Những cách hữu ích giúp bạn đối mặt với sự chỉ trích

Mục lục [Ẩn]

 

   Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều không muốn nghe những lời chỉ trích từ người khác, cho dù họ là đồng nghiệp, bạn bè, cha mẹ hay người yêu. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn sự chỉ trích ra khỏi cuộc sống là điều không thể.

   Bạn chỉ có duy nhất một cách đó là đối diện với chúng mà thôi. Vậy, làm cách nào để đối mặt với sự chỉ trích? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Những cách khôn ngoan giúp bạn đối mặt với sự chỉ trích

Những cách khôn ngoan giúp bạn đối mặt với sự chỉ trích

 

Không cá nhân hóa sự tiêu cực

   Khi phải nghe những lời chỉ trích, nhiều người thường rất dễ bị cuốn theo chúng và tự cho rằng mình không tốt, mình đáng bị như vậy. Bởi lẽ, những thứ tiêu cực luôn có “sức hấp dẫn”, và làm chúng ta mất đi khả năng kháng cự.

   Tuy nhiên, bạn hãy giữ bình tĩnh và thử suy ngẫm lại xem, lời chỉ trích đó có đúng hay không. Người đã chỉ trích bạn có thường xuyên có thói quen than phiền, chỉ trích cả những người khác hay không. Nếu có, thì đây là vấn đề của họ. Sự chỉ trích chỉ phản ánh thế giới quan của họ, không phải là sự đánh giá khách quan về con người bạn.

   Đồng thời, bạn nên nhớ rằng, trên đời này không có bất cứ ai hoàn hảo cả. Tất cả mọi người đều có một hoặc nhiều khiếm khuyết cần cải thiện. Những khiếm khuyết này có thể không phải là thứ hình thành tính cách của bạn, và bạn cũng còn rất nhiều phẩm chất tốt đẹp khác.

 

Bạn không nên cá nhân hóa sự tiêu cực

Bạn không nên cá nhân hóa sự tiêu cực

 

Đừng cố tranh cãi đến cùng

   Tranh luận với người đang chỉ trích bạn không phải là một ý kiến kiến hay. Lúc này, một trong hai người, hoặc cả hai đều có thể đang không giữ được sự bình tĩnh. Việc tranh cãi lúc này có thể khiến đôi bên gặp phải nhiều mâu thuẫn, và làm cho mối quan hệ trở nên căng thẳng.

   Việc bạn cần làm lúc này là lắng nghe và lặp lại theo những gì mà họ nói. Ví dụ như, khi bạn bị chỉ trích là: “Có mỗi một cái bát mà  anh ăn xong cũng không rửa, sao anh lười thế!”. Bạn hãy trả lời là: “Em cảm thấy anh lười khi ăn xong không rửa bát đúng ko, anh rất tiếc vì đã khiến em buồn.”

   Bạn không cần phải giải thích lý do tại sao bạn không rửa bát. Điều đó chỉ khiến bạn bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc cãi vã mà thôi. Nếu họ vẫn tiếp tục chỉ trích, bạn hãy tiếp tục giữ sự bình tĩnh, và khắc phục hậu quả. Đây không phải sự thỏa hiệp hay đầu hàng trước lời chỉ trích, mà chỉ là cách để bạn tránh khỏi những rắc rối không cần thiết.

 

Bạn hãy giữ bình tĩnh và đừng cố tranh cãi với người chỉ trích bạn

Bạn hãy giữ bình tĩnh và đừng cố tranh cãi với người chỉ trích bạn

 

Tránh xoa dịu người đang chỉ trích bạn

   Khi bị chỉ trích, một số người thường có xu hướng xoa dịu để khiến đối phương giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, hành động này có thể sẽ bị phản tác dụng. Những người có thói quen chỉ trích luôn cho mình ở vị trí cao hơn, còn người bị chỉ trích ở vị trí thấp hơn.

   Chính vì vậy, bạn càng muốn xoa dịu họ, thì bạn sẽ càng bị lấn át, và sự chỉ trích sẽ không ngừng lại. Do đó, thay vì cố gắng xoa dịu người đang chỉ trích mình, thì bạn nên giữ thái độ ôn hòa, sau đó tìm cách rút khỏi cuộc thoại.

 

Cố gắng phớt lờ

   Có những lời chỉ trích là đúng đắn, nhưng cũng có những lời chỉ trích vô cùng phi lý. Ví dụ như, bạn bị chỉ trích bởi rất nhiều người lạ trên mạng xã hội chỉ vì đăng tải một thông tin nào đó. Họ hoàn toàn không biết bạn là người thế nào, tại sao bạn lại đăng những thứ này và hoàn cảnh của bạn hiện tại, nhưng vẫn lên tiếng chỉ trích vì hành động của bạn.

   Bên cạnh đó, có những người thích chỉ trích và phê bình người khác. Kêu ca, phàn nàn là cách sống của họ và khó có thể thay đổi được. Đối với họ, bạn càng có phản ứng, thì họ sẽ càng nghĩ ra đủ thứ để chỉ trích bạn nhiều hơn.

   Chính vì vậy, trong những trường hợp này, việc mà bạn cần làm là cố gắng phớt lờ sự chỉ trích. Nếu sự chỉ trích diễn ra trên không gian mạng, bạn không cần phải phản hồi hay bình luận gì về chúng, cứ để mặc cho chúng trôi đi. Nếu bạn bị chỉ trích trực tiếp, bạn hãy đáp lại bằng những từ ngữ như: “Ừm”, “Ờ”, “Vâng”,... Đến khi không còn gì để nói, họ sẽ tự ngừng lại.

 

Bạn hãy phớt lờ những sự chỉ trích không hợp lý

Bạn hãy phớt lờ những sự chỉ trích không hợp lý

 

Duy trì sự tích cực và cố gắng hoàn thiện bản thân

   Thường xuyên phải nghe những lời chỉ trích là một điều chẳng mấy dễ chịu gì. Tuy nhiên, đó là một phần của cuộc sống. Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn nếu biết chấp nhận hoàn cảnh của mình.

   Bạn hãy cố gắng giữ thái độ lạc quan và duy trì sự tích cực của bản thân, bất kể sự chỉ trích có lớn đến đâu. Đây chính là cách để tận hưởng cuộc sống. Bạn hãy luôn là chính mình, không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân, và khắc phục những khuyết điểm.

    Bạn hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân, cả về ngoại hình và tri thức. Bạn cũng nên xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, giao lưu với những người tích cực, vui vẻ. Biện pháp này sẽ giúp bạn không rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, ức chế, trầm cảm khi phải sống với những người có thói quen chỉ trích thái quá.

 

Bạn hãy dành thời gian cho bản thân nhiều hơn

Bạn hãy dành thời gian cho bản thân nhiều hơn

 

Chấm dứt mối quan hệ khi cần thiết

   Có một sự thật là, việc chỉ trích diễn ra khi bạn chấp nhận sự tồn tại của nó. Có những mối quan hệ không thể cắt đứt, và bạn bắt buộc phải chung sống với sự chỉ trích. Tuy nhiên, cũng có những mối quan hệ không xứng đáng với những gì mà bạn phải chịu đựng. Nếu sự chỉ trích lên đến đỉnh điểm và bạn không thể kiên nhẫn được nữa, việc bước ra khỏi mối quan hệ này là điều tốt nhất.

   Sự chỉ trích là một phần tất yếu của cuộc sống, và học cách sống chung với nó là một kỹ năng cần thiết. Hy vọng, bài viết trên đây có thể giúp bạn đối diện với những lời chỉ trích một cách dễ dàng hơn. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline: 0243.760.6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Lòng tự trọng thấp: Nguyên nhân và cách khắc phục

Người lòng tự trọng thấp thường xu hướng nhìn nhận bản thân và vấn đề theo hướng tiêu cực. Vậy lòng tự trọng thấp là gì?

Tham gia vào hội nhóm trầm cảm - Nên hay không?

Tham gia vào hội nhóm trầm cảm - Nên hay không?

Liệu pháp gia đình là gì? Phân loại và các kỹ thuật ứng dụng

Khi bị rối loạn lo âu, trầm cảm vì nguyên nhân từ cha mẹ như quá nghiêm khắc hoặc bỏ rơi con cái…, các chuyên gia sẽ chỉ định sử dụng liệu pháp gia đình.

Cần chuẩn bị gì trước khi tham gia trị liệu tâm lý đầu tiên

Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho các chứng bệnh rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bước vào buổi trị liệu đầu tiên với tâm thế chưa sẵn sàng.

Cần lưu ý gì khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm

Việc sống chung, chăm sóc bệnh nhân trầm cảm chưa bao giờ là dễ dàng. Vậy phải lưu ý những điều gì khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm? Mời bạn theo dõi bài viết sau!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi