Mục lục [Ẩn]
Bệnh viện là nơi chúng ta đến để chữa bệnh, lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là nơi gắn liền với bệnh tật, cái chết và đau đớn, cùng với mùi hóa chất, mùi thuốc men, tiếng la hét, khóc lóc thảm thương… Bởi vậy, tâm lý nhiều người thường sợ vào viện. Hội chứng sợ bệnh viện bắt nguồn từ đây!
Hội chứng sợ bệnh viện là như thế nào?
Hội chứng sợ bệnh viện là như thế nào?
Hội chứng sợ bệnh viện - Nosocomephobia là tình trạng một người lo sợ quá mức vô lý với bệnh viện.
Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh. Khi vào đây, chúng ta sẽ thấy rất nhiều người bệnh khác. Mùi thuốc men, hình ảnh băng gạc trắng trên cơ thể, cảm giác đau đớn… đều dễ gây ám ảnh tâm lý chúng ta.
Một người bình thường có thể vượt qua nỗi sợ này một cách dễ dàng. Tuy nhiên với những người mắc hội chứng sợ bệnh viện, nỗi ám ảnh hoàn toàn lấn át nhu cầu và lý trí. Họ từ chối đến bệnh viện dù đang rơi vào những tình huống hiểm nghèo, cần cấp cứu. Hậu quả, họ có nguy cơ gặp biến chứng, có thể tàn phế hoặc tử vong.
Người mắc hội chứng này có thể kèm theo một số hội chứng liên quan khác như: Hemophobia (sợ máu), Iatrophobia (sợ bác sĩ), Mysophobia (hội chứng sợ bẩn, sợ vi trùng), và Trypanophobia (hội chứng sợ kim tiêm).
Triệu chứng của hội chứng sợ bệnh viện
Các triệu chứng của hội chứng sợ bệnh viện bao gồm:
- Người hoảng loạn, lo lắng tột độ khi nghĩ đến hoặc phải có mặt ở bệnh viện.
- Từ chối đến bệnh viện trong mọi trường hợp, dù họ đang cần chữa bệnh hoặc cấp cứu.
- Cảm thấy bản thân không thể sống sót nếu vào bệnh viện.
- La hét, mất kiềm chế cảm xúc và tìm mọi cách bỏ trốn, thoát khỏi bệnh viện càng nhanh càng tốt.
- Biểu hiện thể chất: Run tay chân, vã mồ hôi, tim đập nhanh, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, khó thở…
- Thường xuyên gặp ác mộng khi nghĩ về bệnh viện và những thứ liên quan
- Có thể ngất xỉu vì quá hoảng loạn.
Người bị hội chứng sợ bệnh viện thường hay lo lắng tột độ khi nghĩ đến bệnh viện
Nguyên nhân gây hội chứng sợ bệnh viện
Những yếu tố dẫn đến hội chứng sợ bệnh viện gồm có:
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc hội chứng này hoặc các rối loạn lo âu có liên quan khác, bạn sẽ nguy cơ bị sợ bệnh viện.
- Những đứa trẻ sống chung với người bị hội chứng sợ bệnh viện trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc bệnh.
- Những người mắc chứng ám ảnh sợ hãi khác như sợ vi khuẩn, sợ bẩn, sợ máu, sợ kim tiêm, sợ bệnh tật, sợ chết, sợ không gian hẹp,… cũng dễ bị hội chứng sợ bệnh viện. Bởi lẽ, nơi đây hội tụ đầy đủ các yếu tố khởi phát nỗi sợ của họ.
- Ám ảnh trong quá khứ, những chấn thương tâm lý liên quan đến bệnh viện: Chứng kiến cái chết của người thân, bạn bè; từng trải qua những ca phẫu thuật nguy hiểm, bị đe dọa tính mạng…
- Ảnh hưởng của tin tức truyền thông: Những thông tin về số lượng người tử vong, gặp biến chứng sau mổ… cũng khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi.
Cách khắc phục hội chứng sợ bệnh viện
Những biện pháp giúp bạn vượt qua hội chứng sợ bệnh viện bao gồm:
Tâm lý trị liệu
Cũng giống như các rối loạn lo âu khác, trị liệu tâm lý là phương pháp chính để khắc phục hội chứng sợ bệnh viện. Mục tiêu của phương pháp này là tìm ra căn nguyên gây nỗi sợ, giúp người bệnh đối diện và giải quyết tận gốc vấn đề, tránh để lại hệ lụy về sau.
Hai liệu pháp đang được ứng dụng nhiều nhất hiện nay là liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT) và liệu pháp tiếp xúc:
- Liệu pháp tiếp xúc: Nhà trị liệu sẽ cho người bệnh tiếp xúc dần với bệnh viện. Họ thường bắt đầu bằng tranh vẽ minh họa, sau đó là ảnh thật, video rồi đến trực tiếp bệnh viện. Nhờ sự phát triển của công nghệ mô phỏng thực tế ảo, liệu pháp tiếp xúc đã mang đến hiệu quả tốt và an toàn hơn cho người bệnh. Công nghệ thực tế ảo có thể mô phỏng hình ảnh sinh động như thật, giúp người bệnh làm quen với nỗi sợ, hạn chế những tình huống bất ngờ so với đối diện thực tế.
Tâm lý trị liệu là biện pháp phổ biến để điều trị rối loạn lo âu
- Liệu pháp nhận thức-hành vi: Bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh để tìm hiểu nguyên nhân sinh ra nỗi sợ. Từ đó, họ giúp bệnh nhân giải quyết khúc mắc, nhận ra suy nghĩ sai lầm và thay đổi hành vi theo hướng tích cực hơn.
Tùy vào tình hình thực tế của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp.
Nếu cần thiết, người bệnh sẽ được kê thêm các thuốc tây y phối hợp với tâm lý trị liệu để đạt hiệu quả tốt. Những loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống rối loạn lo âu.
Biện pháp tại nhà
Bên cạnh việc điều trị tâm lý và dùng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp thêm các biện pháp vượt qua nỗi sợ tại nhà như:
- Tập làm quen với hình ảnh liên quan đến bệnh viện thông qua phim hoạt hình, tranh ảnh, hay những bộ phim tài liệu trên truyền hình. Ban đầu, bạn có thể nhờ bạn bè, người thân ở bên để hỗ trợ, giúp bạn can đảm, tự tin hơn.
- Tâm sự với người thân hoặc bạn bè về nỗi sợ và những ám ảnh của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái, nhẹ nhõm hơn khi nỗi lòng được giải tỏa. Đồng thời, những lời ủng hộ, động viên của người thân sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn.
- Không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê và những chất kích thích trong quá trình điều trị.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
- Hạn chế thức khuya, nên ngủ sớm dậy sớm, tập thể dục kết hợp tắm nắng vào buổi sáng để tâm trạng thoải mái hơn.
- Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ: Đây là sản phẩm có tác dụng giúp kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, giảm căng thẳng, lo âu, thư giãn tinh thần hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng 4 viên mỗi ngày chia 2 lần, sau 1-2 tuần, tâm trạng bạn đã cải thiện rõ rệt, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hội chứng sợ bệnh viện. Nếu bạn còn băn khoăn gì hay cần giúp đỡ để vượt qua nỗi sợ hãi, hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý theo số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính nhé!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập