục quá mức
  • Tự nôn ói sau khi ăn
  • Dùng thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc, thành phần…

   Những cách trên khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, luôn trong trạng thái mệt mỏi. Cảm giác đói cồn cào khiến tinh thần người bệnh không thoải mái, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tập trung, suy nghĩ, thiếu năng lượng để hoạt động.

   Những người bị hội chứng ám ảnh cân nặng thường có xu hướng tránh né, không muốn trò chuyện hay giao tiếp với ai. Chính điều này làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, khiến người bệnh suy giảm khả năng giao tiếp, mất dần sự tự tin đối với chính mình.

   Đặc biệt, tình trạng giảm cân không khoa học còn là nguồn cơn gây khởi phát các chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm như rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, đặc biệt là trầm cảm.

   Các nhà nghiên cứu đã quan sát hơn 2000 người bị thừa cân trong suốt 4 năm. Trong đó, những ai mất từ 5% cân nặng cơ thể đột ngột có nguy cơ mắc trầm cảm lên đến 78%.

   Một số trường hợp khi bị trầm cảm, tâm trạng buồn bã, mất hứng thú càng khiến cho người bệnh chán ăn, ăn không ngon. Theo đó, cân nặng càng sụt giảm nghiêm trọng.

 

Trầm cảm vì giảm cân không khoa học phải làm sao?

Trầm cảm vì giảm cân không khoa học phải làm sao?

 

Trầm cảm vì giảm cân không khoa học phải làm sao?

   Các biện pháp giúp bạn vượt qua bệnh trầm cảm vì giảm cân không khoa học bao gồm:

Liệu pháp tâm lý

   Với trường hợp người bệnh chỉ sợ tăng cân, các chuyên gia sẽ tư vấn tâm lý nhằm giúp họ thay đổi quan niệm “sai lệch” về tiêu chuẩn cái đẹp. Đồng thời, khuyến khích họ ăn uống, tập thể dục lành mạnh để duy trì vóc dáng cân đối, đảm bảo sức khỏe tốt.

   Với bệnh nhân có biểu hiện lo âu, trầm cảm, chuyên gia sẽ chỉ định tâm lý trị liệu, thường là liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT). Qua đó, bệnh nhân sẽ xác định được quan niệm sai lầm của bản thân, từ đó thay đổi các hành vi giảm cân cực đoan bằng lối sống lành mạnh hơn.

Sử dụng thuốc

   Để đạt hiệu quả tốt, một số trường hợp người bệnh trầm cảm vì giảm cân không khoa học sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc tây y kết hợp với trị liệu tâm lý.

Các biện pháp vượt qua trầm cảm tại nhà

  • Thiền định: Biện pháp này giúp ổn định cảm xúc, hỗ trợ bạn bình tĩnh nhìn nhận mọi vấn đề hơn. Ngoài ra, thiền định còn cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người trầm cảm.
  • Viết nhật ký: Những trang giấy trắng là nơi tuyệt vời để bạn giải tỏa cảm xúc. Nó không phán xét, không chỉ trích bạn như những người khác. Bởi vậy khi cảm thấy có vấn đề nào đó, bạn hãy viết nhật ký để bản thân có thể nhìn nhận lại việc đã xảy ra một cách toàn diện hơn.
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ: Với công thức hoàn toàn từ thiên nhiên, BoniBrain rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Sản phẩm giúp kích thích cơ thể tăng tiết serotonin và dopamin - những hormone hạnh phúc giúp cải thiện tâm trạng. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái, dễ chịu, hạnh phúc, xua tan nỗi ám ảnh cân nặng.

   Như vậy, hành vi giảm cân không khoa học có thể dẫn đến căn bệnh trầm cảm nếu không được can thiệp kịp thời. Mà căn bệnh này lại khiến chế độ ăn uống của người bệnh càng rối loạn hơn. Do đó, nếu bạn đang bị trầm cảm vì giảm cân không khoa học, hãy điều trị ngay nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm

Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai dạng rối loạn tâm thần phổ biến trên thế giới với những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa các triệu chứng của hai dạng rối loạn tâm thần này.

Trầm cảm nơi công sở: Đừng chủ quan

Lượng công việc quá nhiều, đồng nghiệp cạnh tranh nhau mà lại không thể nghỉ việc… là những yếu tố dẫn đến trầm cảm nơi công sở. Nó vừa làm giảm hiệu quả công việc, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

BoniBrain có tốt không? Những ai nên dùng BoniBrain?

BoniBrain có tốt không? Sản phẩm này được nhập khẩu từ Mỹ, có thành phần toàn diện và đã có nhiều người sử dụng thu được hiệu quả tốt.

Bắt nạt trực tuyến là gì? Vì sao hành vi này đang ngày một gia tăng?

Bắt nạt trực tuyến là hành vi đe dọa, xúc phạm, hạ thấp người khác… diễn ra trên không gian mạng và chúng đang ngày càng gia tăng.

Trầm cảm vì vỡ mộng làm giàu

Chuyện làm giàu không phải là dễ, nó đã khiến không ít người bị vỡ mộng. Họ thất bại trong việc làm ăn, nợ nần chồng chất, trở nên bi quan, tuyệt vọng, dần mắc bệnh trầm cảm.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi