Nguyên nhân gây trầm cảm ở nữ giới là gì? Phụ nữ dễ mắc trầm cảm vào thời điểm nào?

Mục lục [Ẩn]

 

   Có thể nói, thế giới ngày càng phải đối diện với nhiều mối nguy hại đến từ bệnh trầm cảm. Căn bệnh này đã được ghi nhận ở cả trẻ em lẫn người lớn và ở mọi giới tính.

   Tuy nhiên, nữ giới luôn là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều bởi bệnh trầm cảm. Vậy, nguyên nhân gây trầm cảm ở nữ giới là gì? Phụ nữ dễ mắc trầm cảm vào thời điểm nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

 Những nguyên nhân nào gây trầm cảm ở nữ giới?

Những nguyên nhân nào gây trầm cảm ở nữ giới?

 

Những nguyên nhân nào gây ra trầm cảm ở nữ giới?

   Trầm cảm là căn bệnh gây ra nhiều gánh nặng về y tế và xã hội cho nhiều quốc gia trên thế giới. Theo các báo cáo, những ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh trầm cảm đứng thứ 2, chỉ sau các bệnh lý tim mạch. Số người mắc bệnh trầm cảm cũng đang có xu hướng tăng dần lên.

   Các nguyên nhân gây trầm cảm đa phần là giống nhau ở mọi đối tượng, nhưng có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng. Theo đó, một số yếu tố có thể gây ra trầm cảm ở nữ giới đã được biết đến là:

Yếu tố di truyền

   Cho dù là một bệnh tâm lý, nhưng trầm cảm cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Có nhiều gen tham gia vào quá trình tổng hợp, vận chuyển và tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh như: serotonindopamin. Nếu các gen đó không hoạt động đúng cách sẽ khiến nồng độ các dẫn truyền thần kinh này trong não bộ thấp hơn bình thường, làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm.

   Thực tế cũng cho thấy, những người sinh ra trong gia đình có ông bà, bố mẹ, anh chị em bị trầm cảm thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Rối loạn nội tiết tố

   Rối loạn nội tiết tố là một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này nhiều hơn hẳn so với nam giới. Trong suốt cuộc đời, nữ giới sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn mà nội tiết tố tăng lên rồi giảm xuống đột ngột, gây ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc, cũng như tâm sinh lý.

Do có tâm lý yếu hơn

   Trên thực tế, nữ giới thường dễ gặp phải nhiều vấn đề tâm lý hơn so với nam giới. Điều này có thể là do họ nhạy cảm hơn với các vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Nhìn chung, so với đàn ông, phụ nữ thường dễ bị căng thẳng, stress, lo lắng, dễ xúc động và nảy sinh các suy nghĩ tiêu cực.

   Do đó, nữ giới sẽ dễ mắc phải rối loạn lo âu, trầm cảm hơn khi sống cùng với người bị trầm cảm, hoặc trải qua những giai đoạn khó khăn như: Ly hôn, bị chồng hoặc người thân phản bội, mất người thân, mất việc, bị lừa đảo,...

 

Phụ nữ thường có tâm lý yếu và hay lo lắng, suy nghĩ nhiều

Phụ nữ thường có tâm lý yếu và hay lo lắng, suy nghĩ nhiều

 

Nguyên nhân xã hội

   Hiện nay, nữ giới phải chịu rất nhiều áp lực từ cuộc sống, công việc, tài chính, không thua kém gì nam giới. Nhiều người gặp nhiều khó khăn khi cân bằng thời gian cho công việc và gia đình cũng như khi đối diện với bất hòa trong các mối quan hệ.

   Bên cạnh đó, nữ giới còn là mục tiêu của lạm dụng tình dục, hay các vụ xâm hại tình dục, bạo hành về thể chất và tinh thần. Trải qua những cú sốc tinh thần này khiến nữ giới dễ mắc phải trầm cảm.

    Ngoài ra, một yếu tố khác có thể kể đến là ngày càng có nhiều bạn nữ có thói quen uống rượu, bia, hút thuốc lá điện tử, nghiện game,...

 

Những thời điểm nào trầm cảm ở nữ giới dễ phát triển?

   Những thời điểm mà bệnh trầm cảm ở nữ giới dễ phát triển thường có liên quan nhiều đến sự thay đổi nội tiết tố cùng với tác động từ môi trường bên ngoài. Theo đó, các thời điểm này có thể kể đến như:

Trầm cảm trong tuổi dậy thì

   Khi bước vào tuổi dậy thì, nội tiết tố của nữ giới sẽ tăng lên cao, kéo theo sự phát triển về thể chất như: Ngực trở nên lớn hơn, các đường cong trên cơ thể xuất hiện, lông trên cơ thể mọc nhiều hơn, nổi mụn trứng cá và bắt đầu có kinh nguyệt.

    Điều đáng chú ý là ở độ tuổi mới lớn, các em chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức để đối phó với những tác động từ môi trường. Vì vậy, nếu các em chịu nhiều áp lực, căng thẳng thì rất dễ trở nên hoang mang, lo lắng, sống khép kín hơn và dẫn đến trầm cảm.

 

 Nữ giới trong độ tuổi dậy thì dễ mắc chứng trầm cảm

Nữ giới trong độ tuổi dậy thì dễ mắc chứng trầm cảm

 

Trầm cảm trong quá trình mang thai và sau sinh

   Trong quá trình mang thai và sau sinh, nội tiết tố của nữ giới sẽ sụt giảm đột ngột khiến họ nhạy cảm, dễ xúc động và lo âu. Bên cạnh đó, trong thời gian này, sức khỏe nữ giới có thể bị giảm sút, dễ mệt mỏi, thường xuyên đau nhức cơ thể, tăng cân, mất ngủ,...

    Sau khi sinh, phụ nữ phải chăm sóc con nhỏ, khiến họ ngày càng mệt hơn. Một số phụ nữ còn không nhận được sự quan tâm, đồng cảm, giúp đỡ từ chồng và gia đình, thay vào đó là thái độ thờ ơ, thậm chí là mắng nhiếc. Chính những điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm lý, khiến họ buồn chán, tủi thân, bất lực,... cuối cùng là dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

   Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, chức năng của buồng trứng bắt đầu giảm, rồi ngừng hẳn. Nội tiết tố trong cơ thể nữ giới sẽ giảm đi dần dần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của họ.

   Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh có nhiều biểu hiện như: Hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực, đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa, dễ mất ngủ, dễ cáu gắt, nổi giận hơn so với bình thường. Đi kèm với đó là việc dễ mắc các bệnh lý như: Cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, thừa cân,...

    Không chỉ có vậy, ở độ tuổi này, phụ nữ có thể phải đối diện với sự ra đi của người thân (như ông bà, cha mẹ); hay con cái lập gia đình và có cuộc sống riêng, ít dành thời gian quan tâm, chăm sóc… Tất cả những điều này khiến cho nữ giới dễ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, buồn bực, chán nản, dẫn đến chứng trầm cảm.

 

Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cũng dễ bị trầm cảm

Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cũng dễ bị trầm cảm

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng trầm cảm ở nữ giới. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Những cách giúp bạn đối phó với việc bị miệt thị ngoại hình

Cách giúp bạn đối phó với việc bị miệt thị ngoại hình là dừng việc tự xấu hổ về cơ thể và tử tế với bản thân, nhìn vào điểm tích cực, và….

Trầm cảm ở tuổi dậy thì - Những điều mà cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Nguyên nhân gây trầm cảm ở tuổi dậy thì là do thay đổi hormone, áp lực học tập, gia đình không hạnh phúc, nghiện game, bạo lực học đường,...

Định kiến giới - Xiềng xích ngăn cản nam giới trầm cảm chia sẻ bệnh

Định kiến giới - Xiềng xích ngăn cản nam giới trầm cảm chia sẻ bệnh.

Ngủ quá nhiều và trầm cảm - Mối liên hệ và cách cải thiện

Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa ngủ quá nhiều và trầm cảm, cũng như có cách để cải thiện nó, mời bạn theo dõi bài viết sau đây!

Người trầm cảm có tự kh-ỏi được không?

“Người bị trầm cảm có tự khỏi được không?” - Đây là câu hỏi được nhiều bệnh nhân trầm cảm và người nhà họ thắc mắc. Vậy sự thật thì như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi