Mục lục [Ẩn]
Các biện pháp điều trị bệnh trầm cảm hiện nay thường là trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc tây y. Tùy từng mức độ bệnh, chuyên gia tâm lý sẽ chỉ định biện pháp phù hợp. Thế nhưng, không phải ai cũng đáp ứng với cách điều trị này. Dù họ uống thuốc đầy đủ nhưng các triệu chứng bệnh vẫn tiếp diễn. Đây chính là trầm cảm kháng trị.
Nguyên nhân gây trầm cảm kháng trị là gì?
Nguyên nhân gây trầm cảm kháng trị
Trầm cảm kháng trị là tình trạng mà một người đã được điều trị trầm cảm nhưng các triệu chứng bệnh vẫn không cải thiện. Thậm chí, một số biểu hiện còn trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm kháng trị bao gồm:
Vấn đề về sử dụng thuốc
Trầm cảm kháng trị thường bắt nguồn từ chính vấn đề sử dụng thuốc của bệnh nhân, bao gồm:
- Quên liều: Việc thường xuyên quên liều, bỏ liều có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị. Từ đó, các triệu chứng bệnh mãi không được cải thiện.
- Tương tác thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể xảy ra tương tác với các loại khác. Nếu người bệnh sử dụng chúng cùng lúc, nguy cơ quá liều hoặc gặp các tác dụng phụ khác rất cao.
- Ngừng thuốc đột ngột: Các loại thuốc chống trầm cảm cần thời gian để phát huy tác dụng. Việc dừng thuốc đột ngột sẽ làm quá trình điều trị thất bại. Thậm chí, người bệnh còn có nguy cơ mắc phải hội chứng cai thuốc rất nghiêm trọng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Các thuốc chống trầm cảm ít nhiều đều gây ra tác dụng không mong muốn. Và khi gặp những phản ứng bất lợi này, người bệnh thường khó chịu, tự ý ngừng thuốc đột ngột, khiến bệnh trầm cảm tiến triển nặng.
Người bệnh gặp tác dụng phụ của thuốc dễ ngừng thuốc đột ngột
- Dùng sai thuốc/sai liều lượng: Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc điều trị trầm cảm với liều lượng khác nhau. Nếu người bệnh không để ý, dùng sai thuốc hoặc sai liều lượng thì khả năng đáp ứng thuốc cũng không cao.
Chẩn đoán không chính xác
Một trong những nguyên nhân phổ biến thường gặp hiện nay khiến người bệnh không đáp ứng với điều trị là do chẩn đoán nhầm. Họ có các triệu chứng tương tự như trầm cảm nhưng có thể lại là rối loạn lưỡng cực hay các vấn đề khác.
Các yếu tố rủi ro khác
- Trầm cảm kéo dài: Những người bị trầm cảm nặng trong một thời gian dài có nguy cơ cao bị trầm cảm kháng trị.
- Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng: Những người có các triệu chứng trầm cảm rất nặng hoặc rất nhẹ đều khó đáp ứng tốt với thuốc tây y.
- Sử dụng rượu bia, chất kích thích: Những chất này vừa làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị trầm cảm, vừa tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ khác. Vì vậy, người sử dụng rượu bia, chất kích thích trong quá trình điều trị trầm cảm dễ tiến triển thành trầm cảm kháng trị.
- Các yếu tố khác: Những người có các tình trạng sức khỏe khác, ví dụ như lo lắng, rối loạn lo âu… cùng với trầm cảm đều khó đáp ứng tốt với thuốc tây y.
Trầm cảm kháng trị khiến các triệu chứng bệnh tiến triển xấu. Quá trình điều trị cũng gặp nhiều khó khăn.
Trầm cảm kháng trị phải làm sao?
Trầm cảm kháng trị phải làm sao?
Khi phát hiện bệnh nhân bị trầm cảm kháng trị, các chuyên gia sẽ điều chỉnh lại biện pháp trị liệu bao gồm:
Điều chỉnh chiến lược dùng thuốc
- Kéo dài thời gian của toa thuốc hiện tại: Thuốc tây y điều trị trầm cảm thường phải mất một khoảng thời gian để có tác dụng tốt và giảm bớt các tác dụng phụ. Bác sĩ sẽ dựa vào khả năng đáp ứng của mỗi người để điều chỉnh thời gian dùng thuốc phù hợp.
- Tăng liều thuốc đang dùng: Cơ thể mỗi người phản ứng với từng loại thuốc là khác nhau. Nếu liều lượng hiện tại, bạn đáp ứng chậm, bác sĩ sẽ chỉ định tăng thêm liều để đạt hiệu quả cao hơn.
- Thay đổi thuốc chống trầm cảm: Trên thực tế, có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm có thể được bác sĩ kê toa. Nếu thấy loại nào không hiệu quả, họ sẽ cân nhắc thử nghiệm một vài loại khác.
- Sử dụng thêm một số loại thuốc khác: Khi dùng 1-2 thuốc tây y mà triệu chứng bệnh không đỡ, bác sĩ sẽ kê kết hợp thêm một số loại khác để hiệp đồng tác dụng. Tất nhiên, họ đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ rồi mới chỉ định cho bệnh nhân.
Kết hợp dùng thuốc và trị liệu tâm lý
Bệnh trầm cảm xảy ra chủ yếu do người bệnh có khúc mắc trong lòng từ thời quá khứ. Trị liệu tâm lý sẽ giúp họ tháo gỡ khúc mắc đó, đồng thời hướng dẫn họ cách đối phó hiệu quả với những biến cố trong tương lai.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp biện pháp dùng thuốc tây y và trị liệu tâm lý để tăng hiệu quả điều trị.
Trị liệu tâm lý giúp người bệnh tháo gỡ khúc mắc trong lòng
Các phương pháp hỗ trợ tại nhà
Để vượt qua trầm cảm kháng trị, người bệnh nên:
- Bám sát kế hoạch điều trị: Bạn đừng bỏ qua bất kỳ buổi trị liệu nào với chuyên gia tâm lý. Ngay cả khi đã cảm thấy khỏe hơn, bạn cũng không nên ngừng thuốc đột ngột. Thay vào đó, bạn hãy tuân thủ đúng liệu trình điều trị và trao đổi với bác sĩ nếu xuất hiện phản ứng bất lợi nhé.
- Không uống rượu, bia, chất kích thích.
- Quản lý căng thẳng: Luôn suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực, lạc quan. Nếu có căng thẳng, stress, bạn nên giải tỏa tinh thần bằng cách yoga, chánh niệm, liệu pháp mùi hương hay viết nhật ký…
- Ngủ đủ giấc, ngủ sâu ngủ ngon giấc, không thức khuya
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tích cực bổ sung các loại rau củ quả tươi, đa dạng.
- Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên tập luyện ở nơi có nhiều cây xanh kết hợp tắm nắng mỗi buổi sáng.
- Sử dụng BoniBrain của Mỹ: BoniBrain có cơ chế tác dụng tương đối giống với các loại thuốc chống trầm cảm là kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc như dopamin, serotonin. Từ đó, sản phẩm giúp thư giãn tinh thần, tạo cảm giác sảng khoái, vui vẻ, hạnh phúc. Đặc biệt, thành phần trong BoniBrain hoàn toàn từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nguyên nhân và cách khắc phục trầm cảm kháng trị. Tình trạng này là dạng bệnh trầm cảm mức độ nặng hơn nhưng không phải không khắc phục được. Nếu có khó khăn gì, mời bạn liên hệ đến tổng đài 0243 760 6666 để các chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập