Làm sao để kiểm soát sự cáu kỉnh, giận dữ ở người trầm cảm?

Mục lục [Ẩn]

 

    Người bệnh trầm cảm thường có các dấu hiệu như buồn bã, mệt mỏi, mất năng lượng, tuyệt vọng, mất hứng thú… Nhưng cáu kỉnh, dễ tức giận cũng có thể là triệu chứng của căn bệnh này. Để có cách kiểm soát nó hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Hay cáu kỉnh có phải là dấu hiệu của bệnh trầm cảm?

Hay cáu kỉnh có phải là dấu hiệu của bệnh trầm cảm?

 

Cáu kỉnh, dễ tức giận có thể là triệu chứng của trầm cảm

    Ở người bị trầm cảm, khả năng điều chỉnh cảm xúc của họ bị suy giảm. Chúng ta thường nghĩ, bệnh trầm cảm khiến bệnh nhân trở nên trầm lặng, chậm chạp và yên tĩnh hơn. Vậy nhưng, một số trường hợp, bệnh nhân lại có những phản ứng thái quá, bộc phát, ví dụ như cáu kỉnh, giận dữ, kích động trước những điều nhỏ nhặt.

    Tuy nhiên, bạn cần nhớ là không phải cứ cáu kỉnh nghĩa là người ta đã mắc trầm cảm. Người bệnh thường sẽ có thêm những triệu chứng trầm cảm khác như: 

  • Cảm giác tuyệt vọng, trống rỗng.
  • Buồn bã, đau khổ kéo dài.
  • Mất hứng thú trong các hoạt động thông thường.
  • Năng lượng thấp.
  • Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều).
  • Thay đổi khẩu vị (chán ăn hoặc ăn quá nhiều) và thay đổi cân nặng.
  • Lo lắng, bồn chồn.
  • Có ý định tự tử hoặc cố gắng tự tử.
  • Các triệu chứng thực thể như đau cơ và nhức đầu…

    Để biết được mình có bị trầm cảm hay không, bạn nên thực hiện một bài test tại đây. Nếu kết quả của bạn là từ “trầm cảm nhẹ” trở lên, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

 

Người trầm cảm có nhiều triệu chứng như mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ, tuyệt vọng, mất hứng thú…

Người trầm cảm có nhiều triệu chứng như mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ, tuyệt vọng, mất hứng thú…

 

Tại sao chúng ta cáu kỉnh khi bị trầm cảm?

   Như đã nói ở trên, về cốt lõi, trầm cảm khiến bạn khó điều chỉnh cảm xúc của mình. Điều này thường thể hiện bằng việc người bệnh dường như sống trầm lặng hơn, có những nỗi buồn sâu sắc, đau khổ, mệt mỏi, mất năng lượng, tự cô lập bản thân. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

    Ở một số người bệnh trầm cảm, họ trở nên dễ bị kích thích hơn khi nói chuyện với người khác, khi rơi vào một tình huống căng thẳng, khi làm gì đó quá sức hoặc khi tự phán xét, đổ lỗi cho bản thân. Điều đó có thể gây kích động, dẫn đến sự cáu kỉnh và giận giữ.

    Khi nhìn vào người bệnh trầm cảm có triệu chứng cáu kỉnh, có vẻ như họ đang thất vọng, giận dữ với những người hoặc sự việc bên ngoài. Vậy nhưng, sự cáu kỉnh đó cũng có thể xuất phát từ việc chán ghét và bực bội với chính bản thân họ.  

   Trong một số trường hợp, sự cáu kỉnh ở bệnh nhân trầm cảm có thể tiến triển thành hành vi hung hăng, gây hấn hoặc nói những lời tổn thương người khác mà chính họ cũng không thể kiểm soát dược. Khi cơn tức giận bộc phát đó qua đi và họ nhận ra những điều mình vừa làm, họ lại càng thấy chán ghét mình hơn. Điều đó tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, khó cải thiện.

    Câu hỏi đặt ra là tại sao có những người trầm cảm có biểu hiện cáu kỉnh, giận dữ nhưng những người bệnh khác lại không? Nhiều giả thiết cho rằng, sự khác nhau này liên quan đến nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ bệnh nhân trầm cảm có tiền sử bị tổn thương thời thơ ấu, bị bạo hành tinh thần và thể xác… sẽ dễ có triệu chứng cáu kỉnh hơn so với những người trầm cảm do nguyên nhân khác.

 

Người bệnh trầm cảm dễ có biểu hiện cáu kỉnh nếu có tiền sử bị bạo hành

Người bệnh trầm cảm dễ có biểu hiện cáu kỉnh nếu có tiền sử bị bạo hành

 

5 lời khuyên giúp kiểm soát sự cáu kỉnh khi bạn bị trầm cảm

Điều trị hiệu quả bệnh trầm cảm

   Giống như phần lớn các triệu chứng khác, tình trạng cáu kỉnh sẽ được cải thiện khi bệnh trầm cảm được điều trị hiệu quả.

   Để biết thêm thông tin về các phương pháp điều trị trầm cảm, mời bạn tham khảo tại đây.

   Để bệnh trầm cảm được cải thiện tối ưu, bạn nên ưu tiên thực hiện tâm lý trị liệu kết hợp với các phương pháp tự nhiên, an toàn như dùng BoniBrain của Mỹ, tập thể dục, nghe nhạc, tắm nắng, tập thiền…

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

 

    Thuốc điều trị trầm cảm chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Và trong quá trình dùng, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn, không được tự ý tăng liều, giảm liều hay đổi sang loại thuốc khác.

Nâng cao nhận thức về bản thân

    Bạn cần nhận thức được rằng, sự cáu kỉnh có thể là một triệu chứng của trầm cảm. Hãy tự nhìn nhận lại xem sự bực dọc, giận dữ đó xuất phát từ điều gì? Do bạn quá mệt mỏi dẫn đến bực dọc? Do nói chuyện với người khác khiến bạn cảm thấy căng thẳng? Hay do những cảm xúc tiêu cực như tự phán xét bản thân?

   Khi hiểu rõ bản thân, bạn mới có thể chia sẻ với chuyên gia tâm lý, hoặc điều chỉnh được hành vi và cảm xúc của mình. 

Xây dựng cơ chế đối phó

    Khi xác định được các yếu tố kích hoạt cảm xúc tiêu cực và sự cáu kỉnh của mình thì bạn hãy xây dựng chiến lược để quản lý chúng.

    Ví dụ, nếu bạn biết mình sẽ dễ trở nên giận dữ, bực bội khi ở những nơi đông đúc thì hãy tránh đến những nơi như vậy. Hoặc nếu công việc của bạn phải làm liên tục, ít có thời gian nghỉ giải lao, hãy lên kế hoạch để mình được nghỉ ngơi.

    Ngoài ra, khi có những dấu hiệu của việc cơn tức giận sắp bùng phát, bạn hãy thực hiện các biện pháp để khắc chế nó, ví dụ như kỹ thuật thiền định, hít thở sâu…

Tránh đổ lỗi cho bản thân

    Như đã nói ở trên, sự cáu kỉnh có thể xuất phát từ cảm xúc tiêu cực khi bạn tự chán ghét và đổ lỗi cho bản thân. Khi cơn tức giận bộc phát, bạn có thể gây tổn thương cho người khác. Và khi cơn giận qua đi, bạn nhận ra hành vi của mình và lại càng tự trách bản thân.

   Vòng luẩn quẩn này sẽ được giải quyết khi bạn tránh được cảm giác tội lỗi quá mức, hãy tránh đổ lỗi cho bản thân và biết rằng tình trạng cáu kỉnh là triệu chứng trầm cảm, bạn không cố tình làm điều đó và nó không nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

Nhận sự hỗ trợ của người khác

   Việc thay đổi suy nghĩ lệch lạc không hề dễ dàng. Và bạn cũng nên biết rằng, người trầm cảm sẽ không thể tự thoát ra mà cần đến sự hỗ trợ của người khác.

   Vì vậy, một bước thực sự quan trọng trong quá trình thoát khỏi bệnh trầm cảm đó là phá vỡ sự cô lập và kết nối lại với những người khác và nhận sự giúp đỡ  từ họ.

   Đó có thể là người thân, bạn bè của bạn. Hãy chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình với người thông thái, họ là người có cái nhìn tinh tường, nhiều kinh nghiệm sống và sẵn sàng lắng nghe, đưa ra cho bạn những lời khuyên hợp lý.

   Như vậy, sự cáu kỉnh, dễ nổi giận có thể là một triệu chứng của bệnh trầm cảm. Để cải thiện tình trạng này hiệu quả, bạn nên kết hợp giữa việc điều trị trầm cảm và thực hiện theo những lời khuyên hữu ích như trên. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Định kiến giới - Xiềng xích ngăn cản nam giới trầm cảm chia sẻ bệnh

Định kiến giới - Xiềng xích ngăn cản nam giới trầm cảm chia sẻ bệnh.

7 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết

Đã bao giờ bạn tự hỏi trầm cảm là gì? Liệu bản thân mình có đang bị trầm cảm hay không? Có những dấu hiệu nào giúp nhận biết trầm cảm? Sau đây sẽ là 7 dấu hiệu trầm cảm mà bạn nên nắm rõ để tự đối chiếu với bản thân mình.

Người bệnh trầm cảm nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Người bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng ăn gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

Làm thế nào để chia sẻ với bạn bè, người thân về chứng trầm cảm của bạn?

Nếu bạn đang muốn chia sẻ về bệnh trầm cảm của mình với những người thân thiết nhưng không biết bắt đầu từ đâu, nên làm như thế nào, thì bài viết sau đây sẽ có rất nhiều điều hữu ích dành cho bạn. 

Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ thường rơi vào độ tuổi từ 45 - 55. Đây là một giai đoạn khó khăn về thể chất và tinh thần đối với nhiều phụ nữ. Đặc biệt, phụ nữ trong giai đoạn này có nguy cơ mắc trầm cảm hơn rất nhiều.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi